Các phương pháp đo mật độ xương và những ai nên thực hiện

Cập nhật 22/02/2024

461

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bệnh loãng xương là tình trạng phổ biến thường xảy ra với những người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh,.. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gãy xương, đau nhức và làm thay đổi cấu trúc xương. Để chẩn đoán bệnh, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp đo mật độ xương, chính xác và hiệu quả nhất.

Phương pháp đo mật độ xương là gì?

Tìm hiểu các phương pháp đo mật độ xương

Tìm hiểu các phương pháp đo mật độ xương

Phương pháp đo mật độ xương là một cách để kiểm tra hàm lượng canxi và các khoáng chất khác trong xương, giúp phát hiện bệnh loãng xương. Phương pháp phổ biến nhất để đo mật độ xương là DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) scan, dùng tia X để đo xương ở hông, cột sống, tay hoặc cổ tay. Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về phương pháp đo mật độ xương trong bài viết nay nhé!

Tổng hợp các phương pháp đo mật độ xương mới nhất 2024

Các phương pháp đo mật độ xương mới nhất 2024 là những cách để kiểm tra hàm lượng canxi và các khoáng chất khác trong xương, giúp phát hiện bệnh loãng xương. Các phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là:

1. Phương pháp đo mật độ xương DEXA

Hiện nay, DEXA đang là phương pháp phổ biến và chính xác nhất để đo mật độ xương. Máy DEXA sử dụng một lượng nhỏ tia X để đo mật độ xương và so sánh với mật độ xương của một người trưởng thành. Sau đó kết quả sẽ được hiển thị dưới dạng số liệu là T-score để giúp nhận biết tình trạng xương của người bệnh. 

Phương pháp DEXA thường được áp dụng cho các đối tượng cụ thể như người cao tuổi, phụ nữ sau 50 tuổi hay người có các bệnh lý liên quan đến loãng xương. Cùng tìm hiểu quá trình đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA ngay ngay nhé!

Quá trình sử dụng phương pháp DEXA để đo mật độ xương

Quá trình sử dụng phương pháp DEXA để đo mật độ xương

Quá trình đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA:

  • Người bệnh sẽ nằm trên bàn đệm theo chỉ định của bác sĩ
  • Máy DEXA sẽ phát tia X qua cơ thể bệnh nhân để xác định mật độ khoáng của xương 
  • Việc đo mật độ xương sẽ diễn ra liên tục trong vòng 30 phút
  • Kết quả sẽ được các bác sĩ thông báo sau

2. Phương pháp siêu âm

Bên cạnh phương pháp DEXA, hiện nay một phương pháp mới cũng được sử dụng để đo mật độ cơ xương đó là siêu âm. Đây là phương pháp không cần sử dụng lượng phóng xạ, chùm tia siêu âm sẽ tác động lên bề mặt của xương, từ đó cho ra kết quả. Tuy nhiên, phương pháp này lại có hiệu quả thấp hơn DEXA nên tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm

Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm

Thực hiện phương pháp siêu âm như thế nào?

  • Bác sĩ sẽ sử dụng gel siêu âm lên bề vùng xương cần đo để truyền sóng âm từ máy đo vào cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả. 
  • Di chuyển đầu dò siêu âm dọc theo vùng cần đo, máy siêu âm sẽ phát ra sóng siêu âm và thu lại các sóng phản xạ từ xương. Qua đó, máy sẽ tính toán được mật độ loãng xương của người bệnh
  • Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng và không tạo cảm giác đau cho bệnh nhân.
  • Sau khi đo xong, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả về tình trạng sức khỏe của xương. Kết quả thường sẽ được báo cáo dưới dạng số liệu về mật độ loãng xương.

Quan trọng nhất là việc thực hiện phương pháp đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA hay siêu âm cần được giám sát bởi các các sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực cơ xương. 

Tiêu chuẩn để chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp đo

Sau khi thực hiện đo loãng xương bằng phương pháp DEXA hay siêu âm thì kết quả sẽ hiển thị trên màn máy. Bác sĩ sẽ đánh giá và thông báo kết quả cho người bệnh dưới dạng chỉ số T-score. Các chuyên gia y tế cho biết, chỉ số T sẽ giúp xác định tình trạng xương của bạn khi so sánh với chỉ số tiêu chuẩn của người trưởng thành. Chỉ số T-score cụ thể như sau:

Chỉ số T-score để đánh giá mức độ loãng xương

Chỉ số T-score để đánh giá mức độ loãng xương

  • T-score từ -1 đến +1: Mật độ xương ở mức bình thường
  • T-score từ -1 đến -2,5: Mật độ xương thấp hơn mức bình thường, ở giai đoạn này người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh sẽ tránh mắc các bệnh loãng xương
  • T-score từ -2,5 trở xuống: Khi chỉ số càng nhỏ thì khả năng mắc loãng xương càng cao. Vì vậy, việc của bạn lúc này là nghe tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn để điều trị kịp thời.

Ngoài ra còn có chỉ số Z-score, chỉ số mật độ xương của bệnh nhân được so sánh với nhóm người cùng độ tuổi và giới tính. Từ hai chỉ số T-score và Z-score, bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ loãng xương của bạn và tư vấn liệu trình phù hợp.

Những ai cần đo mật độ xương?

Cùng tìm hiểu xem nhưng ai cần đo mật độ xương?

Cùng tìm hiểu xem nhưng ai cần đo mật độ xương?

Những người cần thực hiện đo mật độ xương là nhóm người có nguy cơ cao của bệnh loãng xương, bao gồm:

  • Người cao tuổi: Càng về già thì nguy cơ loãng xương càng tăng lên do quá trình lão hóa tự nhiên và mất canxi từ xương
  • Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh: Phụ nữ sau kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn do sự giảm dần của estrogen, hormone quan trọng cho sức khỏe xương
  • Người có tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh loãng xương, thì cũng nên đi khám để được chẩn đoán chính xác
  • Người sinh hoạt không lành mạnh: Những người thiếu vận động, hay hút thuốc, uống rượu cũng có nguy cơ cao gây ra loãng xương
  • Người thiếu canxi và vitamin D: Canxi là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sức khỏe của xương, vì vậy nếu chế độ ăn uống không đầy đủ sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương

Kết luận

Các phương pháp đo mật độ xương ở bài viết trên cũng phần nào giúp bạn hiểu hơn về cách chẩn đoán mức độ loãng xương của cơ thể. Và để duy trì sức khỏe xương khỏe mạnh, bạn cần:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết trong quá trình phát triển cơ xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh loãng xương. Một chế độ ăn khoa học sẽ bao gồm các chất như protein, chất xơ, đạm,…
  • Vận động cơ xương: Việc tập thể dụng đều đặn sẽ giúp cơ xương phát triển khỏe mạnh, mỗi ngày bạn chỉ cần dành từ 20 đến 30 phút hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương
  • Thăm khám bác sĩ và theo dõi định kỳ là rất quan trọng để người bệnh nắm bắt được tình hình sức khỏe, tránh những yếu tố rủi ro. 

Hiện nay, TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS chính là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng trong việc chẩn đoán các bệnh về cơ xương. Với các bác sĩ hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm trong thực hiện các kỹ thuật đo mật độ loãng xương cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp cho quá trình chẩn đoán bệnh diễn ra nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu bạn cũng đang lo lắng về tình trạng sức khỏe của xương, hãy đến ngay với “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” 

Địa chỉ: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội 

Hoặc liên hệ theo hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Loãng xương ở người cao tuổi: Cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời

    Loãng xương ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này khiến…

    30 Th1, 2024
    502

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Các bệnh về cột sống: 10 bệnh thường gặp và cách điều trị

    Các bệnh về cột sống rất phong phú và hầu hết đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu…

    17 Th10, 2024
    87

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Nguyên nhân của bệnh loãng xương: Những điều bạn chưa biết

    Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương.…

    16 Th2, 2024
    450

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường: 3 nhóm nên ăn và nên tránh

    Cả bệnh gout và tiểu đường đều là những căn bệnh khó điều trị và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó,…

    10 Th10, 2024
    127

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám