Cách phòng ngừa loãng xương: Những điều bạn cần biết

Cập nhật 29/02/2024

561

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Tiến Đạt

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay còn xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi Vậy tình trạng này có đáng quan tâm không? Làm cách nào để có thể phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất? Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu một số cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả trong bài viết dưới đây.

LOÃNG XƯƠNG LÀ BỆNH GÌ?

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh xương chuyển hoá  tiến triển làm giảm mật độ chất khoáng trong xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Vì vậy nó khiến cho xương của người mắc bệnh này dễ tổn thương, dễ gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. 

  • Loãng xương có thể xảy ra đối với phụ nữ mãn kinh, những người có tiền sử về gãy xương, những người có các bệnh đi kèm như: Bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc hội chứng Cushing,……
  • Về bản chất người mắc bệnh loãng xương sẽ không thấy có biểu hiện gì bất thường bởi bệnh tiến triển một cách thầm lặng. Người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm đi hay gù vẹo cột sống. Đó chỉ là biểu hiện được phát hiện trong 1 thời gian dài, có những người chỉ phát hiện mình mắc bệnh loãng xương khi bị gãy xương.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương là một bệnh lý rất phổ biến đối với người cao tuổi, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Theo thống kê hiện nay có tới  khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Vậy nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương này thực sự là gì? 

Những nguyên nhân khiến bạn bị loãng xương

Những nguyên nhân khiến bạn bị loãng xương

Loãng xương xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương có thể là:

  • Chế độ ăn uống thiếu canxi
  • ít vận động cơ thể, lối sống sinh hoạt chưa thực sự tốt ( uống nhiều rượu bia,cà phê; nghiện thuốc lá)
  • Thiếu hụt vitamin D
  • Người thường xuyên phải làm việc bê vác quá nặng
  • Do tuổi tác: cùng một độ tuổi nhưng khả năng nữ giới dễ mắc loãng xương hơn nam giới
  • Người bị mãn kinh sớm( trước 45 tuổi)

Đặc biệt phải chú ý đến những nguyên nhân của bệnh loãng xương này bởi chúng có khả năng rất cao dẫn đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

  • Người mắc bệnh tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
  • Người bị bệnh gan và thận mãn tính.
  • Người đang gặp phải các tình trạng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể như: bệnh Crohn, Celiac và một số bệnh lý viêm ruột khác.

TỔNG HỢP CÁCH PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG

Sau khi hiểu về cơ chế hoạt động và nguyên nhân của bệnh, việc biết và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người chúng ta bởi ai trong số chúng ta cũng sẽ có khả năng mắc bệnh loãng xương nhưng có thể được phòng ngừa và điều trị. Có nhiều cách để giúp bạn ngăn ngừa loãng xương dưới đây là tổng hợp cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả, bao gồm:

Bổ sung canxi và các loại vitamin,...giúp cơ thể phòng ngừa bệnh loãng xương

Bổ sung canxi và các loại vitamin,…giúp cơ thể phòng ngừa bệnh loãng xương

ĂN UỐNG CÂN BẰNG, BỔ SUNG CANXI VÀ VITAMIN D

  • Canxi rất cần thiết đối với cơ thể mỗi người, đối với người trường thành cần bổ sung khoảng 1000mg/ngày. Tuy nhiên đối với nữ giới trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi cần bổ sung 1200mg/ngày. Nếu không bổ sung đủ canxi sẽ dẫn đến xương không có đủ dưỡng chất để phát triển từ đó có thể dẫn đến  giòn xương, xốp xương, loãng xương. Chúng ta có thể bổ sung canxi qua việc sử dụng thực phẩm chức năng, sử dụng thức ăn giàu canxi. MEDIPLUS gợi ý cho bạn một số cách phòng ngừa loãng xương khi sử dụng những loại thức ăn giàu canxi sau đây bao gồm:
  • Các loại cá, đặc biệt là cá hồi có xương và cá mòi.
  • Các sản phẩm từ sữa có ít chất béo hoặc không có chất béo.
  • Những loại rau có màu xanh đậm.
  • Nước trái cây, thực phẩm có hàm lượng giàu canxi: sữa đậu nành, ngũ cốc, đậu phụ.

Việc bổ sung canxi vô cùng cần thiết nhưng bên cạnh đó việc bổ sung vitamin D còn cần thiết hơn bởi vitamin D giúp cho canxi hấp thụ hiệu quả và thuận lợi hơn rất nhiều. Mỗi cơ thể cần bổ sung 600 IU (đơn vị quốc tế) mỗi ngày đối với những người đến 70 tuổi, đặc biệt đối với những người trên 70 tuổi cần phải bổ sung nhiều hơn người bình thường 200 IU. Những thực phẩm giàu vitamin D bạn có thể tham khảo:

  • Cá hồi, cá thu, cá ngừ ,…
  • Phô mai, lòng trắng trứng,…
  • Sữa, ngũ cốc, nước cam,…
  • Ngoài ra chúng ta có thể bổ sung qua da cơ thể bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm.

TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN, TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG CƠ BẮP

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai và phòng ngừa loãng xương

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai và phòng ngừa loãng xương

Hiện nay, khi con người bị cuốn theo guồng quay dày đặc của công việc đôi khi chúng ta đã quên đi việc rèn luyện sức khỏe đem lại cho chúng ta vô vàn lợi ích. MEDIPLUS khuyên bạn hãy dành cho mình những khoảng thời gian trong một ngày cho việc tập thể dục, thể thao rèn luyện sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với những người ít vận động hoặc người trên 75 tuổi đang có bệnh lý cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có. Dưới đây là các môn thể thao nên chơi phù hợp với cách phòng ngừa loãng xương:

  • Chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ, quần vợt là các môn thể thao bạn có thể lựa chọn.
  • Các bài tập nâng cao sức bền cũng rất có lợi cho xương và sức khỏe.
  • Tập yoga, thái cực quyền giúp cân bằng cơ thể, tránh té ngã nguy hiểm.

Tuy nhiên, những hình thức thể dục trên cần tập với cường độ vừa phải, phù hợp với sức mình.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH: RƯỢU, BIA, THUỐC LÁ, CÀ PHÊ

Đã từ lâu rượu, bia, thuốc lá là những chất kích thích không có lợi cho sức khoẻ. Không chỉ tạo nguy cơ dẫn đến loãng xương mà chúng còn là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về ung thư nội tạng con người.

Vì vậy chúng ta phải hạn chế sử dụng chúng một cách hiệu quả đây cũng là cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả :

  • Không nên uống quá 2 ly rượu/ngày.
  • Không hút thuốc lá quá nhiều bởi thuốc lá chứa nhiều chất độc làm thúc đẩy sự phân huỷ xương dẫn đến nguy cơ cao loãng xương.
  • Không uống nhiều hơn 3 tách cà phê mỗi ngày.

ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỊNH KỲ, THEO DÕI SỨC KHOẺ XƯƠNG

Đo mật độ xương định kì để theo dõi và phát hiện kịp thời

Đo mật độ xương định kì để theo dõi và phát hiện kịp thời

Khám định kỳ 6 tháng/lần đối với sức khỏe chúng ta rất quan trọng. Chăm chỉ khám sức khỏe định kỳ giúp chúng ta có thể theo dõi được sức khoẻ của bản thân, đồng thời nếu có bệnh sẽ phát hiện sớm và điều trị sớm đây cũng là cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Đo mật độ xương định kỳ xác định độ chắc khỏe của xương và phát hiện loãng xương sớm (nếu có). Đến thăm khám định kỳ chúng ta sẽ chủ động trong việc điều trị và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Bệnh loãng xương là một bệnh lý phổ biến đối với người lớn tuổi và cả những bạn trẻ hiện nay. Vậy nên để có cách phòng ngừa loãng xương một cách hiệu quả nhất các bạn có thể tham khảo bài viết trên của MEDIPLUS nhé!. Các bạn có thể tham khảo “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” nhé!,  bởi MEDIPLUS đã trang bị rất nhiều những thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại, không gian rất sạch sẽ cùng với đó là đội ngũ bác sĩ với kinh nghiệm dày dặn, có tâm với nghề. Hãy liên hệ hotline 1900 3366 hoặc đến ngay với “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” Địa chỉ: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội nếu bạn có nhu cầu trải nghiệm dịch vụ bên MEDIPLUS.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    6 cách chữa đau cột sống lưng tại nhà

    Đau cột sống lưng là vấn đề mà nhiều người thường gặp đặc biệt là ở những người cao tuổi. Mặc dù không nguy hiểm…

    29 Th11, 2024
    147

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Các phương pháp đo mật độ xương và những ai nên thực hiện

    Bệnh loãng xương là tình trạng phổ biến thường xảy ra với những người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh,.. Điều…

    22 Th2, 2024
    579

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường: 3 nhóm nên ăn và nên tránh

    Cả bệnh gout và tiểu đường đều là những căn bệnh khó điều trị và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó,…

    25 Th12, 2024
    990

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh gout có hết không? 8 Lưu ý để cải thiện bệnh

    Bệnh gout có hết không là thắc mắc của nhiều người mắc phải căn bệnh này. Dù không thể khỏi hoàn toàn, nhưng với lối…

    25 Th12, 2024
    367

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám