1.3K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Anh T.V.A năm nay 50 tuổi, hiện đang công tác tại Hà Nội, đã mắc bệnh gout từ gần 2 năm nay. Những cơn đau dai dẳng của gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả làm việc và sinh hoạt hàng ngày khiến anh rất khổ tâm. Mong muốn hiểu hơn về bệnh tình của mình, anh T.V.A có gửi câu hỏi đến hộp thư MEDIPLUS: “Bệnh gout có chữa được không?” Theo dõi chia sẻ của TS. BSCKII Lê Quốc Việt – Giám đốc chuyên môn MEDIPLUS qua bài viết dưới đây!
Bệnh gout có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người
Gout (hay gút) là bệnh viêm khớp tinh thể điển hình nằm trong nhóm bệnh Cơ – Xương – Khớp, có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là nam giới từ độ tuổi trung niên (40 tuổi) trở lên. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm sưng khớp do nồng độ acid uric trong máu quá cao và không được đào thải.
Các acid uric lắng đọng thành các tinh thể sodium urate monohydrate có hình dạng sắc nhọn, tập trung tại khớp và mô mềm quanh khớp. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động, đi lại và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Không còn là “bệnh của người giàu”, gout ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa trong xã hội. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2020, tần suất mắc bệnh gout vào khoảng 0,1-0,2% tổng số bệnh nói chung, chiếm 0,4-5% tổng số bệnh về khớp. Trong đó, 96% bệnh nhân là nam giới, 38% ở độ tuổi trên 40 và 75% người bệnh nằm trong độ tuổi lao động.
Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, dùng thuốc và một số bệnh lý mãn tính là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh gout. Bản chất bệnh gout được hình thành là do sự rối loạn tổng hợp, chuyển hóa và đào thải acid uric trong máu. Theo đó:
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gout
>>> Xem thêm:
Bệnh gout nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như hỏng khớp, biến dạng khớp, đau mãn tính, bất động. Bên cạnh đó, nồng độ acid uric tăng cao dẫn đến nguy cơ sỏi thận và suy giảm chức năng thận.
Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân gout bị sỏi thận do tích tụ tinh thể urat và canxi kéo dài. Biến chứng suy thận thường gặp ở bệnh nhân có thể tophi (gout giai đoạn 4), tiến triển chậm và là nguy cơ gây tử vong.
Ngoài ra, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ hoại tử khớp hoặc tàn phế trong trường hợp hạt tophi bị vỡ gây viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng và viêm khớp.
Mức độ nguy hiểm của bệnh gout tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh. Do đó, bệnh nhân gout cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để kiểm soát và ngăn ngừa gout tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Mức độ nguy hiểm của gout tùy vào giai đoạn và tình trạng bệnh
Trong quá trình điều trị bệnh gout, có rất nhiều yếu tố khiến nồng độ acid uric tăng cao bất thường, làm bệnh tiến triển nhanh hơn và trở nên khó kiểm soát. Do đó, người bệnh cần chủ động cải thiện và phòng tránh để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Chế độ ăn uống giàu đạm và purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…khiến hàm lượng purin tăng cao khó kiểm soát. Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin. Do đó, người bệnh gout nên hạn chế các loại thực phẩm này tránh nồng độ acid uric tăng quá cao, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Bên cạnh đó, uống rượu, bia trong thời gian dài có thể làm tăng sản xuất acid uric máu và giảm đào thải chất này ở thận. Một nghiên cứu cho thấy, có đến 75-84% bệnh nhân gout nặng có thói quen uống rượu, bia thường xuyên trong vòng 7-10 năm.
Ăn nhiều thịt đỏ và uống rượu bia thời gian dài làm bệnh gout tiến triển nặng
Người có tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, tim mạch, bệnh thận,…có nguy cơ bị bệnh gout nặng hơn so với những đối tượng khác. Nguyên nhân là do các bệnh này làm giảm khả năng đào thải acid uric khiến cho lượng acid uric máu tăng cao.
Song song với đó, việc dùng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu (Thiazide, Furosemide), Aspirin, thuốc chống lao (Pyrazynamide),… cũng gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoặc bài tiết acid uric, khiến chất này tích lũy ở nồng độ cao trong máu. Do đó, bệnh nhân gout cần thông báo và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đã và đang sử dụng các loại thuốc này.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh gout cần tuân thủ theo phác đồ điều trị
Ngoài ra, bệnh nhân béo phì (BMI >25) hoặc mắc bệnh mỡ máu,… có nguy cơ tiến triển bệnh gout nặng gấp 5 lần so với người bình thường. Điều này là do nồng độ chất béo trong cơ thể cao làm tăng lượng acid uric được chuyển hóa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng dễ bị viêm nhiễm hơn do các tế bào chất béo sản xuất cytokine gây viêm.
Nếu người bệnh đang tiềm ẩn những yếu tố làm bệnh gout tiến triển nặng kể trên, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng điều chỉnh phác đồ phù hợp. Đồng thời cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và chủ động xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát bệnh gout tốt hơn.
Anh V.A và nhiều bệnh nhân gout băn khoăn không biết liệu “Bệnh gout có chữa được không?” Tiến sĩ Bác sĩ Lê Quốc Việt cho biết gout là bệnh lý xương khớp mãn tính, thường khó có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được thông qua điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày.
Việc hạ nồng độ acid uric đóng vai trò rất quan trọng để làm chậm các diễn biến phức tạp của bệnh. Đây là nguyên tắc tiên quyết hiện nay trong điều trị bệnh gout. Người bệnh gout cần phải thay đổi chế độ ăn, lối sống sinh hoạt và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm đạt hiệu quả điều trị cao.
Một số thuốc điều trị bệnh gout đầu tay được các bác sĩ kê đơn hiện nay gồm:
*Lưu ý: Người bệnh gout tuyệt đối không được mua thuốc hoặc tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Nếu dùng thuốc điều trị gout trong thời gian dài, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để có sự điều chỉnh và thay đổi hợp lý về liều lượng sao cho phù hợp với tiến triển của bệnh.
Thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Ngoài ra, việc thay đổi thói quen và lối sống sinh hoạt trong quá trình điều trị bệnh gout là rất cần thiết:
Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học để điều trị tốt bệnh gout
Hy vọng bài viết này đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi Bệnh gout có chữa được không. Nên chủ động thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm để cải thiện và ngăn ngừa quá trình tiến triển của bệnh. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc Fanpage Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!
*Bài viết chia sẻ mang tính tham khảo thêm, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Vôi cột sống là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi, gây ra các triệu chứng…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Đau thắt lưng và cột sống cổ là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Yoga là…
Một vấn đề phổ biến mà chúng ta hay gặp phải đó là tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng. Đôi khi, đau…
Tình trạng cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi có thể do thói quen hoạt động và đời sống sinh hoạt của người bệnh…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.