Bệnh gout có ăn được tỏi không? Lưu ý khi dùng tỏi đen chữa Gút

Cập nhật 10/05/2023

9.6K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bệnh gout là bệnh viêm khớp thường gặp do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn cũng cần được cân nhắc đối với người bệnh gout. Bệnh gout có ăn tỏi được không cũng là một trong những vấn đề quan tâm của nhiều người. Cùng theo dõi chia sẻ từ MEDIPLUS qua bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh gout

Bệnh gout (hay còn được gọi là bệnh thống phong) là bệnh lý về khớp do vấn đề rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do acid uric tăng cao trong máu (do purin bị rối loạn chuyển hóa trong thận, khiến thận không thể lọc được acid uric trong máu và đào thải qua nước tiểu) gây lắng đọng tinh thể urat tại khớp và các mô xung quanh dẫn đến tình trạng viêm khớp cấp tính hoặc mãn tính tái phát.

Các tinh thể urat kết tủa trong và xung quanh khớp, gây nên viêm khớp

Các tinh thể urat kết tủa trong và xung quanh khớp, gây nên viêm khớp

Bệnh gout có thể ảnh hưởng đến tất cả lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, bệnh phổ biến ở nam giới trong độ tuổi 30-50 và phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh, ít gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi. Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng có nguy cơ cao bị gout:

  • Người có tiền sử gia đình bị bệnh gout.
  • Các trường hợp bị bệnh do lối sống không lành mạnh, lạm dụng bia rượu và ăn nhiều các loại thịt đỏ (chứa nhiều purin).
  • Đối tượng sử dụng thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như thuốc lợi tiểu, thuốc chứa salicylate,…
  • Người bị thừa cân, béo phì, có các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, tiểu đường,… Bệnh nhân bị suy thận và có các bệnh lý liên quan đến thận làm ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ chất thải của cơ thể, tích tụ acid uric.

Người bị bệnh gout thường có các triệu chứng: xuất hiện cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón tay, khớp ngón chân, đầu gối; kèm theo đó sẽ có hiện tượng đỏ, sưng tấy. Một số trường hợp người bệnh thậm chí còn không đi lại được do quá đau. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể không cử động các khớp bình thường.

Bệnh gout có ăn được tỏi không?

Trong tỏi chứa 0,1-0,36% tinh dầu, 90% lưu huỳnh và allicin – một hợp chất chống oxy hóa có vai trò loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu. Đồng thời, allicin còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, cản trở hoạt động của các gốc tự do, từ đó phòng ngừa mụn trứng cá và các vấn đề về da. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý thành phần này không ổn định và chỉ chứa trong tỏi đã được cắt nhỏ hoặc nghiền nát.

Bên cạnh đó, 2 thành phần germanium và selen chứa trong tỏi cũng giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư, nhất là ung thư đường ruột nhờ có thành phần. Đây là 2 hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa đột biến tế bào trong cơ thể, hạn chế sự hình thành các gốc tự do, từ đó hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Ngoài ra, trong tỏi còn chứa Diallyl sulfide – hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh và làm chậm tốc độ tăng trưởng, giảm kích thước khối u.

Chính vì thế, bổ sung tỏi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Vậy bệnh gout ăn tỏi được không? Nhờ có chứa nhiều thành phần có tác dụng chống oxy hóa cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, tỏi được xem là một loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh gout, đặc biệt là tỏi đen.

Bản chất của tỏi đen là tỏi trắng đã được lên men trong điều kiện nhiệt độ từ 60-90 độ C và độ ẩm dao động từ 80-90 độ. Thời gian lên men sẽ kéo dài trong vòng 30-60 ngày. Chính vì thế, hàm lượng hoạt chất trong tỏi đen sẽ tăng lên rất nhiều so với tỏi trắng, cụ thể:

  • Trong tỏi đen, lượng chất béo giảm xuống đáng kể; thay vào đó lượng sắt, canxi, selen, kẽm, magie tăng lên nhiều; thành phần các vitamin B1, B6 tăng lên gấp hai lần so với tỏi trắng.
  • Hàm lượng polyphenol trong tỏi đen tăng lên 0,5-2% trọng lượng khô của tỏi. Đây là chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng giúp làm giảm những tổn thương do các gốc tự do của cơ thể gây nên.
  • Đặc biệt trong tỏi đen còn chứa hợp chất diallyl sulfide có khả năng kháng khuẩn mạnh, từ đó sẽ giúp phòng ngừa nhiễm trùng  tại các vị trí viêm an toàn, hiệu quả.
  • Các thành phần như lycosides, alkaloid, flavonoid,… trong tỏi đen có tác dụng ức chế quá trình hình thành acid uric, từ đó giảm tích tụ tinh thể urat tại khớp, cải thiện tình trạng sưng đau do gout.

Ngoài ra, lượng kali trong tỏi đen còn có tác dụng lợi tiểu, qua đó thận sẽ tăng cường lọc và đào thải nước tiểu chứa acid uric ra ngoài. Nhờ vậy, cơ thể cân bằng lượng acid uric trong máu và ngăn ngừa bệnh gout tiến triển nặng. Chính vì thế, tỏi đen nói riêng và các loại tỏi khác nói chung đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gout an toàn, hiệu quả.

>>>Có thể bạn quan tâm: Bệnh gout nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Tỏi đen hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả

Tỏi đen hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả

Ăn tỏi như thế nào cho đúng để chữa bệnh gout?

Tỏi đen có thể được sử dụng theo nhiều cách như ngâm với rượu (tốt nhất là nếp nguyên chất, không có cồn, nên sử dụng một lần/ngày, mỗi lần uống khoảng 50ml); tỏi đen cũng có thể được ngâm với mật ong (có tác dụng điều trị chứng bệnh rất hiệu quả, đặc biệt với trẻ em) hoặc có thể ép lấy nước tỏi đen và chế biến thành các món ăn khác nhau.

Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi đen trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Trước khi sử dụng tỏi đen, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để việc sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất.

Liều lượng sử dụng tỏi đen còn tùy thuộc vào từng đối tượng, độ tuổi khác nhau:

  • Người từ 55 tuổi trở lên nên sử dụng 1 đến 2 củ tỏi đen mỗi ngày.
  • Người trên 18 đến dưới 55 tuổi sử dụng 2 đến 3 củ tỏi đen/ngày.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi (1-18 tuổi) nên sử dụng 1-2 củ tỏi đen/ngày. Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi chỉ nên sử dụng 1 củ tỏi đen một ngày để tránh dẫn tới bị táo bón (nếu sử dụng nhiều hơn).
  • Phụ nữ mang thai (từ 3 tháng trở lên) có thể sử dụng 1 củ tỏi đen/ngày, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số lưu ý khi dùng tỏi đen chữa gout

Tỏi đen cần được sử dụng đều đặn và đúng liều lượng (không quá 3-5gam/ngày) để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh gout.

Sau 3 ngày ăn tỏi đen, người bệnh có thể thấy phân khác thường (nhão và có màu đục) thì không cần quá lo lắng, bởi tình trạng này do cơ thể đang bài tiết các chất độc ra ngoài, chỉ sau vài ngày lại trở về bình thường.

Để tỏi đen phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng vào lúc đói, có thể ăn vào sáng sớm.

Với trẻ em dưới 6 tuổi chú ý sử dụng không quá một củ/ngày bởi sử dụng nhiều hơn có thể gây táo bón.

Trường hợp phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi đen.

Sau 2 tuần dùng tỏi đen để điều trị gout, khi kiểm tra sẽ thấy nồng độ acid uric trong máu giảm. Tuy nhiên chỉ số này sẽ ổn định sau 3-4 tuần.

Bệnh gout ăn tỏi được không? Câu trả lời là có, tỏi như một “thần dược” mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người và cả với những bệnh nhân gout. Gout là bệnh lý từ ăn uống nên cần phải trị cùng ăn uống để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

1/5 - (1 bình chọn)

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Sau mổ cột sống nên ăn gì, kiêng gì để sớm hồi phục?

    Nên ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm, cột sống là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều. Chăm sóc sau mổ bắt vít…

    25 Th12, 2024
    128

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Ung thư cột sống: 2 Nguyên nhân và 4 Cách điều trị

    Các cơn đau lưng nghiêm trọng có dẫn đến ung thư cột sống hay không là băn khoăn được rất nhiều người bệnh xương khớp…

    29 Th11, 2024
    118

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu: Bí quyết từ thiên nhiên

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có thực sự hiệu quả? Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý thường gặp ở người…

    04 Th3, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    U cột sống có nguy hiểm không: 3 nguyên nhân, 2 cách điều trị

    U cột sống có nguy hiểm không? Căn bệnh này có anh hưởng như thế nào tới sức khỏe của người bệnh? Nên điều trị…

    25 Th12, 2024
    233

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám