Đau cột sống thắt lưng: Vị trí đau, nguyên nhân và hướng điều trị

Cập nhật 31/05/2023

3.4K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Đau cột sống thắt lưng nếu không được chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị dứt điểm sẽ hạn chế vận động, tổn thương xương khớp nặng nề. Chính vì thế, người bệnh không được “xem nhẹ” bệnh lý này mà cần thăm khám ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Đau cột sống thắt lưng là như thế nào?

Đau cột sống thắt lưng là tình trạng vùng thắt lưng đột ngột đau dữ dội. Với tình trạng này thì có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào và đặc biệt dễ bị và phổ biến hơn cả là người cao tuổi.

Tuy nhiên, cũng có những con số thống kê cho biết có khoảng 80% trường hợp đau cột sống lưng không xác định được nguyên nhân, đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan khác. Việc không được chẩn đoán sớm và điều trị triệt để có thể khiến hệ thống xương khớp và cột sống bị tổn thương khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đau cột sống thắt lưng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, phổ biến hơn cả là ở người cao tuổi

Đau cột sống thắt lưng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, phổ biến hơn cả là ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng

Như đã đề cập, cột sống thắt lưng bị đau cũng do nhiều tác nhân, có thể bệnh lý, tình trạng chấn thương hoặc do thay đổi thời tiết… Cụ thể dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến và hay gặp nhất:

  • Chấn thương vùng cột sống thắt lưng: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động tác động mạnh lên vùng cột sống thắt lưng gây đau  tại vị trí này.
  • Dây chằng, cơ giãn quá mức: Vận động quá sức, mang vác vật nặng hoặc ngồi sai tư thế lâu ngày gây áp lực lớn đến vùng cột sống thắt lưng làm xuất hiện các cơn đau. Các cơn đau đến bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước. Đau tăng dần khi bệnh nhân vận động gắng sức như khuân vác bưng bê vật nặng, đi giày cao gót trong thời gian dài, thời tiết chuyển lạnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng co cơ gần cột sống.
  • Thoái hóa cột sống: Theo thời gian, xương đĩa đệm sẽ bị thoái hóa. Đĩa đệm bị tổn thương làm thay đổi cấu trúc cột sống, ảnh hưởng đến khả năng chịu lực. Thoái hóa cột sống nếu không được điều trị dứt điểm có thể phát triển thành gai xương. Các gai xương này có thể chèn ép tủy sống làm hẹp ống sống gây nên triệu chứng đau cột sống thắt lưng. Thậm chí người bệnh có thể bị liệt hai chân. Cơn đau có thể đến đột ngột hoặc chậm rãi bắt đầu ở vùng thắt lưng rồi lan dần xuống mông đến ngón chân. Nếu không điều trị kịp thời tình trạng này, người bệnh có thể bị teo cơ đùi, teo cẳng chân.
  • Viêm khớp: Các khớp bị viêm nhiễm sẽ gây nên các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng cột sống kèm theo các triệu chứng sưng khớp, lưng gù, giảm chiều cao.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Vị trí của đĩa đệm là nằm ở giữa các đốt sống, đóng vai trò chịu lực cũng như giảm xóc khi cơ thể hoạt động. Đĩa đệm bị thoái hóa hoặc bị rạn nứt do lực mạnh tác động khiến nhân nhầy thoát ra ngoài nhanh chóng, tạo áp lực lên rễ thần kinh gây nên các cơn đau nhức.
  • Ung thư tủy sống: Cơn đau lưng dữ dội nhất là vào ban đêm kèm theo các biểu hiện như sụt cân đột ngột, sốt, nhiễm khuẩn,… chính là dấu hiệu cảnh báo ung thư tủy sống.
  • Gù vẹo cột sống: Gù vẹo cột sống lâu ngày có thể dẫn đến đau vùng thắt lưng cột sống khiến người bệnh mệt mỏi.

Triệu chứng khi bị đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng thường xuất hiện ở vị trí 1/3 dưới lưng, có những biểu hiện đặc trưng và khá dễ để nhận biết. Cụ thể:

  • Cơn đau xuất hiện khắp vùng lưng từ phần lưng trên đến giữa cột sống thắt lưng và phần lưng dưới.
  • Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, đau lưng cấp tính kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, đau lưng hơn 3 tháng là đau lưng mãn tính.
  • Đau cột sống thắt lưng có thể lan từ cột sống xuống tới vùng hông, chậu kèm theo tê bì và mất cảm giác ở chân.
  • Cơn đau dữ dội hơn nếu người bệnh ngồi lâu, vận động mạnh.
  • Người bệnh gặp khó khăn, không thể đứng thẳng, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Vùng lưng bị sưng hoặc có khối viêm.
  • Đau lưng có thể kèm theo các triệu chứng cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng như sốt, không kiểm soát được bàng quang, ớn lạnh,…

Phương pháp điều trị tình trạng đau cột sống lưng

Đau cột sống thắt lưng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân gây ra, việc điều trị hiệu quả trước hết cần biết rõ nguyên nhân từ đâu, mức độ như thế nào… qua đó các Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điệu trị thích hợp. Các phương pháp điều trị đau cột sống thắt lưng thường được chỉ định mang lại hiệu quả tích cực:

Dùng thuốc tây điều trị  đau cột sống thắt lưng

Dùng thuốc là phương pháp điều trị đau cột sống thắt lưng thường dùng

Dùng thuốc là phương pháp điều trị đau cột sống thắt lưng thường dùng

Bác sĩ có thể kê một số thuốc cho bệnh nhân để giảm nhẹ các cơn đau cột sống nhanh chóng

  • Thuốc giảm đau thông thường: Thuốc giảm đau được dùng phổ biến để điều trị đau cột sống thắt lưng là paracetamol. Loại thuốc này có thể làm thuyên giảm các cơn đau nhức nhanh chóng, thường chỉ định trong các cơn đau nhẹ và vừa.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs: Các loại thuốc thường dùng như meloxicam, diclofenac,… giúp giảm các cơn đau vừa và nặng, hạn chế lan rộng vùng tổn thương. đau cột sống thắt lưng.
  • Thuốc giãn cơ: Sử dụng thuốc giãn cơ có tác dụng cải thiện các triệu chứng co cứng cơ, căng cơ và hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả. Các thuốc giãn cơ thường dùng như: myonal, mydocalm,…

*Lưu ý: Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào để hạn chế những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Phương pháp vật lý trị liệu

Châm cứu bấm huyệt: là phương pháp y học cổ truyền thường dùng để chữa trị thoát vị đĩa đệm. Châm cứu bấm huyệt giúp thư giãn gân cốt, tuần hoàn máu, hỗ trợ lưu thông máu làm thuyên giảm các cơn đau nhức.

Kéo giãn cột sống: sử dụng máy kéo giãn cột sống khiến các khoang đốt sống được mở rộng, giải phóng bớt áp lực cho đĩa đệm và các dây thần kinh nhằm cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê bì.

Các bài tập bổ trợ chữa trị đau cột sống lưng

Các bài tập vật lý trị liệu được đánh giá là phương pháp hỗ trợ điều trị đau cột sống thắt lưng hiệu quả. Bệnh nhân có thể thực hiện 4 bài tập vật lý trị liệu tại nhà dưới đây:

Tư thế con châu chấu

  • Bước 1: Nằm sấp trên sàn hoặc thảm, nghiêng mặt sang bên trái hoặc bên phải, hai tay để thẳng dọc theo cơ thể, úp lòng bàn tay xuống sàn hoặc thảm, khép hai chân lại và hít thở đều.
  • Bước 2: Chân trái giữ nguyên, thở nhẹ đồng thời nâng chân phải lên cao sao cho cột sống lưng ưỡn về phía trước.
  • Bước 3: Hạ chân xuống, thở đều, giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 giây. Thực hiện bài tập tương tự với chân còn lại, mỗi chân tập 5 lần.

Bài tập tư thế con châu chấu thực hiện trong 15 giây. Trong đó, 5 giây đầu thực hiện nâng chân lên cao, 5 giây sau đó nín thở giữ nguyên tư thế, 5 giây cuối hạ chân xuống và thở ra.

Bài tập tư thế con châu chấu hỗ trợ giảm đau cột sống thắt lưng

Bài tập tư thế con châu chấu hỗ trợ giảm đau cột sống thắt lưng

Tư thế con bọ cạp

  • Bước 1: Nằm sấp trên sàn hoặc thảm, nghiêng mặt sang bên phải hoặc bên trái, hay tay để thẳng xuôi dọc theo cơ thể, úp lòng bàn tay xuống sàn hoặc thảm, khép hai chân lại, hít thở đều.
  • Bước 2: Thở vào nhẹ nhàng, nâng cao hai chân lên càng cao càng tốt, để thẳng hai chân, duỗi ngón chân và bàn chân, ưỡn cột sống thắt lưng về phía trước.
  • Bước 3: Hai chân hạ xuống, thở nhẹ, giữ nguyên tư thế này trong 10 giây. Lặp lại tư thế con bọ cạp 10 lần.
Bài tập tư thế con bọ cạp

Bài tập tư thế con bọ cạp giảm đau lưng hiệu quả

Tư thế con thằn lằn

  • Bước 1: Nằm sấp trên sàn hoặc thảm, hai tay để trên mặt sàn, co khủy tay lại rồi khép vào người, úp lòng bàn tay xuống, duỗi thẳng hai chân, đầu nhìn thẳng vào phía trước, đặt cằm trên mặt thảm.
  • Bước 2: Thở sâu, hai tay chống xuống mặt sàn từ từ nâng nửa người trước lên, đầu và ngực ưỡn hết mức sao cho nâng được phần cơ thể từ rốn trở lên, ưỡn cột sống thắt lưng về phía trước. Bàn chân duỗi căng, mũi bàn chân bám vào mặt sàn.
  • Bước 3: Hạ nửa thân trên xuống rồi thở đều, giữ nguyên tư thế này trong 5 giây. Thời gian thực hiện tư thế con thằn lằn là 15 giây, lặp lại bài tập này khoảng 10 lần.
Bài tập tư thế con thằn lằn

Bài tập tư thế con thằn lằn giảm đau vùng thắt lưng

Tư thế cầu vồng

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn hoặc thảm, để hai tay xuôi thẳng theo cơ thể, úp lòng bàn tay xuống sàn, duỗi thẳng hai chân rồi khép lại, thở đều.
  • Bước 2: Co hai chân lại sao cho cẳng chân và mặt thảm vuông góc với nhau. Từ từ hít vào rồi nâng mông đến mức tối đa trong khi đầu, chân, vai vẫn ở mặt thảm.
  • Bước 3: Hạ mông xuống thảm, chân duỗi thẳng, thở đều, thả lỏng người trong vòng 5 giây. Lặp lại tư thế này 10 lần. Thời gian thực hiện động tác tư thế cầu vồng là 15 giây.
Bài tập tư thế cầu vồng giúp giảm đau thắt lưng

Bài tập tư thế cầu vồng giúp giảm đau thắt lưng

Phòng ngừa đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để ngăn ngừa đau cột sống thắt lưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Vận động thường xuyên: Hình thành thói quen tập thể dục thể thao đều đặn, hiệu quả nhất là duy trì bơi lội hoặc đi bộ ít nhất 30 phút hằng ngày. Tập thể dục giúp tăng cường sự linh hoạt của các nhóm cơ chính, ngăn ngừa các chấn thương cột sống thắt lưng.
  • Ngồi đúng tư thế: Ngồi sai tư thế khiến vùng cột sống thắt lưng chịu áp lực lớn làm xuất hiện các cơn đau cột sống thắt lưng, gây gù lưng, vẹo cột sống. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh tư thế ngồi thẳng lưng, đặt đầu gối cao hơn xương chậu. Cách một tiếng, bạn nên đứng lên di chuyển để thư giãn các cơ.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Béo phì, thừa cân có thể gây áp lực lên cột sống, đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Do đó, bạn cần nên kiểm soát cân nặng ổn định, xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp với luyện tập để tránh cân nặng tăng không kiểm soát.
  • Bổ sung vitamin D, canxi: Bổ sung vitamin D, canxi mỗi ngày giúp chắc khỏe xương, phòng tránh nguy cơ loãng xương. Vitamin D, canxi có trong các thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, sữa, các chế phẩm từ sữa như sữa chua,…
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu, thuốc lá; giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu căng thẳng có thể làm giảm nguy cơ mắc đau cột sống thắt lưng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đau cột sống thắt lưng. Để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng, khi có dấu hiệu đau cột sống lưng kéo dài người bệnh cần thăm khám tại các cơ y tế chuyên khoa để được chữa trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch khám, khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 3366 để được tư vấn!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

5/5 - (1 bình chọn)

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Đo mật độ xương: Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện

    Bạn có biết rằng xương của bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ như tim mạch, huyết áp hay đường huyết? Đo mật độ…

    28 Th2, 2024
    644

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Lệch cột sống: 6 Nguyên nhân và 3 cách điều trị

    Cột sống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ tủy sống và hệ thần kinh. Ngày nay, nhiều người thường xuyên…

    28 Th11, 2024
    128

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau nhức xương khớp tê bì chân tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

    Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi. Đặc biệt là khi thời…

    25 Th1, 2024
    856

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bơm xi măng cột sống có nguy hiểm không? 3 Lưu ý 

    Cột sống là bộ phận quan trọng, giữ vai trò nâng đỡ cơ thể và bảo vệ hệ thần kinh trung ương. Tình trạng lún…

    26 Th12, 2024
    142

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám