Củ ráy chữa bệnh xương khớp hiểu sao cho đúng?

Cập nhật 09/01/2025

97.4K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Củ ráy là loại củ rất quen thuộc với người dân miền quê Việt Nam. Mặc dù củ này rất ít khi được dùng làm thực phẩm, nhưng lại được biết đến với công dụng là một vị thuốc chữa bệnh xương khớp trong dân gian, có hiệu quả nhất định. Bài viết này Mediplus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực hư Củ ráy chữa bệnh xương khớp được không ngay dưới đây.

1. Cách nhận biết của củ ráy

Củ ráy là bộ phận của cây ráy ở nước ta còn gọi là dã vu hay khoai sáp Theo wiki. Củ ráy có hình dáng giống như củ khoai sọ nhưng kích thước lớn hơn, to cỡ cổ tay người lớn và gây ngứa khi tiếp xúc với da. Cây ráy thường mọc dại ở trong rừng rậm hoặc tại những nơi ẩm thấp như ven sông suối, ao hồ.

Vẻ ngoài của củ ráy khá giống với khoai sọ nên rất dễ nhầm lẫn

Vẻ ngoài của củ ráy khá giống với khoai sọ nên rất dễ nhầm lẫn

1.1 Đặc điểm của cây củ ráy

Cây củ ráy có hình dáng bên ngoài khá giống với cây dọc mùng, chính vì thế mà có rất nhiều người bị nhầm lẫn và không phân biệt được 2 loài cây này. Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của cây củ ráy:

  • Thân cây: Ráy là loài cây thân bẹ, có chiều cao từ 0,3 đến 1,4m, một số cây có thể phát triển rất cao lên đến 5m. Phần trên của cây thẳng đứng, phần dưới sát gốc thì bò trên mặt đất.
  • Củ: Đây chính là thành phần dùng để làm thuốc, vẻ bề ngoài trông khá giống củ khoai sọ nhưng to hơn, củ ráy có vỏ màu vàng nâu, có ngấn.
  • Lá: Lá cây ráy có hình trái tim, kích thước to, chiều dài từ 10 – 50cm, chiều rộng từ 8 – 45cm, cuống lá rất dài.
  • Hoa: Bông mo mang hoa cái ở phía gốc và hoa đực ở phía trên. Mo có hình thuyền, có màu xanh hoặc xanh vàng. Cây ráy thường ra hoa vào tháng 1 – 5 hằng năm.
  • Quả: Quả mọng hình trứng, mọc bao quanh mo, khi chín có màu đỏ.

1.2 Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Thành phần chính của cây củ ráy dùng để làm nguyên liệu trong các phương thuốc dân gian được áp dụng điều trị xương khớp.

Sau 2 đến 3 năm, khi cây phát triển hoàn thiện thì tiến hành đào cả cây, loại sạch đất cát và bụi bẩn, sau đó cắt bỏ hết các rễ con ta sẽ thu được nguyên liệu cần dùng là củ ráy.

Có thể dùng tươi hoặc mang củ ráy đi phơi khô để dùng dần. Một điều cần lưu ý khi thu hoạch cũng như sơ chế củ ráy là người tiến hành thu hoạch phải mang bao tay, vì trong củ ráy có chứa thành phần canxi oxalat có thể khiến da bị kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu.

Hình ảnh một cây ráy phát triển hoàn thiện

Hình ảnh một cây ráy phát triển hoàn thiện

2. Củ ráy có tác dụng gì trong điều trị bệnh?

Củ ráy chữa bệnh xương khớp là bài thuốc dân gian truyền miệng, chưa có nghiên cứu khoa học về độ hiệu quả trong chữa bệnh. Để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ ngộ độc, người bệnh cần được tham vấn y khoa và đi khám, thay vì tự ý chế biến và dùng củ ráy tại nhà. 

Dùng củ ráy và một số thảo dược để điều trị mụn nhọt khá hiệu quả và dễ áp dụng

Dùng củ ráy và một số thảo dược để điều trị mụn nhọt khá hiệu quả và dễ áp dụng

>>> Xem thêm: Cây xương rồng chữa bệnh xương khớp

3. Củ ráy chữa bệnh xương khớp có hiệu quả như lời đồn?

Củ ráy là một nguyên liệu trong bài thuốc dân gian được đông đảo người dân truyền tai nhau. Tuy nhiên củ ráy ít được dùng làm thuốc do khó chế biến và ít kinh nghiệm sử dụng, trong khi đó có nhiều vị thuốc hay hơn, an toàn hơn mà hiệu quả điều trị lại cao.

*Lưu ý: Củ ráy chữa bệnh xương khớp có hiệu quả như thế nào hiện vẫn chưa có nghiên cứu và số liệu khẳng định. Vì vậy, bệnh nhân xương khớp nên đi khám, và tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và có cách điều trị tốt nhất. 

Nên đi khám bác sĩ để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả thay vì tự ý sử dụng củ ráy

Nên đi khám bác sĩ để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả thay vì tự ý sử dụng củ ráy

3.1 Nguy cơ khi tự ý dùng củ ráy làm thuốc 

Ngộ độc là triệu chứng đầu tiên và tương đối nghiêm trọng khi người dân tự ý dùng củ ráy. Củ ráy gây ra các triệu chứng như: đau lưỡi, buồn nôn, khó thở, tức ngực, cảm giác đầy trong cổ họng, loét bỏng khoang miệng,  thậm chí là tắc nghẽn đường thở và dẫn đến tử vong.

Hiện nay chưa có thuốc giải đặc hiệu cho ngộ độc củ ráy. Dưới đây là một số cứu cánh khi người bệnh ăn phải củ ráy thô:

– Nên uống 120 – 240ml nước mát giúp giảm đau miệng. 

– Uống sữa (giúp kết tủa oxalate trong củ ráy hòa tan nó với canxi).

– Đưa ngay bệnh nhân bị ngộ độc củ ráy đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã trang bị cho mình những thông tin về củ ráy chữa bệnh xương khớp để hiểu đúng và áp dụng đúng cách, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Nếu muốn khám, đặt lịch tư vấn về bệnh xương khớp với bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tại Tổ hợp y tế Mediplus, bạn vui lòng liên hệ hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

 

4.3/5 - (19 bình chọn)

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ C3 C4: 6 nguyên nhân, 5 Cách chữa

    Các triệu chứng hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ c3 c4 thường gặp gây ra sự đau đớn cho bệnh nhân và làm tăng…

    25 Th12, 2024
    954

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Chi phí phẫu thuật bàn chân bẹt năm 2025

    Phẫu thuật bàn chân bẹt là một phương pháp điều trị dứt điểm giúp cải thiện dáng đi và giảm đau cho người bệnh, tăng…

    25 Th12, 2024
    138

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    5 dấu hiệu bàn chân bẹt và 7 cách nhận biết

    Dấu hiệu bàn chân bẹt là một tình trạng khá phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do ít gây khó chịu trong giai đoạn…

    10 Th12, 2024
    132

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách điều trị loãng xương như thế nào? Có chữa khỏi không?

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng…

    01 Th2, 2024
    749

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám