Viêm khớp gối đau nhức khó đi lại, biến chứng thoái hóa khớp

Cập nhật 10/05/2023

1.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Tình trạng viêm khớp gối thường xuyên xảy ra ở nhiều người, đặc biệt là người trung niên hoặc lớn tuổi gây đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và khả năng vận động. Theo thống kê, có trên 23% người Việt Nam bị thoái hóa khớp gối và con số này không ngừng tăng lên. Vậy bệnh viêm khớp gối là gì? Các triệu chứng của bệnh và cách điều trị ra sao? Hãy cùng các chuyên gia MEDIPLUS giải đáp những thắc mắc trên.

Viêm khớp gối đau nhức khó chịu

Viêm khớp là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều khớp, gây sưng và đau. Viêm khớp phổ biến ở khớp đầu gối, nó không chỉ gây đau, sưng mà còn cản trở các hoạt động sinh hoạt, vận động của mỗi người.

Bị viêm khớp gối

Có thể hiểu khớp gối là bộ phận quan trọng, tiếp giáp với vị trí của xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Ở giữa các đầu xương có lớp sụn bao phủ nhằm bôi trơn, giúp khớp xương hoạt động trơn tru hơn và giữ vai trò là chất đệm ở khớp xương. Tại lớp sụn có chứa mô hoạt dịch sản sinh ra các dung dịch bôi trơn khớp và cung cấp dưỡng chất cho sụn.

Tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn, xù xì, thô ráp dẫn đến bệnh viêm khớp gối. Khi vận động thì các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều dẫn đến các sụn khớp giảm đi, gây đau, viêm và vận động khó khăn hơn cho người bệnh.

>>> Xem thêm bài viết liên quan: Tràn dịch khớp gối gây sưng đỏ và đau nhức

Lớp sụn bôi trơn bị mòn thô ráp gây viêm khớp gối khiến người bị khó di chuyển

Lớp sụn bôi trơn bị mòn thô ráp gây viêm khớp gối khiến người bị khó di chuyển

Các giai đoạn viêm khớp gối tiến triển

Tùy theo mức độ của bệnh, khớp gối bị viêm thường diễn biến âm thầm. Theo những nhận định và đánh giá từ các chuyên gia cơ xương khớp cho biết, bệnh đau khớp gối được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn sớm: Đây là giai đoạn bệnh chưa gây ra các triệu chứng đặc trưng. Bệnh chỉ vô tình được phát hiện thông qua kết quả của chụp X-quang. Kết quả cho thấy ở vùng gối có những đốt gai nhỏ, phần sụn khớp có tổn thương nhẹ.
  • Giai đoạn nhẹ: Người bệnh xuất hiện nhiều gai xương ở khớp gối. Đồng thời lớp sụn ở giữa xương mỏng dần. Đây là triệu chứng xuất hiện ít, chỉ thoáng qua nên người bệnh thường chủ quan trong việc thăm khám và điều trị dẫn đến bệnh chuyển sang mức độ nặng hơn.
  • Giai đoạn giữa: Khi nhìn vào phim chụp X-quang thấy phần đầu xương hẹp lại, phần sụn bị tổn hại nặng. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc vận động, gây đau nhức, khó chịu mỗi ngày.
  • Giai đoạn nặng: Đây là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm đối với người bệnh. Ở giai đoạn này. khoảng cách giữa các xương hẹp, có khi chồng lên nhau. Phần sụn bị vỡ hoặc có thể mất luôn phần sụn. Dịch nhờn bôi trơn còn lại ít. Các trường hợp nặng thì xương dần bị biến dạng.

Viêm khớp gối thường mắc ở đối tượng nào?

Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp đầu gối thường hay gặp nhất là người cao tuổi, người lao động tay chân, thường xuyên đứng lâu, khuân vác đồ nặng,… Ngoài ra, người thừa cân, béo phì, người có tiền sử gia đình bị viêm khớp, người thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng hoặc các vận động viên thể thao đã từng bị chấn thương đầu gối như vỡ sụn khớp, vỡ xương cũng là những đối tượng dễ mắc.

Viêm khớp gối thường gặp ở người cao tuổi, bị béo phì hoặc tiền sử bị bệnh

Viêm khớp gối thường gặp ở người cao tuổi, bị béo phì hoặc tiền sử bị bệnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có hơn 10% dân số nằm trong độ tuổi trung niên bị viêm đau khớp gối, ảnh hưởng đến khả năng vận động, lao động của bản thân. Chính vì vậy, bệnh cần được điều trị ngay từ sớm để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người bệnh.

Nguyên nhân viêm khớp gối do đâu?

Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp bạn có hướng điều trị phù hợp nhất, đồng thời có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả từ sớm. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp gối mà mọi người cần biết và phải chú ý:

  • Thứ nhất về vấn đề tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa xương khớp và mắc bệnh lý xương khớp càng tăng. Theo thống kê của Y khoa, phụ nữ ngoài độ tuổi 55 có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp gối cao hơn so với nam giới trong độ tuổi này.
  • Bệnh lý thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối xuất hiện từ quá trình lão hóa tự nhiên hoặc các yếu tố như tai nạn, vận động quá sức, ăn uống không đủ chất. Người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lụp cụp khi gấp duỗi chân lại và bệnh nhân sẽ thấy đau hơn khi vận động nhiều.
Người có tuổi hoặc mắc một số bệnh lý là nguyên nhân gây viêm đau khớp gối

Người có tuổi hoặc mắc một số bệnh lý là nguyên nhân gây viêm đau khớp gối

  • Bị viêm khớp dạng thấp: Loại bệnh lý này ảnh hưởng đến màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn dẫn đến đau, cứng khớp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng biến dạng khớp hoặc dính khớp.
  • Viêm khớp do chấn thương: Các công việc liên quan đến hoạt động mạnh có thể dẫn đến chấn thương khớp. Với những công việc như quỳ, ngồi xổm, nâng tạ nặng gây áp lực lên khớp dẫn đến nguy cơ đau khớp gối cao.
  • Bệnh loãng xương: Tuổi càng cao thì các xương khớp sẽ càng bị thoái hóa dẫn đến nguy cơ loãng xương cao. Với những người cao tuổi khó tránh khỏi các bệnh viêm khớp gối bởi sụn và chất nhờn khớp đã bị suy yếu dần.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ngoài khớp gối nhằm hỗ trợ dây chằng, gân hoạt động trơn tru hơn. Chấn thương đầu gối làm tăng nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch và khớp gối bị cứng, đau.

Các triệu chứng viêm khớp gối dễ nhận biết

Việc phát hiện và điều trị bệnh viêm khớp gối ngay từ giai đoạn sớm giúp phục hồi tổn thương ở khớp xương tốt hơn, an toàn hơn và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Bệnh nhân cần phải chú ý đến tình trạng của bản thân để sớm phát hiện được bệnh và tiến hành điều trị bệnh viêm khớp đầu gối. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh đau khớp gối mà người bệnh cần lưu ý:

  • Đau nhức âm ỉ: Đau nhức âm ỉ là triệu chứng thường gặp ở người bệnh khi vùng khớp bị viêm. Các cơn đau khó chịu thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng thức dậy, khi thời tiết thay đổi hoặc là khi vận động nhiều, đứng lên ngồi xuống hoặc leo cầu thang.
  • Sưng đỏ quanh khớp: Đau khớp xương đầu gối hình thành nên các gai xương khiến vùng da quanh gối bị sưng đỏ và nóng rát. Sưng đỏ thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa. Đây là triệu chứng có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
  • Cứng khớp, khó vận động: Vùng khớp gối bị tê cứng khiến người bệnh không thể co duỗi chân, cử động như bình thường. Đây là triệu chứng thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng, kéo dài 10-30 phút. Đặc biệt, mỗi khi gập duỗi đầu gối sẽ nghe thấy tiếng kêu răng rắc hoặc lụp cụp ngay ở đầu gối.

Ngoài những triệu chứng trên thì còn có các triệu chứng khác cần lưu ý như suy nhược cơ thể, bàn chân bị tái lạnh, cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi,…

Đau nhức và sưng đỏ quanh khớp gối là biểu hiện thường thấy

Đau nhức và sưng đỏ quanh khớp gối là biểu hiện thường thấy

Điều trị viêm khớp gối bằng cách nào hiệu quả?

Một phương pháp cơ bản và nâng cao cần được tiến hành để giảm đau và phục hồi chức năng của khớp gối cho người bệnh.

  • Điều chỉnh cân nặng: Thông thường khớp gối sẽ chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Chính vì thế, ở những người bị béo phì nguy cơ viêm khớp gối tăng cao. Giảm cân là phương pháp giúp làm giảm áp lực lên đầu gối và hạn chế các cơn đau gối. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên và vận động một cách nhẹ nhàng cũng giúp các khớp dẻo dai hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp làm giảm các cơn đau nhức đầu gối cho người bệnh. Song bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Phẫu thuật điều trị: Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng mang lại hiệu quả giảm đau khi người bệnh không đáp ứng với những biện pháp giảm đau ở trên. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có nhiều rủi ro và thời gian lành vết thương sẽ lâu hơn.

Viêm khớp gối là căn bệnh khá phổ biến chính vì vậy mỗi người cần phải chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống nhằm ngăn chặn các yếu tố, nguy cơ gây bệnh. Qua đó cần chú ý một số vấn đề:

  • Kiểm soát được cân nặng và tránh tình trạng tăng cân nhiều.
  • Hạn chế mang vác các vật nặng.
  • Bổ sung các dưỡng chất và vitamin tốt cho xương khớp như: vitamin C, vitamin D, canxi, collagen, protein, magie,…
  • Làm việc, sinh hoạt trong các tư thế đúng.
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, đúng điều độ.
  • Có biện pháp bảo vệ đầu gối khi chơi thể thao hoặc làm việc nặng.
  • Thăm khám với bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường ở khớp gối để có phác đồ điều trị hợp lý.
Phòng ngừa bệnh viêm khớp gối từ sớm tránh biến chứng ảnh hưởng sau này

Phòng ngừa bệnh viêm khớp gối từ sớm tránh biến chứng ảnh hưởng sau này

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp đầu gối, chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết. Một số nhóm thực phẩm người bệnh cần nên bổ sung bao gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích,…
  • Thực phẩm bổ sung canxi như thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua,… giúp tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp.
  • Các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh hỗ trợ tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa.
  • Các loại trái cây chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C như đu đủ, thơm, chanh, cam,… cũng giúp kháng viêm rất tốt và tăng cường độ dẻo dai cho khớp.

Tuy nhiên để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do viêm khớp gối gây ra, khi có dấu hiệu bất thường người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Qua bài viết này, hy vọng người bệnh đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm khớp gối cũng như cách phòng tránh và hướng điều trị tốt nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc đang có vấn đề về tình trạng bệnh lý cần được tư vấn cà giải đáp vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám!

*Bài viết tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Các phương pháp đo mật độ xương và những ai nên thực hiện

    Bệnh loãng xương là tình trạng phổ biến thường xảy ra với những người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh,.. Điều…

    22 Th2, 2024
    592

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt: Bí quyết từ thiên nhiên

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Lá lốt giúp giảm nhẹ cảm giác đau…

    29 Th2, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bơm xi măng cột sống có nguy hiểm không? 3 Lưu ý 

    Cột sống là bộ phận quan trọng, giữ vai trò nâng đỡ cơ thể và bảo vệ hệ thần kinh trung ương. Tình trạng lún…

    26 Th12, 2024
    142

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thực đơn cho người bệnh gout trong 1 tuần 

    Gout là một bệnh lý gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến các cơn đau nhức và viêm khớp.…

    25 Th12, 2024
    1.0K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám