6 Cách chữa thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng hiệu quả

Cập nhật 29/11/2024

3

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng là bệnh lý phổ biến, gây ra những cơn đau nhức, hạn chế vận động và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Để kiểm soát triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh, việc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng. Tổ hợp y tế Mediplus sẽ giới thiệu 6 cách chữa thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng hiệu quả, giúp bạn giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách bền vững.

1. 6 Cách chữa thoái hóa cột sống

Chữa thoái hóa cột sống bằng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian từ lâu đã được nhiều người áp dụng để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Với các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm như lá cây, củ quả, những bài thuốc này thường được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Dưới đây là 4 cách phổ biến:

Chữa thoái hóa cột sống bằng xương rồng

Xương rồng sau khi được nhổ bỏ hết gai và rửa sạch, sẽ được nướng chín đều hai mặt trên lửa. Sau đó, phần xương rồng đã nướng được dùng để đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị đau. Nhiệt nóng từ xương rồng kết hợp với đặc tính kháng viêm tự nhiên của nó được cho là có tác dụng chữa thoái hoá cột sống hiệu quả.

Chữa thoái hoá đốt sống cổ theo dân gian

Chữa thoái hoá đốt sống cổ theo dân gian

Cách điều trị thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu

Lá ngải cứu sau khi rửa sạch được xay nhuyễn để lấy phần nước cốt. Thêm một muỗng mật ong vào nước cốt ngải cứu, khuấy đều và uống mỗi ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, ngải cứu có tính kháng viêm và giúp tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau và làm dịu các triệu chứng thoái hóa. Đây là một trong những cách chữa thoái hóa cột sống không dùng thuốc hiệu quả

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt

Lá lốt được rửa sạch, sau đó đun sôi với nước. Phần nước lá lốt thu được có thể uống mỗi ngày để giảm triệu chứng đau nhức. Lá lốt được cho là có tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm và tăng cường lưu thông máu.

Điều trị thoái hóa cột sống bằng cỏ xước

Cỏ xước sau khi rửa sạch sẽ được phơi khô rồi cho vào túi vải để nấu nước. Nước cỏ xước sau khi đun sôi có thể chắt ra ly và uống hàng ngày. Cỏ xước được dân gian xem là có khả năng hỗ trợ đào thải độc tố và giảm đau do các vấn đề về xương khớp.

Mặc dù các bài thuốc trên được nhiều người tin tưởng sử dụng, nhưng hiệu quả của chúng vẫn chưa được nghiên cứu khoa học chứng minh rõ ràng. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp dân gian mà không có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ có thể tiềm ẩn rủi ro và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng và ưu tiên tìm đến các phương pháp điều trị đã được kiểm chứng y khoa.

Điều trị bằng thuốc 

Khi gặp các cơn đau do thoái hóa cột sống, phần lớn người bệnh thường lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng ban đầu. Dưới đây là các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị thoái hóa cột sống:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol.
  • Thuốc giãn cơ: Hỗ trợ giảm co cứng cơ, giúp cột sống linh hoạt hơn.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Bao gồm Meloxicam, Diclofenac, Piroxicam, giúp giảm viêm và đau hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Như Fentanyl, Pethidin hydroclorid, Morphin, thường chỉ dùng trong trường hợp đau nặng và có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin, dùng cho các cơn đau liên quan đến dây thần kinh.
  • Thuốc chống thoái hóa chậm: Glucosamine, MSM, giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp về lâu dài.

Mặc dù các loại thuốc này có khả năng cắt giảm cơn đau nhanh chóng, chúng không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Thêm vào đó, việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc, khiến cơ thể quen với thuốc, làm tăng nguy cơ tái phát cơn đau với tần suất nhiều hơn. Đồng thời khiến các triệu chứng khác trở nên trầm trọng hơn.

Châm cứu chữa đau hiệu quả

Châm cứu là một phương pháp y học cổ truyền lâu đời, trong đó bác sĩ sử dụng kim mỏng để châm vào các huyệt đạo trên cơ thể với độ sâu khác nhau. Kỹ thuật này giúp kích thích các huyệt đạo và hệ kinh mạch, từ đó giảm thiểu triệu chứng đau do thoái hóa cột sống.

