Thoái hóa đốt sống cổ C1 C7: Triệu chứng các cấp độ thoái hóa

Cập nhật 10/05/2023

4.1K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt với những người làm văn phòng, ngồi lâu một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao hơn. Tuy nhiên đa số người bệnh thường chủ quan không thăm khám và điều trị sớm khiến cho tình trạng thoái hóa ngày càng nghiêm trọng. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì? Điều trị thoái hóa đốt sống khổ như thế nào?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây đau nhức

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng các đốt sống ở vùng cổ bị suy yếu do viêm hoặc lắng đọng canxi quanh dây chằng cột sống. Bệnh lý về xương khớp này làm hẹp các lỗ liên hợp phía sau cột sống gây cản trở quá trình lưu thông máu và các dây thần kinh bên trong cột sống. Từ đó làm xuất hiện các cơn đau nhức tại vùng cổ – vai – gáy nhất là khi thực hiện các động tác cúi, xoay hoặc ngửa cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ - bệnh lý phổ biến của dân văn phòng

Thoái hóa đốt sống cổ – bệnh lý phổ biến của dân văn phòng

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý mạn tính, có thể xuất hiện ở bất kỳ đốt sống nào với diễn biến rất âm thầm nên người bệnh thường chủ quan không đi khám và khắc phục sớm gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe.

>>> Cần biết: Tư thế nàm cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Ngày nay thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên mà đang dần trẻ hóa, đặc biệt chủ yếu tập trung ở đối tượng dân văn phòng. Người bệnh cần chú ý một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ dưới đây:

  • Gặp vấn đề tuổi tác: Ở độ tuổi trung niên, từ 40 đến 50 tuổi, “công tắc” khởi động quá trình lão hóa bắt đầu được bật lên, hệ thống xương khớp ít được nuôi dưỡng trở nên kém dẻo dai, làm tăng nguy cơ thoái hóa các đốt sống.
  • Do yếu tố di truyền: Những gia đình có tiền sử xương khớp yếu thì những thế hệ sau rất dễ mắc các bệnh lý về xương khớp, bao gồm cả thoái hóa đốt sống cổ.
  • Hoạt động sai tư thế: Thường xuyên mang vác các vật nặng trên đầu, hay ngồi cúi người khi đọc sách, xem điện thoại, ngồi khom lưng, làm việc lâu trước máy tính, ngủ gối cao, hay vặn cổ,… là những thói quen khiến cho cấu trúc cột sống bị biến dạng, gây biến đổi các cơ, mô xương, dây chằng, đẩy nhanh quá trình thoái hóa các khớp xương.
  • Do chấn thương: Tai nạn, chơi thể thao quá độ, không khởi động trước khi luyện tập, hay vặn cổ mạnh là những yếu tố gây tổn thương các khớp và cơ ở vùng cổ, khiến cơ quan này trở nên suy yếu, thoái hóa.
  • Do gai xương: Khi các khớp bị tổn thương, cơ thể sẽ huy động lượng lớn canxi đến để “vá” lại vị trí bị hư hại nhưng vô tình lại gây gai xương do canxi tập trung quá dày. Phần gai xương chìa ra này sẽ có thể chèn ép lên các mô, tổ chức, thần kinh gây đau nhức các khớp xương.
Thoái hóa đốt sống cổ nguyên nhân không chỉ ở người cao tuổi mà đang dần trẻ hóa

Thoái hóa đốt sống cổ nguyên nhân không chỉ ở người cao tuổi mà đang dần trẻ hóa

Triệu chứng điển hình bị thoái hóa đốt sống cổ

Tham vấn y khoa TS.BS Lê Thị Liễu – Phó giám đốc trung tâm Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, cố vấn chuyên môn Tổ hợp y tế MEDIPLUS cho biết, thoái hóa đốt sống cổ thường diễn tiến chậm và khó nhận biết ngay từ giai đoạn đầu bởi các triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, không đi khám. Đa phần người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng với các dấu hiệu điển hình:

  • Các cơn đau nhức vùng cổ vai gáy: Cơn đau có thể xuất hiện quanh cổ, lan xuống vai, gáy. Thoái hóa gây cản trở vận chuyển máu lên não nên người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu. Cơn đau có thể lan tỏa xuống cả hai bên cánh tay.
  • Mất cảm giác chi trên: Thoái hóa chèn ép các dây thần kinh có thể khiến cho người bệnh cảm thấy đau mỏi, tê bì từ bả vai xuống cánh tay. Trường hợp chèn ép lâu ngày, các cơ ở cánh tay sẽ dần bị teo lại, mất cảm giác và có thể dẫn đến liệt vĩnh viễn chi trên.
  • Cổ căng cứng vào buổi sáng: Ngủ trên một tư thế quá lâu, gối đầu dày thì sáng hôm sau khi dậy người bệnh có thể cảm thấy mỏi, cứng cổ. Lúc này, các hoạt động ở cổ như cúi, xoay, ngửa trở nên khó khăn hơn. Một số người nằm ngửa cả đêm khi dậy có thể thấy đau đầu, ê ẩm vai gáy gây khó khăn khi quay người.
  • Dấu hiệu Lhermitte: Là cảm giác như có một luồng điện đột ngột truyền từ cổ đến xương sống và khắp các đốt ngón tay chân. Đây là biểu hiện của bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng.
  • Các dấu hiệu khác: Ngoài ra người bệnh có thể gặp các rối loạn tuần hoàn như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mất thăng bằng,…
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện quanh cổ, lan xuống vai, gáy

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện quanh cổ, lan xuống vai, gáy

3. Các cấp độ khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Tiến sĩ Liễu cũng chia sẻ thêm, quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn tiến chậm, tương ứng với mỗi cấp độ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là 10 cấp độ thoái hóa đốt sống cổ mà người bệnh cần nắm rõ:

Cấp độ thoái hóa Triệu chứng hay gặp
Cấp độ 1 Người bệnh xuất hiện cảm giác cứng, đau cổ khi ngửa mặt lên trần nhà.
Độ 2 Triệu chứng đau mỏi cổ xuất hiện thường xuyên, đôi khi lan sang cả vai và lưng.
Độ 3 Khi ngủ hay bị tụt khỏi gối, lúc dậy thấy đau mỏi cổ, khó chịu khi vận động vùng cổ.
Độ 4 Xuất hiện cảm giác tê bì cánh tay, thậm chí đôi khi có hiện tượng  mờ mắt.
Độ 5 Người bệnh bị giảm thị lực, dáng đi không thẳng, xiêu vẹo.
Độ 6 Vận động cổ – vai – cánh tay bị hạn chế, có khi không thể cầm bút viết được.
Độ 7 Người bệnh phải ăn bằng thìa, không thể cầm đũa.
Độ 8 Cơ thể yếu, không có sức lực, có cảm giác như người không có trọng lực.
Độ 9 Khó khăn khi đại tiện, chức năng sinh dục suy giảm.
Độ 10 Nằm một chỗ, không thể ra khỏi giường.

Dựa vào những dấu hiệu trên người bệnh cần xác định được mức độ bệnh để có phác đồ điều trị cho phù hợp. Nếu các triệu chứng đang ở cấp độ 3 thì đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh chỉ mới bị thoái hóa đốt sống cổ cấp độ nhẹ. Nếu ở cấp độ 4, 5 thì người bệnh cần chú ý thăm khám và điều trị sớm tránh để tình trạng bệnh nặng hơn.

Các cách chẩn đoán sớm thoái hóa đốt sống cổ

Các bước thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng sẽ là căn cứ để bác sĩ khẳng định người bệnh có thực sự đang mắc thoái hóa đốt sống cổ hay không. Cụ thể quá trình này diễn ra như sau:

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số hoạt động thể chất, thông qua đó đánh giá khả năng phản xạ và vận động cột sống. Từ đó là cơ sở để xác định những bất thường tại các đốt sống.

Khám cận lâm sàng

Trường hợp nghi ngờ người bệnh mắc thoái hóa đốt sống cổ thì bác sĩ có thể chỉ định cho làm các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp x-quang cột sống cổ xuất hiện các bất thường như gai xương quanh đốt sống, xương dưới sụn đặc, khe khớp hẹp, đốt sống lún xẹp, bờ diện khớp nhẵn thì có thể người bệnh đã mắc thoái hóa đốt sống cổ.
  • Chụp CT: Hình ảnh CT với mức độ chi tiết hơn sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng tổn thương hiện tại của các đốt sống.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): Để phát hiện chính xác nhất vị trí các dây thần kinh bị chèn ép, các đốt sống bị tổn thương.
Chụp X-quang phát hiện bất thường như gai xương quanh đốt sống, xương dưới

Chụp X-quang phát hiện bất thường như gai xương quanh đốt sống, xương dưới

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ được không và bằng cách nào?

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ thường là điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa kết hợp luyện tập, phục hồi chức năng. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Điều trị nội khoa với các loại thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp được dùng phổ biến giúp giảm các triệu chứng sưng đau, cứng khớp. Các thuốc hay được chỉ định khi bị thoái hóa cột sống cổ bao gồm:

  • Các thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDS liều thấp.
  • Các thuốc giãn cơ chứa Cyclobenzaprine.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol,…
  • Giảm đau, kháng viêm nhóm corticoid.

*Lưu ý: Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và không lạm dụng thuốc tránh các tác dụng không mong muốn!

Điều trị ngoại khoa phẫu thuật

Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nặng, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật để tránh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Chỉ định này thường áp dụng với những trường hợp dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nặng, trượt đốt sống cổ 3, 4 hoặc sau khi điều trị nội khoa cùng với tập vật lý trị liệu 3 tháng vẫn không thấy cải thiện tình trạng bệnh.

Phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Tập vật lý trị liệu

Hiện nay điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu được cho là rất an toàn và mang đến hiệu quả lâu dài cho người bệnh. Thông qua các bài tập kéo dài, uốn cong cột sống của các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cấu trúc cột sống dần được nắn về đúng vị trí, giúp các dây thần kinh dần được giải phóng khỏi chèn ép. Từ đó, khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh.

Chủ động phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt gây tác động đến sức khỏe, cột sống và xương khớp. Để ngăn ngừa thoái hóa tiến triển, hạn chế các biến chứng nguy hiểm người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Qua đó cần chú ý các yếu tố như:

  • Có thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không nên ngồi làm việc trong một tư thế quá lâu, nhất là ngồi trước máy tính.
  • Chăm sóc và xoa bóp cổ, vai gáy thường xuyên để các khớp và cơ được thư giãn.
  • Trong quá trình làm việc luôn phải giữ lưng và cổ thẳng, vai ngang và hai cánh tay luôn song song với mặt bàn.
  • Thường xuyên đổi tư thế khi ngủ, tránh kê gối quá cao. Hạn chế nằm sấp vì khiến cổ bị gập, làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
  • Tuyệt đối không vặn cổ mạnh vì có thể khiến các khớp mỏm đốt sống bị trật gây liệt tứ chi, thậm chí là tử vong.

Thoái hóa cột sống cổ nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có hiệu quả điều trị cao và không gây các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt của người bệnh.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh lý về xương khớp, Tổ hợp Y tế Mediplus đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng và tín nhiệm. Đội ngũ Y – Bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp đến từ nhiều bệnh viện lớn kết hợp trang thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khám, chữa bệnh chất lượng.

>>> Xem thêm bài viết:

Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh đã cơ bản hiểu được thoái hóa đốt sống cổ là gì và phương pháp điều trị như thế nào. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Loãng xương ở người cao tuổi: Cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời

    Loãng xương ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này khiến…

    30 Th1, 2024
    704

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đặt lịch tư vấn Chấn thương chỉnh hình cột sống, Xương khớp với PGS.TS.BS Nguyễn Lê Bảo Tiến

    PGS.TS.BS Nguyễn Lê Bảo Tiến là một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống…

    30 Th12, 2024
    202

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì? 5 Lời khuyên

    Bên cạnh việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh thoái hóa cột sống phục hồi nhanh…

    29 Th11, 2024
    105

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bàn chân bẹt: 2 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Bàn chân bẹt, còn được gọi là vòm bàn chân sụp xuống, khiến toàn bộ lòng bàn chân chạm đất, dẫn đến khó chịu và…

    18 Th12, 2024
    151

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám