Viêm khớp vảy nến triệu chứng thường gặp và biến chứng

Cập nhật 07/06/2023

780

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người bệnh mắc bệnh vảy nến. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, việc nhận biết sớm các dấu hiệu và điều trị sớm luôn được khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe người bệnh.

Viêm khớp vảy nến là bệnh gì?

Bệnh viêm khớp vảy nến gây đau phồng khớp, phá hủy các khớp.

Bệnh viêm khớp vảy nến gây đau phồng khớp, phá hủy các khớp.

Viêm khớp vảy nến là một loại bệnh lý cơ xương khớp, thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Theo số liệu thống kê, từ 5-10% những người bị vảy nến sẽ phát triển thành viêm khớp vẩy nến. Căn bệnh này có khả năng phá hủy các khớp và trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể bị tàn phế.

Các triệu chứng ban đầu khi mắc bệnh thường là xuất hiện những tổn thương da như phát ban đỏ, có nhiều ở các khớp lớn như khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân và cả bàn tay, bàn chân.

>>> Xem thêm: Hình ảnh bệnh vảy nến có mủ và mảng bám

Phân loại viêm khớp vảy nến các dạng khác nhau

Căn cứ vào vị trí của khớp bị tổn thương, bệnh viêm khớp vảy nến được phân thành 5 dạng, bao gồm:

1. Viêm đối xứng: Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất, gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng, chẳng hạn như hai khớp gối của bệnh nhân. Các triệu chứng ở người bệnh tương tự như viêm khớp dạng thấp, nhưng có xu hướng nhẹ hơn và khớp cũng ít bị biến dạng hơn. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan vì căn bệnh này có thể khiến cho toàn bộ các khớp bị vô hiệu hóa.

2. Viêm không đối xứng: Dạng viêm này sẽ gây ảnh hưởng đến các khớp chỉ có ở một bên cơ thể, hầu hết là từ 4 khớp trở xuống. Theo thống kê, dạng viêm này có ảnh hưởng đến khoảng 35% người bệnh.

3. Viêm khớp xa ngón chân và tay: Thể này khi mắc phải thì sẽ gây ảnh hưởng đến các khớp gần nhất với móng tay, được gọi là khớp xa. Có khoảng 10% bệnh nhân mắc dạng này.

Viêm khớp xa ngón tay

Viêm khớp xa ngón tay

4. Viêm vùng cột sống: Viêm vùng cột sống sẽ gây tác động chủ yếu đến khu vực cột sống của bệnh nhân, toàn bộ cột sống từ khu vực cổ kéo dài đến thắt lưng có thể bị ảnh hưởng. Khi mắc phải, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức khi cử động, các triệu chứng sẽ tương tự như viêm cột sống dính khớp. Bên cạnh cột sống, những bộ phận khác như bàn tay, bàn chân, cánh tay, cẳng chân, hông cũng có thể bị ảnh hưởng.

5. Viêm khớp phá hủy sụn khớp: Đây là dạng viêm khớp vảy nến nghiêm trọng nhất, đồng thời tỷ lệ mắc phải cũng thấp nhất. Khi mắc bệnh, sụn khớp có thể bị phá hủy, gây nên sự biến dạng ở các khớp.

Dấu hiệu điển hình viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một loại bệnh lý mạn tính, có thể tiến triển xấu đi theo thời gian. Tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến cũng gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, sưng phồng khi chạm tay vào. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Sưng phồng ở các ngón tay và ngón chân.
  • Có cảm giác đau nhức tại các điểm mà gân hoặc dây chằng bám vào xương, nhất là khu vực trong lòng bàn chân hoặc mặt sau của gót chân.
  • Đau lưng: Đối với một số trường hợp, khi bệnh tiến triển sẽ gây nên triệu chứng viêm cột sống, từ đó tình trạng đau lưng cũng xuất hiện nhiều hơn.
Khi mắc bệnh, tình trạng đau lưng sẽ diễn ra thường xuyên hơn

Khi mắc bệnh, tình trạng đau lưng sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó Bác sĩ cũng chỉ ra các đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này:

  • Bị bệnh vảy nến: Đây là nguyên nhân cũng như nguy cơ lớn nhất tiến triển thành bệnh. Người bị vảy nến ở các ngón tay, bị tổn thương khả năng bị bệnh là rất cao.
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh: Các đánh giá y khoa cũng như qua thăm khám nhiều trường hợp, bác sĩ cho biết những đối tượng mắc bệnh thì tiển sử cha mẹ, anh chị mắc bệnh.
  • Một số vấn đề tuổi tác: Bệnh lý có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, tuy nhiên phổ biến hơn cả ở độ tuổi 30-50 tuổi.

Viêm khớp vảy nến có nguy hiểm không?

Nhiều người thường nghĩ vảy nến là một loại bệnh tự miễn nên thường rất chủ quan trong việc thăm khám. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải gánh chịu những biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:

Biến chứng tại da, tóc, móng: Biến chứng thường gặp nhất chính là cơ thể người bệnh xuất hiện những mảng sần sùi, có màu đỏ trên da và móng, vị trí thường gặp nhất là các khớp gần móng ở ngón tay và ngón chân. Lúc này, móng tay của người bệnh sẽ trở nên dày hơn, cứng và thô đi, đồng thời xuất hiện dấu hiệu bong tróc.

Biến chứng trên cơ xương khớp: Cùng với các tác động xấu có thể dễ dàng nhận thấy trên da, viêm khớp vảy nến sẽ gây tình trạng viêm đau, cứng và sưng phồng ở các khớp, khiến cho việc di chuyển của người bệnh trở nên khó khăn hơn.

Biến chứng do viêm khớp vảy nến gây đau, cứng và phồng các khớp.

Biến chứng do viêm khớp vảy nến gây đau, cứng và phồng các khớp.

Biến chứng tại tim mạch: Theo các y bác sĩ, người mắc viêm khớp vảy nến có nhiều nguy cơ mắc phải những tổn thương ở tim mạch và hệ thống mạch máu như tăng huyết áp, cholesterol cao. Nếu tình trạng viêm tiến triển nặng sẽ có khả năng làm tổn thương các mạch máu, làm cho thành mạch trở nên cứng và dày hơn, có thể để lại sẹo, lâu dài làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Ảnh hưởng hệ miễn dịch: Viêm khớp vảy nến được biết đến là một loại bệnh tự miễn của hệ cơ xương khớp. Nói cách khác, tức là bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn và thực hiện việc tấn công chính các tế bào có lợi trong cơ thể. Hậu quả của điều này chính là cơ thể có khả năng mắc phải một số bệnh nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm da.

Biến chứng tại hệ hô hấp: Khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, viêm khớp sẽ lan rộng đến phổi và có thể gây nên bệnh viêm phổi mô kẽ. Lúc này, bệnh nhân có thể ho nhiều, cảm giác mệt mỏi và khó thở.

Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến hiệu quả

Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp nào có thể điều trị một cách triệt để bệnh viêm khớp vảy nến. Các kỹ thuật hiện tại chủ yếu giúp kiểm soát tình trạng viêm, tránh làm ảnh hưởng nặng nề đến khớp và các cơ quan xung quanh, đồng thời ngăn ngừa các cơn đau và hạn chế tối đa nguy cơ tàn tật vĩnh viễn. Phác đồ điều trị bệnh là sự kết hợp của việc điều trị các triệu chứng và chữa lành các tổn thương ở da và khớp, cụ thể như sau:

  • Kết hợp điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho các cơ quan vận động.
  • Đối với các trường hợp bị tổn thương khớp ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) đơn hoặc kết hợp với tiêm corticosteroid tại vị trí viêm.
  • Đối với trường hợp bệnh nhân bị tổn thương ở mức trung bình và nặng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc điều trị cơ bản như methotrexate hoặc các chế phẩm sinh học.

Thông thường, những loại thuốc dùng trong điều trị viêm khớp vảy nến đều phát huy tác dụng trên những tổn thương ở da, cụ thể như sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Đây là loại thuốc giúp giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy hoặc cứng khớp vào buổi sáng, được dùng trong những liệu trình đầu tiên. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý về liều lượng, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc sử dụng quá liều gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột, dần dần sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Thêm vào đó, sử dụng sai liều có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận, tim và làm trầm trọng các vấn đề ở da.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Ngoài công dụng giảm triệu chứng đau và viêm, thuốc này còn giúp hạn chế tổn thương do viêm khớp vảy nến gây ra. Tuy nhiên, DMARDs thường có tác dụng chậm, sau vài tuần hoặc vài tháng
  • Chất ức chế TNF – alpha: Loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định trong  trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến có yếu tố hoại tử. Thuốc có tác dụng ngăn chặn các protein gây viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.

Việc điều trị viêm khớp vảy nến chỉ phát huy hiệu quả tích cực nếu bệnh nhân được thăm khám sớm và điều trị đúng phác đồ. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý  dừng việc sử dụng hay đổi thuốc nếu không muốn tình trạng bệnh chuyển biến xấu đi.

Hi vọng với những thông tin về bệnh viêm khớp vảy nến cũng như triệu chứng nhận biết, những biến chứng của bệnh mội người có thể để chủ động trong việc thăm khám và điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 19003366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia một cách nhanh chóng và chi tiết hơn.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    13 bài tập yoga trị đau thắt lưng và cột sống cổ

    Đau thắt lưng và cột sống cổ là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Yoga là…

    24 Th10, 2024
    182

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    THUỐC TRUYỀN LOÃNG XƯƠNG GIÁ BAO NHIÊU? NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MUA

    Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người già, những người mãn kinh và còn ở cả những người trẻ tuổi hiện nay do…

    01 Th10, 2024
    8.8K

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Tại sao đau nhức cánh tay về đêm? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Đau nhức cánh tay về đêm là tình trạng phổ biến, xảy ra ở cả người trẻ và người lớn tuổi, có thể do nhiều…

    03 Th1, 2024
    3.8K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Loãng xương ở người cao tuổi: Cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời

    Loãng xương ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này khiến…

    30 Th1, 2024
    564

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám