1.2K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Khô khớp gối, khớp gối bị thiếu chất nhờn việc vận động đi lại bị khó khăn tình trạng ngày càng phổ biến, không chỉ ở người già mà còn xuất hiện ở những người trẻ. Ban đầu, tình trạng này không ảnh hưởng nhiều khiến nhiều người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, khô khớp gối có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Khô khớp gối là tình trạng giảm tiết hoặc không thể tiết ra các dịch nhầy khiến cho khớp không đủ dịch bôi trơn, từ đó làm khớp co cứng, khó duỗi, khó vận động, khi vận động phát ra tiếng kêu lạo xạo. Dịch nhầy ít còn gây sưng, đau nhức khớp gối, đem lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, khô khớp gối có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên.
Số lượng bệnh nhân khô khớp gối ngày càng tăng
Ban đầu các triệu chứng khô khớp gối xuất hiện nhẹ, càng lâu càng nặng dần, các triệu chứng cũng có thể trở nên nặng hơn do thay đổi thời tiết. Một số dấu hiệu để nhận biết khô khớp gối như:
Khô khớp gối không chỉ xuất hiện do thoái hóa ở người già, mà còn xuất hiện ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân có thể do:
Sụn khớp là thành phần quan trọng để duy trì bộ xương chắc khỏe. Nó được ví như một lớp đệm giúp bảo vệ khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó như: thoái hóa sụn do tuổi tác, vận động sai tư thế hoặc quá sức, tăng cân quá nhanh,… khiến cho sụn chịu áp lực quá lớn hoặc bị mòn. Khi sụn khớp bị tổn thương làm cho khớp mất đi lớp đệm, xương không được bảo vệ, cọ xát vào nhau khiến 2 đầu xương va chạm làm phát ra các tiếng kêu lạo xạo, gây đau, cứng khớp, khó vận động.
Tổn thương sụn là nguyên nhân khô khớp gối
Xương dưới sụn là phần xương nằm ngay dưới lớp sụn khớp có tác dụng. Chúng giúp lớp sụn giảm sốc, cung cấp dinh dưỡng cho lớp sụn và hỗ trợ giúp cho quá trình chuyển hóa của sụn. Khi lớp xương dưới sụn bị tổn thương, sụn sẽ bị mất đi điểm tựa và một phần cung cấp năng lượng.
Ngoài ra các chuyên gia cũng nhận định nguyên nhân thoái hóa bắt đầu từ xương dưới khớp và sụn khớp. Theo nghiên cứu cho thấy, khi quá trình lão hóa xảy ra hay dưới các tác động cơ học tiêu cực thì xương dưới sụn và sụn khớp tổn thương đồng thời.
Lúc này lớp sụn bắt đầu biến dạng và mỏng đi và xương dưới khớp cũng thay đổi cấu trục, xuất hiện các vết nứt. Như vậy nếu xương dưới sụn khớp bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây khô khớp.
Nguyên nhân giảm tiết dịch khớp có thể do thoái hóa vì tuổi tác, hay chế độ ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất cũng như các chất cần thiết khiến cho bao khớp không sản xuất đủ dịch. Ngoài ra thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, lạm dụng các chất kích thích, rượu bia,… cũng đang là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.
Dịch khớp có tác dụng bôi trơn và giảm sóc cho khớp khi vận động. Khi giảm tiết hay không tiết dịch khớp, sẽ làm cho tăng ma sát lên bề mặt sụn, khiến xương và sụn bị tổn thương, khó vận động dẫn đến khô khớp gối. Quá trình lão hóa hay tổn thương của xương cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh, dẫn đến tình trạng giảm tiết dịch nhầy.
Một số người chủ quan rằng khô khớp gối không hề nguy hiểm mà chỉ gây khó khăn trong quá trình vận động và chủ quan rằng tình trạng này không có gì nguy hiểm.Tuy nhiên khô khớp có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:
Khô khớp gối là bệnh lý phổ biến, bệnh nên sớm được điều trị, bổ sung các chất kịp thời tránh các biến có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe. Phác đồ điều trị thường bao gồm:
Sử dụng thuốc giảm đau: Cảm giác đau đớn luôn gây khó chịu cho bệnh nhân, vì vậy trong phác đồ điều trị sẽ thường có thuốc giảm đau. Qua thăm khám, Bác sĩ áp dụng một số loại thuốc như acetaminophen, paracetamol hoặc các chế phẩm của paracetamol với cafein,codein,… Các thuốc giảm đau NSAID như aspirin, ibuprofen, diclofenac,… cũng thường được phối hợp trong phác đồ điều trị khô khớp gối.
Tiêm chất nhờn (hay axit hyaluronic) vào khớp: Axit hyaluronic có tính nhớt và đàn hồi, nên có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát, bảo vệ khớp, bổ sung dịch cho khớp giúp ổ khớp hoạt động trơn tru, nuôi dưỡng sụn khớp và giảm đau. Hiện nay, phương pháp tiêm chất nhờn đang được sử dụng khá rộng rãi. Mặc dù mang lại hiệu quả tốt và an toàn nhưng không thể điều trị tận gốc, nên sau 2-3 tháng bệnh nhân có thể đau trở lại.
Một trong những phương pháp điều trị khô khớp gối là tiêm chất nhờn
Bổ sung các chất nuôi dưỡng khớp như: glucosamine, chondroitin, collagen type II,… Các chất này được bổ sung theo cả đường uống, và cả đường tiêm, giúp tăng tái tạo sụn, phục hồi các tổ chức bị tổn thương và bôi trơn ổ khớp.
Vật lý trị liệu: Thường được kết hợp với việc dùng thuốc, giúp quá trình phục hồi của người bệnh nhanh hơn. Việc thực hiện vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức, giảm sưng viêm và phòng ngừa các biến chứng. Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, nhiệt trị liệu,… thường được áp dụng tại các trung tâm y tế.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để các tổn thương phục hồi nhanh hơn.
Khô khớp gối nên ăn gì không nên ăn gì?
Trong quá trình điều trị khô dịch khớp gối, bệnh nhân nên ăn các thực phẩm giàu acid béo omega 3, vì đây là chất hạn chế sự tăng lên của cytokine và các enzyme phá hủy lớp sụn, ngoài ra chúng cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Cụ thể:
Khô khớp gối có nên tập thể dục không?
Việc tập thể dục giúp sụn khớp được nhận đủ chất dinh dưỡng, tăng kích thích dịch nhầy. Chính vì thế, tập thể dục thể thao một cách điều độ, đúng cách rất tốt cho bệnh nhân khô khớp gối, đặc biệt là người lười vận động. Các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… giúp xương khớp dẻo dai hơn. Tuy nhiên trong quá trình vận động cần chú ý không vận động mạnh sẽ làm tăng áp lực khiến các khớp dễ bị tổn thương hơn.
Khô khớp gối là bệnh lý phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan về bệnh gây nhiều khó khăn trong việc điều trị khi để tiến triển lâu ngày. Cần hiểu rõ hơn về bệnh và các dấu hiệu của bệnh nguyên nhân do đâu để có biện pháp cải thiện kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được giải đáp sớm nhất! *Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Đau nhức cánh tay về đêm là tình trạng phổ biến, xảy ra ở cả người trẻ và người lớn tuổi, có thể do nhiều…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng…
Bạn đang bị loãng xương và muốn tìm hiểu về phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không? Bạn có biết rằng truyền dịch…
Bệnh loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, gây ra hiện tượng xương bị xốp, yếu và dễ gãy. Để…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.