3.5K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Ngày nay, các bệnh cơ xương khớp đang trở nên vô cùng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người trung niên hoặc cao tuổi mà ngay cả các bạn trẻ cũng đang chịu đựng những bất tiện và đau đớn do bệnh lý gây nên. Vậy, tại sao lại dễ mắc phải và làm sao để phòng tránh các bệnh cơ xương khớp, hãy cùng chuyên gia y tế MEDIPLUS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh cơ xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở những bệnh nhân trung niên hoặc lớn tuổi làm suy yếu chức năng vận động và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
Cụ thể là bệnh gặp các vến đề về cơ xương khớp làm cho các hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng và thần kinh suy giảm chức năng dẫn đến thoái hóa và xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Các bệnh cơ xương khớp khá phổ biến, không chỉ ở người có tuổi
Theo các nghiên cứu cho thấy, có hơn 200 loại bệnh liên quan đến cơ xương khớp khác nhau được chia thành hai nhóm chính:
Có thể nói bệnh cơ xương khớp xuất hiện ở mọi độ tuổi cả nam và nữ. Nhóm bệnh tuy ít gây tử vong nhưng thường để lại di chứng khá nặng nề, có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động. Một số bệnh lý cơ xương khớp thường gặp như:
Thoái hóa khớp là bệnh lý gây tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, xuất hiện viêm và giảm dịch khớp. Thoái hóa khớp thường do tuổi cao, bên cạnh đó các yếu tố như di truyền, béo phì, các vi chấn thương ở khớp gây nhiễm trùng hoặc các chấn thương mạnh do tai nạn cũng góp phần làm phát sinh bệnh lý này.
Bệnh thoái hóa khớp gây tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp thường có triệu chứng đau nhức âm ỉ quanh các khớp xương bị thoái hóa. Ban đầu cơn đau có thể giảm khi người bệnh hạn chế vận động nhưng khi bệnh trở nặng, các cơn đau sẽ kéo dài và gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như cứng khớp, khó cử động khớp đặc biệt là sau khi thức dậy, hạn chế các vận động như cúi đầu, xoay cổ, khớp bị biến dạng, sưng to lên hoặc cơ bị teo lại,…
Viêm khớp là tình trạng rối loạn có liên quan đến cấu trúc và hoạt động của các khớp xương. Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau gồm 2 loại chính là viêm xương khớp (Osteoarthritis) và viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis).
Đây là một bệnh lý về cơ xương khớp rất phổ biến gây nhiều trở ngại trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Các triệu chứng điển hình của bệnh là sưng, nóng và đỏ tại các vùng khớp, cứng khớp và gây đau ở các khớp khi vận động.
Bệnh viêm khớp khá phổ biến gây sưng đau khó khăn khi vận động
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý gây viêm nhiều khớp với các triệu chứng thường gặp là sưng, nóng, đỏ, đau cứng khớp và hạn chế cử động. Bệnh thường phát sinh ở nữ giới trung niên hơn nam giới, trong đó các khớp nhỏ như ở bàn tay, bàn chân thường bị đau nhức hơn những vị trí khác.
Những tổn thương do bệnh lý viêm khớp dạng thấp gây ra thường đối xứng hai bên cơ thể và thậm chí còn làm tổn thương những cơ quan khác như tim, phổi, da, mắt của người bệnh. Đây là bệnh tự miễn nên vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn, tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng khi điều trị sớm với các thuốc đặc trị, các triệu chứng sẽ sớm thuyên giảm.
Bệnh viêm khớp dạng thấp sung đỏ, đau nhức nhất là ở bàn tay
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh xương khớp thường gặp ở cả người cao tuổi và người trẻ tuổi khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí của nó, xuyên qua các dây chằng và chèn ép các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.
Thoát vị đĩa đêm thường xuất hiện khi người bệnh ở độ tuổi lão hóa, hoặc người trẻ có thói quen làm việc ngồi cố định một chỗ trong thời gian dài, bưng vác đồ nặng, bị chấn thương do tai nạn hoặc thoái hóa tự nhiên gây ra.
Trên thực tế, thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ là những bệnh lý phổ biến nhất với những triệu chứng đau lan tỏa từ cổ đến thắt lưng xuống chân.
Bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh gây tê bì đau nhức
Gai cột sống là bệnh lý do đĩa sụn và xương của người bệnh bị thoái hóa làm mặt xương khớp nhọn, xuất hiện gai mọc ra và chèn ép các dây chằng quanh khớp và dây thần kinh gây đau xương ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh.
Bệnh gai cột sống xuất hiện các gai gây chèn ép dây thần kinh
Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân không cảm nhận được những triệu chứng của bệnh nhưng khi bệnh trở nặng, gai cọ xát với các xương và phần mềm khác xung quanh làm u xuất hiện những cơn đau gây ảnh hưởng đến vận động cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh thường phát sinh các cơn đau ở cổ, thắt lưng, đặc biệt khi bệnh nhân đứng hoặc vận động. Vận động càng nhiều các cơn đau càng tăng lên. Những trường hợp nặng hơn thì bệnh nhân có thể bị tê ở cổ sau đó lan qua tay, đau ở sống lưng dọc xuống hai chân.
Loãng xương thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng nhận biết sớm
Loãng xương là tình trạng xương bị rối loạn chuyển hóa khiến khối lượng và chất lượng xương giảm sút, làm tăng nguy cơ gãy xương cho người bệnh. Bệnh lý thường xuất hiện bởi lý do tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, suy dinh dưỡng hoặc dùng corticoid kéo dài.
Phụ nữ mãn kinh là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao, tốc độ mất xương trong giai đoạn mãn kinh từ 1-3% mỗi năm và thường kéo dài từ 5-10 năm sau đó.
Bệnh thường diễn biến âm thầm, không có nhiều triệu chứng cho đến khi người bệnh bị gãy xương hoặc xuất hiện biến dạng vùng cột sống như gù, giảm chiều cao, xiêu vẹo cột sống.
Bệnh Gout phát sinh do nồng độ axit uric trong máu người bệnh cao khi chuyển hóa nhân purin trong cơ thể bị rối loạn chuyển hóa. Những nguyên nhân chính gây tăng nồng độ axit uric bao gồm ăn nhiều thực phẩm chứa purin như nội tạng động vật, các loại thịt bò, dê, cừu và hải sản; cơ thể không thải axit uric qua nước tiểu và phân như thường do suy thận, rối loạn di truyền và những nguyên nhân khác.
Ăn nhiều thực phẩm chứa purin là nguyên nhân chính gây bệnh Gout
Nồng độ axit uric trong nước tiểu cao làm hình thành và lắng đọng các tinh thể urat gây ra những triệu chứng viêm ở khớp đột ngột như sưng khớp, khớp nóng, đỏ và xuất hiện những cơn đau dữ dội ở các khớp ngón chân, cổ chân và khớp gối mà vài ngày sau sẽ tự khỏi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh gout sẽ gây ra nhiều biến chứng trầm trọng gây tàn phế, suy thận hoặc suy tim.
Xem thêm:
Các chấn thương và tai nạn trong quá trình tập luyện thể thao, vận động, đi lại hằng ngày gây ra nhiều bệnh cơ xương khớp làm bệnh nhân đau nhức khó chịu. Chấn thương có thể có những triệu chứng nhẹ như đau do căng cơ đến những biểu hiện nặng hơn như bong gân, đứt gân, đứt dây chằng hoặc dập cơ, gãy xương,…
Ung thư xương là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng về cơ xương khớp. Có đến 80% bệnh nhân ung thư xương ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 10-14 tuổi và 20% còn lại rơi vào các bệnh nhân trung niên từ 50 tuổi trở lên.
Bệnh ung thư xương chiếm tỷ lệ khá cáo ở người trẻ
Bệnh lý này có độ ác tính cao, di căn sớm. Ung thư xương có thể do nguyên phát từ các thành phần của xương hoặc cũng có thể do di căn từ các bộ phận khác như vú, phổi. Bệnh thường gặp ở các vùng xương gần gối, xa khuỷu, phát sinh chủ yếu ở các xương dài và một số xương dẹt như xương chậu, bả vai.
Bệnh ung thư xương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân phụ thuộc vào từng giai đoạn và mức độ phát triển của các tế bào ung thư. Bệnh nhân cần phải can thiệp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và nhiều biện pháp phức tạp khác để chữa trị, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.
Các bệnh xương khớp thường rất khó để điều trị dứt điểm, đôi khi người bệnh phải can thiệp phẫu thuật hoặc sống chung với bệnh đến hết đời. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nắm vững những biện pháp phòng tránh trước khi các triệu chứng của bệnh xương khớp phát sinh.
Vậy cần làm gì để phòng ngừa các bệnh về cơ xương khớp?
Các bệnh về cơ xương khớp đang phát sinh và phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, bệnh gây ra nhiều phiền toái và đau đớn trong vận động và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng tránh khi chưa mắc bệnh cũng như phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng để bệnh nhân có cuộc sống khỏe mạnh.
Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cảnh báo các bệnh lý về xương khớp người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán xác định. Từ đó sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.
Hy vọng bài viết ở trên đã giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về các bệnh cơ xương khớp thường gặp. Nếu còn bất kì câu hỏi nào hoặc cần tư vấn về tình trạng sức khỏe hãy liên hệ đến Hotline 1900 3366 của MEDIPLUS để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm với các chuyên gia.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho phác đồ điều trị từ bác sĩ!
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
Bài viết liên quan
Cong vẹo cột sống học đường là tình trạng cột sống của trẻ em, đặc biệt là học sinh, bị cong bất thường so với…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Gai cột sống lưng là một vấn đề phổ biến gây ra đau đớn và khó chịu cho nhiều người. Việc tìm kiếm các phương…
Cả bệnh gout và tiểu đường đều là những căn bệnh khó điều trị và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó,…
Bàn chân bẹt, còn được gọi là vòm bàn chân sụp xuống, khiến toàn bộ lòng bàn chân chạm đất, dẫn đến khó chịu và…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.