Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Cập nhật 10/05/2023

6.6K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đậu phụ là loại protein thực vật được làm từ đậu nành. Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ bao gồm nhiều protein, ít chất béo, natri và carbohydrate. Chính vì thế, đậu phụ cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhất là với bệnh nhân tim mạch, tiểu đường… Vậy đậu phụ có tác dụng ra sao đối với người bệnh gout? Bệnh gout ăn đậu phụ được không?

Đậu phụ không tốt cho người bị bệnh Gout?

Gout là bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin – thành phần cấu tạo nên các vật chất di truyền (DNA, RNA) trong cơ thể.  Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của nhân purin, vì vậy rối loạn chuyển hóa nhân purin sẽ khiến cho nồng độ acid uric tăng quá mức làm lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp gây sưng đau, viêm nhiễm. Do đó, để kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh, mọi người cần chú ý hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng đạm và purin cao.

>>> Xem thêm bài viết:

Đậu phụ chứa nhiều protein

Đậu phụ chứa nhiều protein

Đậu phụ là một loại thực phẩm chứa nhiều protein, hàng loạt các loại vitamin C, E, K, B1, B2, PP, B5, B6, folate, beta-caroten… cùng  các khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, mangan, photpho, kali…

Có nhiều ý kiến cho rằng không nên bổ sung đậu phụ vào chế độ ăn uống của bệnh nhân gout. Nguyên nhân do hàm lượng protein cao trong đậu phụ có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng protein thực vật và protein động vật là khác nhau nên đậu phụ không ảnh hưởng tới bệnh Gout, cụ thể:

Theo một đánh giá vào tháng 2 năm 2015 trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu , các sản phẩm từ đậu nành không làm tăng nồng độ axit uric ở người lớn Trung Quốc sau khi mãn kinh và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường.

Trong cuốn “Chuyển hóa Purine và Pyrimidine ở nam giới” thuộc bộ sách “Những tiến bộ trong Y học Thực nghiệm và Sinh học” chỉ rõ: Mặc dù đậu phụ rất giàu protein nhưng phần lớn purin đã bị mất trong quá trình sản xuất. Đậu phụ có làm tăng nồng độ acid uric trong huyết tương nhưng sự gia tăng này là rất nhỏ.

Ngoài giàu protein, đậu phụ còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Bảng chi tiết thành phần dinh dương và hàm lượng có trong 100g đậu phụ:

Thành phần dinh dưỡng  Hàm lượng trong 100g

Năng lượng

318 Kj (76 kcal)
Carbohydrate 1,9 g
Chất béo 4,8 g (0,7 g chất béo bão hòa)
Chất đạm 8,1 g
Chất xơ 1,9 g
Canxi 350 mg
Sắt 5,4 mg
Magie 30 mg
Natri

7 mg

  • Năng lượng : Năng lượng liên quan trực tiếp đến tất cả hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể, như sự vận động của cơ bắp, các hoạt động trao đổi chất của tế bào cũng như duy trì thân nhiệt ổn định.
  • Carbohydrate: Cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo…
  • Chất béo: Vai trò quan trọng nhất của chất béo là dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ bắp và các hoạt động sống của cơ thể.
  • Chất đạm: Là thành phần cấu tạo nên khung tế bào, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dạng tế bào. Tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng và điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH.
  • Chất xơ: Đóng vai trò giữ cho đường ruột khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa. Ngoài ra bổ sung đầy đủ chất xơ còn rất tốt cho người có bệnh lý tim mạch hay tiểu đường.
  • Vitamin và Chất khoáng: Tham gia cấu tạo tế bào, duy trì sự phát triển răng, xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng hệ thần kinh.

Vậy bệnh gout ăn đậu phụ được không?

Bệnh gout vẫn có thể ăn được đậu phụ, tuy nhiên chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS khuyến cáo người bệnh gút nên ăn các món đậu phụ được chế biến thanh đạm, hạn chế chiên, rán nhiều dầu mỡ. Người bệnh có thể chế biến đậu thành các món hấp, luộc và nên sử dụng đậu phụ non, đậu phụ trắng để đảm bảo sức khỏe.

Đồng thời, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ  đậu nành khác như hạt đậu nành, protein đậu nành, sữa đậu nành hoặc đậu nành hấp. Cũng có thể dùng đậu phụ xay nhuyễn làm sữa đậu nành thay thế cho các loại sữa có hàm lượng chất béo cao để pha loãng hàm lượng axit uric trong cơ thể.

Bệnh gout hoàn toàn có thể ăn đậu phụ

Bệnh gout hoàn toàn có thể ăn đậu phụ

Đậu phụ được chế biến như thế nào thì có lợi cho sức khoẻ?

Các chuyên gia đồng ý rằng đậu phụ, sữa đậu nành và protein thực vật là những thực phẩm an toàn với bệnh nhân gout… Đậu phụ được cho là tốt cho sức khoẻ vì nó chứa nhiều protein và ít purin. Các thực phẩm đậu nành khác mà mọi người có thể thử bao gồm các loại hạt đậu nành, đồ uống protein đậu nành, sữa đậu nành. Tuy nhiên, để hỗ trợ kiểm soát bệnh Gout, các bác sĩ còn khuyên sử dụng thêm các nguồn protein từ nguồn thực phẩm khác như các loại hạt, đậu, đậu lăng và sữa.

Đậu phụ nên được chế biến thanh đạm, không kèm dầu ăn, nướng,…

Đậu phụ nên được chế biến thanh đạm, không kèm dầu ăn, nướng,…

Lượng đậu nành phù hợp để tiêu thụ trong một ngày

Đậu phụ là nguồn thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến và rất hợp khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên với người bị bệnh gout khi bổ sung đậu phụ cần chú ý:

  • Không nên ăn đậu phụ quá 200g/ngày.
  • Hạn chế ăn đậu phụ rán hoặc nướng, bởi vì lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
  • Chế biến đậu phụ cùng với rau xanh. Không dùng chung với các loại hạt ngũ cốc như măng tây, súp lơ, đậu…

Dùng đậu phụ xay nhuyễn để làm sữa đậu nành thay thế cho các loại sữa béo. Khi pha sữa, bạn nên pha loãng nồng độ để trung hòa lượng acid uric. Người bệnh gout có thể uống sữa đậu nành được chế từ đậu phụ mỗi ngày 1-2 cốc.

Bệnh nhân Gout cần kết hợp thêm các sản phẩm khác như thế nào?

Những người bị bệnh gút nên xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng và bảo vệ  sức khỏe, ngăn ngừa những đợt gout cấp tái diễn. Để kiểm soát tốt bệnh gout, người bệnh cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ axit uric dư thừa. Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi người nên bổ sung đủ 2-3lit nước  mỗi ngày.
  • Không giống như trái cây có nhiều đường tự nhiên, các thực phẩm có chứa đường nhân tạo được công nhận là những nguy cơ đợt cấp của bệnh gout. Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt và soda có thể gây bùng phát đợt bệnh.
  • Lựa chọn những loại carbohydrate tốt cho sức khỏe chứa trong các loại thực phẩm như: ngũ cốc, trái cây, rau, các loại đậu, khoai lang, táo và ngô.
  • Tránh ăn các loại cá nước mặn lớn như cá ngừ, cá kiếm chứa hàm lượng lớn purin làm kích hoạt cơn gout cấp.
  • Không sử dụng rượu, bia bởi rượu, bia có thể khiến bệnh gout tái phát.
  • Hạn chế sử dụng các loại thịt có chứa hàm lượng purin cao như thịt gia cầm,… hoặc các loại thịt có hàm lượng đường cao bao gồm: Thịt xông khói, bánh ngọt, thực phẩm chế biến sẵn

Gout là bệnh lý chuyển hóa gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa purin. Trong khi đó cơ thể của bạn chủ yếu nhận purine từ nguồn thực phẩm. Lượng thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao có thể gây tăng mức axit uric và làm cho bệnh gout trở nên tồi tệ hơn.

Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh gout ăn đậu phụ được không”. Hãy chủ động thăm khám, điều trị và xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động đúng cách để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Cột sống lưng bị lõm có nguy hiểm không? 3 cách chữa

    Cột sống lưng bị lõm là một tình trạng mà không ít người phải đối mặt, gây ra những tác động lớn đến sức khỏe…

    25 Th12, 2024
    601

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? 3 biến chứng

    Bàn chân bẹt là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy trẻ nhỏ bị bàn chân bẹt có nguy hiểm không?…

    05 Th1, 2025
    105

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cong vẹo cột sống nhẹ: 4 Nguyên nhân, 4 cách điều trị

    Cong vẹo cột sống làm cho cột sống không được thẳng, nếu không được điều trị sớm sẽ để lại các biến chứng rất nguy…

    20 Th11, 2024
    466

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Lệch cột sống: 6 Nguyên nhân và 3 cách điều trị

    Cột sống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ tủy sống và hệ thần kinh. Ngày nay, nhiều người thường xuyên…

    28 Th11, 2024
    125

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám