Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? 3 biến chứng

Cập nhật 05/01/2025

60

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bàn chân bẹt là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy trẻ nhỏ bị bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến việc đi lại của trẻ nhỏ hay không? Cùng MEDIPLUS giải quyết các vấn đề trên qua bài viết sau đây. 

1. Tình trạng bàn chân bẹt là gì? Các nguyên nhân gây lên

Tình trạng bàn chân bẹt là gì

Bàn chân bẹt là tình trạng bất thường ở cấu trúc bàn chân, trong đó gan bàn chân bằng phẳng, không có độ lõm tự nhiên. Điều này khiến bàn chân tiếp xúc hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn với mặt đất.

Bàn chân bẹt là tình trạng bất thường ở cấu trúc bàn chân

Bàn chân bẹt là tình trạng bất thường ở cấu trúc bàn chân

Các nguyên nhân gây lên

Để biết tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không, cùng xem qua các nguyên nhân gây nên tình trạng này:

  • Yếu tố di truyền: Bàn chân bẹt có tính chất di truyền. Nếu một người trong gia đình bị, khả năng cao các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc. 
  • Phát triển bất thường: Khi cơ, gân, và xương ở chân không phát triển đúng cách trong quá trình lớn lên, vòm bàn chân không được hình thành hoặc bị suy yếu. Có thể do bất thường từ khi sinh hoặc yếu tố môi trường trong quá trình phát triển.
  • Chấn thương chân: Các chấn thương nghiêm trọng, đặc biệt ở mắt cá chân, có thể làm hỏng hoặc suy yếu các gân và cơ hỗ trợ vòm chân. Ví dụ: đứt gân chày sau, chấn thương dây chằng hoặc gãy xương chân.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cấu trúc và chức năng của bàn chân, bao gồm: Bại não; Bệnh lý cơ xương khớp; Bệnh tiểu đường
  • Sử dụng giày không phù hợp: Việc đi giày không hỗ trợ vòm bàn chân trong thời gian dài có thể gây căng thẳng lên các cơ và gân, làm yếu dần cấu trúc vòm chân. Đặc biệt phổ biến ở trẻ em khi đi giày quá mềm hoặc không đúng kích cỡ.
  • Quá trình lão hóa: Ở người cao tuổi, cơ và mô mềm mất dần tính đàn hồi, đồng thời sức mạnh hỗ trợ của dây chằng cũng giảm. Điều này dẫn đến tình trạng sụp vòm chân, gây ra bàn chân bẹt.

2. Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? 3 biến chứng 

Bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không? Có biến chứng gì hay không? Bàn chân bẹt có thể không gây nhiều triệu chứng khó chịu ngay lập tức, nhưng nếu không can thiệp sớm, tình trạng này có thể gây biến dạng cấu trúc xương khớp và dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm của bàn chân bẹt: 

Viêm khớp mắt cá chân

Mắt cá chân là bộ phận chịu tác động trực tiếp từ lực phản hồi của mặt đất khi vòm chân không phát triển bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể:

  • Gây tổn thương khớp.
  • Làm hỏng các mô mềm ở xung quanh khu vực mắt cá chân.
  • Dẫn đến viêm, ảnh hưởng đến chức năng vận động và gây đau nhức kéo dài.
Bàn chân bẹt gây viêm khớp mắt cá chân

Bàn chân bẹt gây viêm khớp mắt cá chân

Nếu bạn còn thắc mắc trẻ bị bàn chân bẹt có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Tình trạng này không được điều trị sớm sẽ làm viêm khớp mắt cá chân của trẻ. 

Thoái hóa khớp gối

Ở người bị bàn chân bẹt, cấu trúc xương cổ chân thường có xu hướng xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài. Sự bất thường này gây mất cân đối trong việc phân bổ lực khi di chuyển, tạo áp lực không đồng đều lên các cấu trúc xương khớp khác, đặc biệt là khớp gối. Hệ quả là các khớp gối phải làm việc quá mức để bù đắp sự thiếu ổn định của bàn chân, từ đó dễ dẫn đến viêm và thoái hóa.

Nếu tình trạng bàn chân bẹt không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng, gây thoái hóa khớp gối ngay cả ở những người trẻ tuổi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà còn gây ra các biến chứng nặng nề hơn, như đau mãn tính hoặc hạn chế vận động.

Cong vẹo cột sống

Bàn chân bẹt có thể gây biến dạng cấu trúc xương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, bao gồm:

  • Làm cột sống phát triển bất thường, dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống.
  • Tình trạng cong vẹo lâu dài gây cản trở trong công việc, sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Việc can thiệp sớm để điều chỉnh bàn chân bẹt là cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng này.

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Bàn chân bẹt có thể làm cong vẹo cột sống

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Bàn chân bẹt có thể làm cong vẹo cột sống

Một số vấn đề ít gặp khác

Bàn chân bẹt không chỉ gây ra các vấn đề như cong vẹo cột sống hay đau khớp gối, mà còn dẫn đến nhiều biến chứng khác nếu không được can thiệp kịp thời:

  • Biến dạng ngón chân: Bao gồm ngón chân cái lệch hoặc ngón chân hình búa.
  • Viêm cân gan chân: Tình trạng viêm đau ở lớp mô nối liền gót chân và các ngón chân.
  • Viêm gân Achilles: Đây là biến chứng nghiêm trọng liên quan đến gân gót chân, gây đau và hạn chế vận động.
  • Viêm bao hoạt dịch ngón cái: Làm sưng đau và hạn chế cử động ngón chân cái.

Ngoài những vấn đề y khoa, bàn chân bẹt còn làm thay đổi dáng đi tổng thể của người bệnh. Sự bất thường này không chỉ gây khó khăn trong vận động mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc những người dễ bị tổn thương bởi ý kiến từ xã hội. Việc can thiệp sớm không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến tinh thần của người bệnh.

3. Nhận biết và phát hiện trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không đã phần nào được giải đáp ở trên. Để nhận biết trẻ có bị bàn chân bẹt không, phụ huynh cần quan sát các dấu hiệu như sau: 

  • Mất vòm chân: Đây là biểu hiện rõ rệt, khi không có vòm chân tự nhiên, khiến mặt bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
  • Đau: Đau ở bàn chân, đặc biệt sau khi hoạt động lâu hoặc đi bộ nhiều. Nguyên nhân là do sự mất khả năng hấp thụ lực của vòm chân, khiến các mô và cơ trong chân phải làm việc vất vả hơn.
  • Sưng và viêm: Bàn chân bẹt có thể gây sưng và viêm ở các điểm tiếp xúc lâu dài, như mặt trong bàn chân hoặc khớp mắt cá chân.
  • Khó khăn trong việc tìm giày phù hợp: Hình dạng bất thường của bàn chân khiến việc tìm giày vừa vặn trở nên khó khăn.
Nhận biết bàn chân bẹt qua nhiều dấu hiệu khác nhau

Nhận biết bàn chân bẹt qua nhiều dấu hiệu khác nhau

4. Khắc phục và điều trị bàn chân bẹt như thế nào?

Điều trị nội khoa (không xâm lấn)

Để điều trị tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ, phụ huynh có thể điều trị nội khoa cho bé. Các phương pháp điều trị nội khoa thường được áp dụng gồm có: 

  • Dùng thuốc: Người bệnh có thể được kê đơn thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm đau và viêm.
  • Dụng cụ chỉnh hình: Sử dụng dụng cụ chỉnh hình trong vài tuần hoặc vài tháng giúp bàn chân thích nghi và giảm đau, khó chịu. Một số trường hợp có thể cần dùng dụng cụ suốt đời nếu tình trạng không cải thiện.
  • Tập vật lý trị liệu: Các bài tập như xếp đồ vật bằng ngón chân, nhặt viên bi hoặc viết số trên cát giúp tăng cường linh hoạt cho bàn chân. Luyện các bài tập kéo căng giúp kéo dài cơ bắp và gân gót chân, giảm căng cứng khi di chuyển. Tập yoga để tăng cường cơ bắp chân và gân gót chân.

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Đối với những trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc có triệu chứng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật có thể giúp giảm đau, tạo vòm bàn chân mới và cải thiện chức năng bàn chân.

Do các vị trí đau của bàn chân bẹt thường khác nhau, phương pháp phẫu thuật được lựa chọn sẽ tùy vào đánh giá của bác sĩ và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Phẫu thuật cũng phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ triệu chứng và mức độ dị dạng cấu trúc của bàn chân. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng nhiều hiện nay:

  • Phẫu thuật tái tạo bàn chân: Tái tạo hoặc điều chỉnh các gân, cơ, xương và hợp nhất các khớp để bàn chân có cấu trúc gần giống bàn chân bình thường.
  • Phẫu thuật chỉnh, kéo dài, ghép xương: Bác sĩ có thể ghép xương, kéo dài xương gót, hoặc cắt và kết hợp xương bàn chân để hỗ trợ hình thành vòm chân và điều chỉnh bàn chân bẹt.
Phẫu thuật để điều trị bàn chân bẹt

Phẫu thuật để điều trị bàn chân bẹt

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để đạt được phục hồi đầy đủ và cải thiện chức năng bàn chân.

5. Phòng ngừa hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ thế nào?

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý vài điều như sau: 

  • Giữ cân nặng phù hợp để giảm đau cho bàn chân.
  • Tránh cho trẻ mang dép tông hay sandal khi ra ngoài, vì đế của những kiểu giày này thường phẳng và cứng, có thể cản trở sự hình thành lõm bàn chân.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ sức khỏe cơ bàn chân và dây chằng, giúp hình thành vòm bàn chân.
Chăm sóc trẻ thật tốt để phòng ngừa tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ

Chăm sóc trẻ thật tốt để phòng ngừa tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ

Ngoài ra, phụ huynh nên cho bé đi khám ngay khi thấy con em mình có các triệu chứng đáng chú ý như sau: 

  • Khó khăn khi giữ cân bằng khi di chuyển.
  • Đau khi đi lại.
  • Cứng và đau bàn chân.
  • Vòm chân của bé bị xẹp.

6. Khám bàn chân bẹt cho trẻ ở đâu?

Phụ huynh nên cho bé đi khám khi thấy bé có các dấu hiệu bàn chân bẹt. MEDIPLUS là địa chỉ khám bàn chân bẹt cho trẻ uy tín tại Hà Nội. Tổ hợp y tế MEDIPLUS được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn là nhờ vào các yếu tố như sau: 

  • Đầu tư trang thiết bị hiện đại: MEDIPLUS sở hữu trang thiết bị hiện đại, bao gồm: Máy đo mật độ xương bằng tia X GE: Cung cấp hình ảnh rõ nét của xương như cột sống thắt lưng và hông, quá trình nhanh chóng, không xâm lấn và không cần chuẩn bị đặc biệt; Máy siêu âm cầm tay CLARIUS: Không sử dụng bức xạ ion hóa, bảo vệ sức khỏe khách hàng, hình ảnh sắc nét, tương đương MRI hoặc CT, thiết kế gọn nhẹ giúp thăm khám nhanh chóng. MEDIPLUS còn sử dụng các thiết bị hỗ trợ khác như máy siêu âm, X-quang, CT, MRI để đảm bảo chẩn đoán chính xác.
  • Bác sĩ có chuyên môn vững chắc: MEDIPLUS có đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao như:

– Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Lê Quốc Việt: Hơn 35 năm kinh nghiệm, từng là Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện E, hiện là Giám đốc chuyên môn tại MEDIPLUS;

– Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Liễu: Hơn 25 năm kinh nghiệm, Phó giám đốc Trung tâm Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai, hiện là Cố vấn chuyên môn tại MEDIPLUS;

– Cùng nhiều Bác sĩ giỏi khác,…

  • Dịch vụ y tế tận tâm, chuyên nghiệp: Vòng tay định danh cá nhân giúp thay thế giấy tờ, loại bỏ thủ tục khám bệnh rườm rà. Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc. Kết quả được lưu trữ trên app MEDI+, khách hàng có thể truy cập bất cứ lúc nào.
  • Chi phí hợp lý: Chi phí khám và điều trị bàn chân bẹt cho bé rất hợp lý, có nhiều gói khám giúp phụ huynh có thể cân đối tài chính để trị bệnh cho con em của mình. 
Khám và điều trị bàn chân bẹt cho bé tại MEDIPLUS

Khám và điều trị bàn chân bẹt cho bé tại MEDIPLUS

Bài viết của MEDIPLUS cũng giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Có để lại biến chứng nào không? Khi thấy trẻ nhỏ có các dấu hiệu của bệnh bàn chân bẹt, nên cho bé đi khám để được điều trị sớm. 

**Lưu ý: Bài viết là chia sẻ kiến thức, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đo loãng xương ở đâu tốt nhất? Top 5 địa chỉ đo loãng xương uy tín

    Đo loãng xương ở đâu là câu hỏi của nhiều người bị loãng xương hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Bài viết này sẽ giới…

    23 Th2, 2024
    2.6K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Nguyên nhân của bệnh loãng xương: Những điều bạn chưa biết

    Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương.…

    16 Th2, 2024
    580

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh loãng xương nên ăn gì? Thực phẩm nào tốt cho xương khỏe

    Bệnh loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, gây ra hiện tượng xương bị xốp, yếu và dễ gãy. Để…

    28 Th2, 2024
    651

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì? 5 Lời khuyên

    Bên cạnh việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh thoái hóa cột sống phục hồi nhanh…

    29 Th11, 2024
    92

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám