6.4K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Đậu phụ là loại protein thực vật được làm từ đậu nành. Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ bao gồm nhiều protein, ít chất béo, natri và carbohydrate. Chính vì thế, đậu phụ cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhất là với bệnh nhân tim mạch, tiểu đường… Vậy đậu phụ có tác dụng ra sao đối với người bệnh gout? Bệnh gout ăn đậu phụ được không?
Gout là bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin – thành phần cấu tạo nên các vật chất di truyền (DNA, RNA) trong cơ thể. Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của nhân purin, vì vậy rối loạn chuyển hóa nhân purin sẽ khiến cho nồng độ acid uric tăng quá mức làm lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp gây sưng đau, viêm nhiễm. Do đó, để kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh, mọi người cần chú ý hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng đạm và purin cao.
>>> Xem thêm bài viết:
Đậu phụ chứa nhiều protein
Đậu phụ là một loại thực phẩm chứa nhiều protein, hàng loạt các loại vitamin C, E, K, B1, B2, PP, B5, B6, folate, beta-caroten… cùng các khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, mangan, photpho, kali…
Có nhiều ý kiến cho rằng không nên bổ sung đậu phụ vào chế độ ăn uống của bệnh nhân gout. Nguyên nhân do hàm lượng protein cao trong đậu phụ có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng protein thực vật và protein động vật là khác nhau nên đậu phụ không ảnh hưởng tới bệnh Gout, cụ thể:
Theo một đánh giá vào tháng 2 năm 2015 trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu , các sản phẩm từ đậu nành không làm tăng nồng độ axit uric ở người lớn Trung Quốc sau khi mãn kinh và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Trong cuốn “Chuyển hóa Purine và Pyrimidine ở nam giới” thuộc bộ sách “Những tiến bộ trong Y học Thực nghiệm và Sinh học” chỉ rõ: Mặc dù đậu phụ rất giàu protein nhưng phần lớn purin đã bị mất trong quá trình sản xuất. Đậu phụ có làm tăng nồng độ acid uric trong huyết tương nhưng sự gia tăng này là rất nhỏ.
Ngoài giàu protein, đậu phụ còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Bảng chi tiết thành phần dinh dương và hàm lượng có trong 100g đậu phụ:
Năng lượng
7 mg
Bệnh gout vẫn có thể ăn được đậu phụ, tuy nhiên chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS khuyến cáo người bệnh gút nên ăn các món đậu phụ được chế biến thanh đạm, hạn chế chiên, rán nhiều dầu mỡ. Người bệnh có thể chế biến đậu thành các món hấp, luộc và nên sử dụng đậu phụ non, đậu phụ trắng để đảm bảo sức khỏe.
Đồng thời, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành khác như hạt đậu nành, protein đậu nành, sữa đậu nành hoặc đậu nành hấp. Cũng có thể dùng đậu phụ xay nhuyễn làm sữa đậu nành thay thế cho các loại sữa có hàm lượng chất béo cao để pha loãng hàm lượng axit uric trong cơ thể.
Bệnh gout hoàn toàn có thể ăn đậu phụ
Đậu phụ được chế biến như thế nào thì có lợi cho sức khoẻ?
Các chuyên gia đồng ý rằng đậu phụ, sữa đậu nành và protein thực vật là những thực phẩm an toàn với bệnh nhân gout… Đậu phụ được cho là tốt cho sức khoẻ vì nó chứa nhiều protein và ít purin. Các thực phẩm đậu nành khác mà mọi người có thể thử bao gồm các loại hạt đậu nành, đồ uống protein đậu nành, sữa đậu nành. Tuy nhiên, để hỗ trợ kiểm soát bệnh Gout, các bác sĩ còn khuyên sử dụng thêm các nguồn protein từ nguồn thực phẩm khác như các loại hạt, đậu, đậu lăng và sữa.
Đậu phụ nên được chế biến thanh đạm, không kèm dầu ăn, nướng,…
Lượng đậu nành phù hợp để tiêu thụ trong một ngày
Đậu phụ là nguồn thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến và rất hợp khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên với người bị bệnh gout khi bổ sung đậu phụ cần chú ý:
Dùng đậu phụ xay nhuyễn để làm sữa đậu nành thay thế cho các loại sữa béo. Khi pha sữa, bạn nên pha loãng nồng độ để trung hòa lượng acid uric. Người bệnh gout có thể uống sữa đậu nành được chế từ đậu phụ mỗi ngày 1-2 cốc.
Những người bị bệnh gút nên xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa những đợt gout cấp tái diễn. Để kiểm soát tốt bệnh gout, người bệnh cần lưu ý:
Gout là bệnh lý chuyển hóa gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa purin. Trong khi đó cơ thể của bạn chủ yếu nhận purine từ nguồn thực phẩm. Lượng thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao có thể gây tăng mức axit uric và làm cho bệnh gout trở nên tồi tệ hơn.
Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh gout ăn đậu phụ được không”. Hãy chủ động thăm khám, điều trị và xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động đúng cách để ngăn ngừa bệnh tái phát.
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và điều trị y tế, nhiều người tìm đến các phương pháp dân gian để giảm triệu chứng và…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Đau thắt lưng và cột sống cổ là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Yoga là…
Gai cột sống lưng là một vấn đề phổ biến gây ra đau đớn và khó chịu cho nhiều người. Việc tìm kiếm các phương…
Tình trạng cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi có thể do thói quen hoạt động và đời sống sinh hoạt của người bệnh…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.