639
Tác giả:Phạm Quang Nam
•
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Các đợt tấn công của bệnh gout thường xuất hiện vào ban đêm, gây sưng và đau nhức dữ dội trong vòng 12-24 giờ, thậm chí việc chạm nhẹ cũng gây đau. Vậy liệu bệnh gout có chữa khỏi được không? Hãy cùng Tổ hợp Y tế Mediplus tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Gout là một loại viêm khớp thường gặp, bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa purin, gây tăng axit uric trong máu (theo wiki) và dẫn đến việc tích tụ các tinh thể urat tại khớp, gây viêm. Ngoài khớp, các tinh thể urat còn có thể lắng đọng ở thận, tĩnh mạch, động mạch, và mạch máu trong tim, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp, loạn nhịp tim, suy tim, tai biến, và đột quỵ.
Tại Việt Nam, hàng triệu người mắc gout, trong đó 95% là nam giới trung niên.
Bệnh gout có thể chữa khỏi không còn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển bệnh. Bệnh gout thường tiến triển qua hai giai đoạn: cấp tính và mạn tính, với từng giai đoạn yêu cầu mục tiêu điều trị khác nhau.
Bệnh gout là gì?
Trong giai đoạn này, các tinh thể urat sắc nhọn tích tụ và cọ xát vào màng khớp, gây sưng, đỏ và đau nhức. Các cơn gout cấp có thể bùng phát khi người bệnh căng thẳng, tiêu thụ quá nhiều bia rượu hoặc ăn thực phẩm giàu đạm. Ở giai đoạn này, việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm có thể giúp giảm sưng và giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, do nguy cơ tái phát cao, người bệnh cần duy trì kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu để ngăn ngừa các đợt gout cấp tiếp theo.
Trong giai đoạn này, các hạt Tophi bắt đầu hình thành quanh các khớp, thậm chí có thể xuất hiện trong thận, mô và cơ. Điều trị gout mạn tính đòi hỏi phải kiểm soát nồng độ axit uric trong máu ở mức an toàn (dưới 360 μmol/l (60 mg/l) nếu chưa có hạt Tophi và dưới 320 μmol/l (50 mg/l) khi đã xuất hiện hạt Tophi). Vì vậy, quá trình điều trị cần được duy trì lâu dài và liên tục để đạt hiệu quả kiểm soát bệnh tốt nhất.
Bệnh gout mạn tính
Bệnh gout xảy ra khi muối urat trong huyết thanh tích tụ quá mức trong cơ thể sau thời gian dài, dẫn đến sự hình thành các tinh thể hình kim tại và xung quanh các khớp. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các khớp ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, đầu gối,… Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout, trong đó nổi bật nhất là 9 yếu tố sau:
Những ai thường xuyên tiêu thụ thịt đỏ có nguy cơ bị bệnh gout cao
Bệnh gout có nhiều dạng và phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn nặng, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, khớp sưng to gây khó khăn trong việc vận động, và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc bệnh gout có thể điều trị dứt điểm hay không là mối quan tâm của nhiều người.
Theo các chuyên gia, gout là bệnh liên quan đến quá trình chuyển hóa, khi acid uric không được đào thải hết sẽ tích tụ và gây ra bệnh. Vì vậy, việc chữa trị hoàn toàn bệnh gout là rất khó, hầu như không thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và kiểm soát tốt nồng độ axit uric, bệnh có thể không còn là nỗi lo ngại lớn. Người bệnh vẫn có thể sống bình thường mà không phải chịu đựng đau đớn hay bị ảnh hưởng nhiều từ bệnh. Trong số các loại viêm khớp, gout được xem là dễ kiểm soát nhất.
Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Xem thêm: Bệnh gout có hết không? 8 Lưu ý để cải thiện
Để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Đây là một phương pháp điều trị bệnh gout tại nhà hiệu quả và an toàn. Việc duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị gout. Người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá, và tôm, đồng thời hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn.
Nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống, có thể tiêu thụ trứng và thịt nhưng không quá 150g mỗi ngày. Ngoài ra, cần duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên và uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 – 2,5 lít, tùy vào nhu cầu của từng người).
Xem thêm: Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Hiện nay việc sử dụng thảo dược kết hợp trong điều trị gout đang trở thành xu hướng được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Một số thảo dược tiêu biểu có thể kể đến như Trạch tả, Hoàng bá, và Nhàu. Không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc đông y trị gout, các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã xác nhận công dụng của chúng trong việc giảm đau và hạ nồng độ acid uric trong máu.
Sử dụng thảo dược hoàng bá chữa gout
Hiện nay, có một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị bệnh gout, bao gồm:
Colchicin là một trong những thuốc được chỉ định để giảm đau và kháng viêm trong giai đoạn cấp của bệnh gout, với liều khuyến cáo là 1mg/ngày. Thuốc nên được sử dụng càng sớm càng tốt, lý tưởng là trong 12 giờ đầu khi cơn đau bắt đầu. Ngoài ra, có thể phối hợp Colchicin với thuốc giảm đau kháng viêm không steroid nếu không có chống chỉ định. Nếu người bệnh không phản ứng với hai loại thuốc này, bác sĩ có thể xem xét việc sử dụng corticoid. Tuy nhiên, corticoid chỉ nên được dùng trong thời gian ngắn và với liều lượng rất hạn chế.
Allopurinol là thuốc đầu tiên được bác sĩ chỉ định để giảm nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, sốt, đau đầu, hoặc gây dị ứng nặng trên da. Do đó, trước khi sử dụng Allopurinol, người bệnh nên làm xét nghiệm gen để loại trừ nguy cơ dị ứng. Nếu có gen dễ bị dị ứng với thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác an toàn hơn.
Ngoài ra nhóm thuốc tăng cường thải acid uric như Probenecid và Lesinurad cũng là lựa chọn thứ hai để hạ acid uric trong máu. Những loại thuốc này có khả năng tăng đào thải acid uric qua thận, vì vậy cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có sỏi thận và áp dụng các biện pháp kiềm hóa nước tiểu.
Sử dụng thuốc Allopurinol hạ acid uric trong máu
Tất cả các thuốc điều trị gout đều có thể kèm theo tác dụng phụ, do đó người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về các vấn đề sau trước khi bắt đầu điều trị:
Nếu không được điều trị hoặc kiểm soát đúng cách, bệnh gout có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính tophaceous trong khoảng 10 năm, dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng và khả năng tàn tật.
Các tinh thể acid uric có khả năng tích tụ và hình thành những hạt lớn có kích thước lên tới vài cm, được gọi là hạt Tophi. Phẫu thuật thường được chỉ định để loại bỏ những hạt này trong các trường hợp sau:
Chi phí phẫu thuật sẽ dao động tùy thuộc vào mức độ tổn thương và loại phẫu thuật cũng như khớp cần được điều trị.
Bệnh nhân có triệu chứng của bệnh gout nên lưu ý không chỉ về việc dùng thuốc mà còn cả thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Dưới đây là một vài điều cần lưu ý cho người bệnh gout trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày :
Bạn đang băn khoăn không biết bệnh gút có nguy hiểm đến tính mạng không? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout như nào? Để tìm ra câu trả lời chính xác về chế độ ăn uống phù hợp và liệu bệnh gout có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không, trước tiên người bệnh cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
Một thực đơn hợp lý cho người mắc bệnh gout cần chú trọng đến hai nhóm thực phẩm: những loại nên ăn và những loại nên tránh.
Người bệnh gout nên uống nhiều nước mỗi ngày
Thực phẩm nên ăn:
Thực phẩm không nên ăn:
Bệnh gout hình thành một phần do lối sống không lành mạnh của người bệnh. Để hỗ trợ việc điều trị bệnh gout, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Thường xuyên tập thể dục giúp kiểm soát tình trạng bệnh gout hiệu quả
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh gout, nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng đau khớp bằng cách duy trì nồng độ acid uric ổn định trong máu. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và nhận phương pháp điều trị thích hợp, nhằm ngăn ngừa bệnh phát triển nặng.
Hy vọng thông tin từ Tổ hợp Y tế Mediplus đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gout có chữa khỏi được không. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn đặt lịch khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.3366 để nhận được sự hỗ trợ chi tiết!
**Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, điều trị y khoa.
Đặt lịch khám bệnh
Chọn cơ sở khám(*)MEDIPLUS TÂN MAI
← Quay lại
Chọn loại dịch vụ khám Khám trong giờKhám ngoài giờKhám online
Chọn chuyên khoaGói khám sức khỏe tầm soát cho nam - gói cơ bản - Gói khám sức khỏe tầm soát cho nam - gói cơ bảnGói khám tầm soát nâng cao cho nam giới - Gói khám tầm soát nâng cao cho nam giớiGói khám sức khỏe tầm soát cho nữ - gói cơ bản - Gói khám sức khỏe tầm soát cho nữ - gói cơ bảnGói khám sức khỏe nâng cao cho nữ - Gói khám sức khỏe nâng cao cho nữGói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng cao - Gói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng caoGói tầm soát ung thư phổi - Gói tầm soát ung thư phổiGói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa - Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóaGói khám sức khỏe cơ xương khớp nâng cao - Gói khám sức khỏe cơ xương khớp nâng caoGói khám nâng cao doanh nghiệp - Gói khám nâng cao doanh nghiệpGói khám cơ bản cho doanh nghiệp - Gói khám cơ bản cho doanh nghiệpGói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng cao - Gói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng caoDịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho cá nhân - Dịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho cá nhânDịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho doanh nghiệp - Dịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho doanh nghiệpDịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho doanh nghiệp - Dịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho doanh nghiệpGói tầm soát ung thư vú- Mediplus - Gói tầm soát ung thư vú- MediplusGói tầm soát ung thư cổ tử cung - buồng trứng - Gói tầm soát ung thư cổ tử cung - buồng trứngGói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (không triệu chứng) - Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (không triệu chứng)Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nhẹ) - Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nhẹ)Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nặng) - Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nặng)Dịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho cá nhân - Dịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho cá nhânGói khám Nam khoa học đường - Gói khám Nam khoa học đườngGói khám Rối loạn sinh lý nam Hậu Covid - Gói khám Rối loạn sinh lý nam Hậu CovidGói tầm soát đột quỵ - Gói tầm soát đột quỵGói khám tầm soát cơ bản hệ tiêu hóa gan mật - Gói khám tầm soát cơ bản hệ tiêu hóa gan mậtGói tầm soát nâng cao hệ tiêu hóa gan mật - Gói tầm soát nâng cao hệ tiêu hóa gan mậtGói khám sức khỏe trẻ em từ 0-6 tuổi - Gói khám sức khỏe trẻ em từ 0-6 tuổiGói tổng quát cơ bản cho nam giới dưới 50 tuổi - Gói tổng quát cơ bản cho nam giới dưới 50 tuổiGói tổng quát cơ bản cho nam giới trên 50 tuổi - Gói tổng quát cơ bản cho nam giới trên 50 tuổiGói tổng quát cơ bản cho nữ giới dưới 50 tuổi - Gói tổng quát cơ bản cho nữ giới dưới 50 tuổiGói khám sức khỏe chuyên sâu cho Nam giới - Gói khám sức khỏe chuyên sâu cho Nam giớiGói khám cơ bản cho nữ trên 50 tuổi - Gói khám cơ bản cho nữ trên 50 tuổiGói khám sức khỏe chuyên sâu cho nữ - Gói khám sức khỏe chuyên sâu cho nữTest nhanh Virus Adeno - Test nhanh Virus Adeno
Chọn bác sĩThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng - ThS. BS Nguyễn Thị Diệu HồngTS. BSCKII Lê Quốc Việt - TS. BSCKII Lê Quốc ViệtThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo - ThS. BSNT Nguyễn Hữu ThảoTS. BS Lê Thị Liễu - TS. BS Lê Thị LiễuBSCKI Mai Văn Lực - BSCKI Mai Văn LựcTS. BS Đàm Trọng Nghĩa - TS. BS Đàm Trọng NghĩaBS Hoàng Văn Sơn - BS Hoàng Văn SơnBS. Phạm Tùng Dương - BS. Phạm Tùng Dương
Δ
Bài viết liên quan
Gai cột sống lưng là một vấn đề phổ biến gây ra đau đớn và khó chịu cho nhiều người. Việc tìm kiếm các phương…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Phẫu thuật bàn chân bẹt là một phương pháp điều trị dứt điểm giúp cải thiện dáng đi và giảm đau cho người bệnh, tăng…
Bệnh loãng xương là tình trạng phổ biến thường xảy ra với những người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh,.. Điều…
Dấu hiệu bàn chân bẹt là một tình trạng khá phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do ít gây khó chịu trong giai đoạn…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.