Châm cứu chữa thoái hoá

Châm cứu chữa thoái hoá

Thoái hóa cột sống có châm cứu được không? Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Trước khi châm cứu, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và nhận tư vấn chi tiết. Đặc biệt, những người mắc bệnh mạn tính về da liễu, phụ nữ mang thai hoặc người có nguy cơ nhiễm trùng nên thận trọng, vì châm cứu có thể gây phản tác dụng trong những trường hợp này.

Điều cần lưu ý là châm cứu chỉ có tác dụng giảm triệu chứng đau (giải quyết phần ngọn) mà không thể chữa trị tận gốc nguyên nhân gây đau, chẳng hạn như dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa cột sống. Trong một số phác đồ điều trị, bác sĩ có thể kết hợp châm cứu với phương pháp nắn chỉnh xương (chiropractic) để tối ưu hiệu quả và hỗ trợ cải thiện lâu dài cho người bệnh.

Trị liệu Thần kinh Cột sống với bác sĩ

Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là một phương pháp y học hiện đại, đặc biệt hiệu quả trong điều trị thoái hóa cột sống. Điểm nổi bật của phương pháp này là không sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật, giúp người bệnh giảm thiểu các tác dụng phụ và rủi ro thường gặp khi điều trị bằng các phương pháp truyền thống.

Quy trình trị liệu được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống (Chiropractor). Bằng cách sử dụng tay, bác sĩ sẽ áp dụng lực nắn chỉnh chính xác và an toàn lên các đốt sống bị sai lệch. Quá trình này không chỉ đưa đốt sống trở lại vị trí bình thường mà còn giúp giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh. Nhờ vậy, các cơn đau được giảm thiểu và khả năng tự chữa lành tự nhiên của cơ thể được kích hoạt, giúp cơ thể phục hồi từ bên trong.

Hơn nữa, trị liệu chữa thoái hoá cột sống còn giúp cải thiện sự lưu thông máu và tăng cường chức năng của hệ thần kinh, từ đó giảm nguy cơ tái phát đau và mang lại hiệu quả lâu dài. Đây được xem là một giải pháp toàn diện, tập trung vào việc điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, chứ không chỉ dừng lại ở việc giảm triệu chứng đau tức thời.

Vật lý trị liệu: Điều trị an toàn, hiệu quả cao

Vật lý trị liệu được đánh giá là một phương pháp phục hồi chức năng toàn diện, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe nhanh chóng và dần trở lại với cuộc sống thường ngày. Phương pháp này không chỉ hỗ trợ giảm đau mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi các mô bị tổn thương.

Vật lý trị liệu được chia thành hai dạng chính: chủ động và bị động.

Vật lý trị liệu chủ động: Đây là hình thức điều trị thông qua các bài tập vận động cơ thể được thiết kế riêng biệt, chẳng hạn như:

  • Bài tập dưới nước: Giảm áp lực lên các khớp, giúp cơ bắp hoạt động dễ dàng hơn.
  • Kéo giãn cơ: Tăng cường sự linh hoạt và cải thiện phạm vi chuyển động của xương khớp.
  • Bài tập cải thiện cơ bắp: Tăng sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ duy trì tư thế và giảm căng thẳng lên cột sống.
  • Những bài tập này không chỉ giúp tăng lưu thông máu mà còn hỗ trợ xương khớp và cơ bắp trở nên khỏe mạnh, linh hoạt hơn, giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng đau.

Vật lý trị liệu bị động: Ở dạng này, các bác sĩ sử dụng thiết bị hỗ trợ công nghệ cao để điều trị, bao gồm:

  • Sóng âm: Giúp giảm viêm và kích thích tái tạo mô.
  • Kích thích điện: Thư giãn cơ bắp, giảm căng cứng và đau nhức.
  • Liệu pháp ánh sáng: Hỗ trợ tái tạo các mô bị tổn thương và giảm sưng viêm.
  • Các liệu pháp bị động này giúp giảm chèn ép rễ thần kinh, giảm áp lực lên cột sống và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.

Nhờ sự kết hợp giữa các bài tập vận động và công nghệ hiện đại, vật lý trị liệu không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả điều trị cao, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là những người mắc bệnh thoái hóa cột sống.

Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống: Cân nhắc khi điều trị

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị cuối cùng cho thoái hóa cột sống, thường chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Đây là một quyết định lớn đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa và phải được thực hiện bởi đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, nhằm đảm bảo độ an toàn và tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, người bệnh thường có thể cải thiện đáng kể khả năng vận động và giảm đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn một số rủi ro, bao gồm:

  • Tái phát cơn đau: Cơn đau có thể quay lại nếu không chăm sóc và phục hồi đúng cách.
  • Nhiễm trùng vết mổ: Một rủi ro phổ biến trong các ca phẫu thuật, đòi hỏi theo dõi sát sao.
  • Thời gian hồi phục lâu: Phụ thuộc vào thể trạng mỗi người và mức độ can thiệp trong ca mổ.

Vì những nguy cơ tiềm ẩn này, việc quyết định phẫu thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tư vấn của bác sĩ. Người bệnh nên thảo luận chi tiết về lợi ích, rủi ro, và các lựa chọn thay thế trước khi đưa ra quyết định, để đảm bảo phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và mục tiêu điều trị của mình.

Phẫu thuật chữa thoái hoá cột sống

Phẫu thuật chữa thoái hoá cột sống

Xem thêm: Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ

2. Thoái hóa cột sống khi nào cần đi khám? Khám ở đâu tốt?

Thoái hóa cột sống khi nào cần đi khám?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng thờ ơ và xem nhẹ các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý cột sống. Không ít người cho rằng những cơn đau xuất hiện chỉ là hiện tượng thoáng qua hoặc cho rằng tuổi trẻ khó có nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các vấn đề xương khớp, cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt khi bạn không duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động khoa học.

Việc chủ động thăm khám kịp thời sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nếu để bệnh kéo dài, các vấn đề xương khớp, cột sống có thể trở nên nghiêm trọng, gây ra những di chứng nặng nề như: Suy giảm chức năng vận động, liệt chi, xuất huyết não hoặc thậm chí đột quỵ. Do đó, thăm khám định kỳ, từ 1–2 lần mỗi năm, không chỉ giúp phát hiện sớm các bệnh lý cột sống mà còn tăng tỷ lệ phục hồi và giảm thiểu chi phí điều trị.

Bên cạnh đó, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa khi gặp phải các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện cơn đau tại bất kỳ vị trí nào trên cột sống.
  • Cảm giác sưng, đau nhức hoặc khó chịu ở vùng cột sống.
  • Mức độ đau tăng dần, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cơn đau đi kèm cảm giác tê bì hoặc yếu ở tay, chân, lan từ vùng lưng xuống chân.
  • Khó khăn trong vận động, sinh hoạt thường ngày, kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc mất ngủ.

Khám thoái hóa cột sống ở đâu tốt tại Hà Nội?

Nếu bạn đang băn khoăn về địa chỉ uy tín để khám và điều trị thoái hóa cột sống tại Hà Nội, Tổ hợp Y tế Mediplus  là một lựa chọn đáng tin cậy, với nhiều ưu điểm nổi bật như:

Trang thiết bị hiện đại: Mediplus sở hữu các thiết bị y tế tiên tiến hàng đầu, đảm bảo hỗ trợ chẩn đoán chính xác:

  • Máy đo mật độ xương GE (Hàn Quốc): Cho hình ảnh chi tiết về cột sống, hông, thắt lưng, an toàn và không xâm lấn.
  • Máy siêu âm cầm tay CLARIUS (Canada): Hình ảnh độ phân giải cao, không sử dụng bức xạ ion hóa, an toàn tuyệt đối.
  • Ngoài ra, phòng khám còn được trang bị máy siêu âm, X-quang, CT, MRI hiện đại để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán tối ưu.

Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: Mediplus quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cơ xương khớp. Các bác sĩ không chỉ giàu chuyên môn mà còn tận tâm, mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho bệnh nhân: 

  • TS.BS Lê Quốc Việt: Hơn 35 năm kinh nghiệm, nguyên Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện E.
  • TS.BS Lê Thị Liễu: Phó Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai, hơn 25 năm kinh nghiệm.

Dịch vụ y tế tận tâm: Tại Mediplus, khách hàng được trải nghiệm dịch vụ hiện đại và thuận tiện:

  • Vòng tay định danh cá nhân: Thay thế giấy tờ truyền thống, rút ngắn thời gian chờ đợi.
  • Kết quả nhanh chóng: Trả kết quả trong ngày qua ứng dụng MEDI+, dễ dàng lưu trữ và tra cứu.
Phòng khám cơ xương khớp Mediplus tại 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Phòng khám cơ xương khớp Mediplus tại 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Đọc thêm: Thoái hóa đốt sống cổ C1 C7: Triệu chứng các cấp độ thoái hóa

3. Lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng

Để cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng hiệu quả, người bệnh cần chú ý những yếu tố quan trọng dưới đây: 

  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie và vitamin như rau lá xanh, sữa và chế phẩm từ sữa, cá, trái cây họ cam quýt. Hạn chế tiêu thụ rượu bia, nước có ga, thuốc lá, cà phê, đồ hộp, thức ăn nhanh và các món cay nóng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng khu vực bị đau để kích thích lưu thông máu và giảm cứng cơ. Sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau và giúp cơ thể dễ chịu hơn.
  • Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi. Tránh các tư thế sai lệch, không cúi gập lâu, không mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức để giảm áp lực lên cột sống.
  • Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga giúp tăng cường sự linh hoạt của cột sống và cải thiện chức năng vận động. Tránh các bài tập quá nặng hoặc các môn thể thao có động tác khó để ngăn ngừa chấn thương.
  • Nếu bị thừa cân, hãy xây dựng chế độ ăn kiêng và tập luyện hợp lý để giảm cân, giúp giảm áp lực lên các khớp và cột sống.
Lưu ý khi chữa thoái hoá cột sống

Lưu ý khi chữa thoái hoá cột sống

4. Phòng ngừa và giảm nguy cơ thoái hóa cột sống

Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ thoái hoá cột sống: 

Chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng  

Chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng là yếu tố then chốt để duy trì sức khỏe xương khớp. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie và vitamin như sữa, chế phẩm từ sữa, rau xanh (rau dền, bắp cải), các loại cá, trứng, và trái cây họ cam quýt. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ rượu bia, nước có ga, thuốc lá, cà phê, đồ ăn nhanh và các món cay nóng. Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ sự dẻo dai và linh hoạt của các mô xương khớp.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và thể dục hàng ngày

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là cách phòng ngừa hiệu quả. Hạn chế ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, tránh giữ một tư thế cố định trong thời gian dài. Nếu công việc yêu cầu ngồi nhiều, như nhân viên văn phòng, hãy tận dụng các giờ giải lao để thực hiện những bài tập nhẹ trong 5–10 phút, giúp thư giãn cơ bắp và giảm áp lực lên cột sống. Ngoài ra, tránh mang vác vật nặng để bảo vệ thắt lưng và hạn chế các chấn thương không đáng có.

Thể dục hàng ngày để giảm thoái hoá

Thể dục hàng ngày để giảm thoái hoá

Duy trì các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp cải thiện sự linh hoạt của xương khớp và giảm nguy cơ thoái hóa. Các bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga, hoặc bơi lội đều phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh những bài tập có động tác phức tạp hoặc các môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh để tránh gây chấn thương.

Khám sức khỏe định kỳ, tư vấn bác sĩ xương khớp

Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp và cột sống. Hãy đến bác sĩ chuyên khoa 1–2 lần mỗi năm để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu đau nhức hoặc bất thường nào, việc tư vấn và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Khám xương khớp định kỳ

Khám xương khớp định kỳ

Thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng là một bệnh lý cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Việc phòng ngừa và chữa thoái hóa cột sống đòi hỏi sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và sự chăm sóc sức khỏe định kỳ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ cột sống mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống một cách bền vững.

*Lưu ý: Bài viết là các kiến thức tổng hợp lại, không thay thế cho khám và điều trị y khoa. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Tập xà đơn chữa vẹo cột sống: Gợi ý 7 bài tập 

    Vẹo cột sống là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tập xà đơn chữa vẹo cột sống…

    20 Th11, 2024
    274

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì?

    Đau khớp cổ tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá tải, chấn thương, viêm khớp và các bệnh lý khác. Bài…

    03 Th1, 2024
    548

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Gai đôi cột sống bẩm sinh: 8 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Gai đôi cột sống bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh nứt đốt sống, có ảnh hưởng đến cột sống, xảy ra khi cột…

    20 Th11, 2024
    140

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    [Gợi ý] 6 cách trị gai cột sống lưng tại nhà và 7 lưu ý

    Gai cột sống lưng là một vấn đề phổ biến gây ra đau đớn và khó chịu cho nhiều người. Việc tìm kiếm các phương…

    22 Th10, 2024
    124

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám