Đau dây thần kinh tọa là gì? Biến chứng bại liệt chi dưới

Cập nhật 01/02/2024

1.9K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là một trong những bệnh lý thường gặp, nhất là sau tuổi 30. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, điển hình với các triệu chứng viêm, đau, chèn ép dây thần kinh tọa,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày. Vậy liệu các cơn đau liên thần kinh tọa có nguy hiểm không biến chứng như thế nào? Cùng theo dõi những chia sẻ từ chuyên gia MEDIPLUS qua bài viết dưới đây.

Đau thần kinh tọa là gì?

Trước hết cần biết, dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh dài nhất trên cơ thể. Chúng được tạo thành từ 5 rễ thần kinh: 2 rễ thắt lưng (L4, L5), 3 rễ cùng (S1, S2, S3). Năm rễ thần kinh này liên kết với nhau tạo thành dây thần kinh hông to (hay còn gọi là dây thần kinh tọa).

Đau thần kinh tọa là cơn đau lan dọc từ thắt lưng tới cẳng chân hoặc ngón chân.

Đau thần kinh tọa là cơn đau lan dọc từ thắt lưng tới cẳng chân hoặc ngón chân.

Tại mỗi bên cơ thể, dây thần kinh tọa sẽ chạy qua vùng hông, mông, kéo dài xuống chân và kết thúc tại đầu gối. Tại đây, mỗi bó sợi sẽ phân nhánh và tiếp tục chạy xuống chân, bàn chân và ngón chân.

Đau thần kinh tọa với các cơn đau lan dọc từ thắt lưng tới cẳng chân hoặc ngón chân. Tùy từng đối tượng, đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra với các mức độ khác nhau: đau nhói, đau dữ dội, đau như điện giật, châm chích,… Nguyên nhân gây đau có thể do chấn thương; kích thích dây thần kinh tọa khởi phát từ vùng mông, cơ hông; viêm hoặc chèn ép dây thần kinh vùng lưng dưới.

Nhận biết dấu hiệu cảnh báo đau dây thần kinh tọa

Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng đau thần kinh tọa sẽ biểu hiện khác nhau trên người bệnh. Một số dấu hiệu điển hình nhất có thể kể đến như: đau nhói vùng thắt lưng, đau hông, nóng rát hoặc ngứa ran ở chân. Cơn đau khiến cơ thể khó khăn trong việc đi đứng, đau trở nên trầm trọng hơn khi ngồi – đứng trong thời gian dài, xoay – vặn phần thân trên hoặc chuyển động cơ thể đột ngột.

Cơn đau thường trở nên trầm trọng hơn khi thay đổi tư thế

Cơn đau thường trở nên trầm trọng hơn khi thay đổi tư thế

Một số bệnh nhân ghi nhận tình trạng yếu chân, tê chân, khó di chuyển chân hoặc bàn chân. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên cơ thể. Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu các triệu chứng trên diễn ra kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Bệnh nhân đau chân dữ dội kéo dài trong nhiều giờ.
  • Bệnh nhân tê hoặc yếu cơ ở cùng một chân.
  • Người bệnh mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang (đại tiểu tiện, tiểu không tự chủ). Tình trạng này có thể do hội chứng đuôi ngựa gây ra, xuất hiện khi rễ thần kinh đầu đuôi bị chèn ép hoặc tổn thương. Điều này làm gián đoạn đường vận động và cảm giác đến chi dưới, bàng quang.
  • Đau đột ngột và dữ dội vùng lưng dưới trên bệnh cảnh tai nạn giao thông hoặc một số chấn thương khác.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường gặp phải

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu gây đau thần kinh tọa với hơn 80% trường hợp. Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa hai đốt sống. Áp lực từ các đốt sống có thể khiến phần gel đĩa đệm tràn ra ngoài tại vị trí thành ngoài gây thoát vị. Phần gel này đè lên dây thần kinh tọa, dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh tọa cho bệnh nhân.

nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Ngoài những vấn đề liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm, có nhiều nguyên nhân khác gây nên đau thần kinh tọa các bác sĩ có chỉ ra:

  • Thoái hóa đĩa đệm: Là tình trạng hao mòn tự nhiên của đĩa đệm nằm giữa các đốt sống. Đĩa đệm bị mòn sẽ thấp dần, dẫn đến tình trạng hẹp ống sống (hẹp đường dẫn truyền thần kinh). Điều này gây chèn ép rễ thần kinh tọa, dẫn đến tình trạng đau nhức thường gặp.
  • Thoái hóa khớp: Khớp bị thoái hóa hình thành nên các gai xương (tại vị trí gai già) gây chèn ép dây thần kinh vùng lưng dưới.
  • Trượt đốt sống: Đốt sống bị trượt ra ngoài sẽ xếp so le với cấu trúc xương bình thường. Điều này làm thu hẹp lỗ thông nơi dây thần kinh đi ra. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chèn ép thần kinh hông.
  • Hội chứng cơ hình lê: Cơ hình lê (nằm sâu trong mông) bị căng hoặc co thắt tạo áp lực và kích thích lên dây thần kinh hông. Từ đó dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa.
  • Hội chứng đuôi ngựa: Đây là hội chứng hiếm gặp, xảy ra do bó dây thần kinh ở phần cuối tủy sống (còn gọi là chùm đuôi ngựa) bị chèn ép. Hội chứng này gây ra những cơn đau buốt lan dần xuống chân, có thể kèm theo cảm giác tê dại xung quanh hậu môn, mất kiểm soát ruột và bàng quang.
  • Chấn thương: Bệnh nhân có chấn thương tại cột sống thắt lưng hoặc dây thần kinh tọa do tai nạn hoặc nguyên nhân khác.
  • Khối u: Bệnh nhân có khối u hình thành trong ống sống thắt lưng. Khối u phát triển lớn dần về kích thước gây chèn ép dây thần kinh tọa.

Biến chứng đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm?

Các cơn đau thần kinh tọa thường sẽ khỏi sau khoảng 4-5 tuần. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh diễn tiến nặng, cơn đau mãn tính kéo dài liên tục có thể dẫn tới nhiều nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tình trạng đau thần kinh tọa nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng có thể kể đến:

– Cứng cột sống: Biến chứng này thường đi kèm với cơn co thắt cơ hoặc mất trương lực hoàn toàn chi dưới. Hiện tượng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi bệnh nhân mới ngủ dậy. Phần lớn bệnh nhân ghi nhận tình trạng đau, cứng cột sống, đau khi nghiêng người hoặc di chuyển, khó khăn trong vận động và sinh hoạt.

– Teo cơ vận động: Đau thần kinh tọa gây cảm giác đau nhức khó chịu khiến người bệnh có tâm lý hạn chế đau bằng cách ít vận động hơn. Về lâu dài, điều này có thể khiến dây thần kinh tọa bị teo rút, mất dần chức năng do thoái hóa.

– Mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện: Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do hội chứng đuôi ngựa. Việc không tự chủ đại, tiểu tiện có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh.

– Bại liệt chi dưới: Biến chứng này xảy ra khi bệnh nhân đau dây thần kinh tọa đã chuyển sang giai đoạn nặng. Bệnh nhân không được chủ quan mà cần tích cực điều trị và tập luyện phục hồi chức năng để khôi phục khả năng di chuyển của bản thân.

Biến chứng do đau thần kinh tọa

Biến chứng do đau thần kinh tọa

Bại liệt chi dưới là biến chứng đau thần kinh tọa

Bại liệt chi dưới là biến chứng đau thần kinh tọa

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

Bệnh nhân đau thần kinh tọa sẽ được chẩn đoán bước đầu bằng cách xem xét tiền sử bệnh, đánh giá đặc điểm cơn đau, yếu tố ảnh hưởng mức độ đau và các triệu chứng phối hợp khác. Người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra như:

  • Kiểm tra sức mạnh cơ bắp chân bằng cách đi bằng mũi chân và gót chân.
  • Nâng cao chân cho tới lúc bắt đầu đau để xác định vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng cũng như các vấn đề về đĩa đệm.
  • Xác định cơ đau và kiểm tra độ dẻo dai, sức mạnh cơ bắp bằng các động tác kéo giãn cơ.

Bên cạnh đó, để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn bệnh nhân có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) cột sống thắt lưng: Đây là xét nghiệm có giá trị nhất trong việc chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, dạng tổn thương, vị trí thoát vị,… Phương pháp này thu thập hình ảnh chi tiết về xương và mô mềm vùng lưng. Đặc biệt, chụp MRI có thể cho thấy áp lực lên dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm và viêm khớp.
  • Chụp X-quang cột sống: Phương pháp này giúp phát hiện tình trạng gãy xương cột sống, các vấn đề liên quan đĩa đệm, nhiễm trùng, khối u hoặc thoái hóa khớp.
  • Chụp tủy đồ: Xác định nguyên nhân thoát vị đĩa đệm có phải do các vấn đề liên quan đến đốt sống hoặc đĩa đệm hay không.
  • Đo điện cơ: Kiểm tra tốc độ xung điện di chuyển qua dây thần kinh to và phản ứng cơ bắp. Từ đó, phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.

Điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả dứt điểm

Đau dây thần kinh tọa thường tự biến mất theo thời gian hoặc sau khi người bệnh áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Theo thống kê, có khoảng 80-90% trường hợp khỏi bệnh mà không cần phẫu thuật. Hơn 50% trong số này hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần điều trị tích cực.

Điều trị đau thần kinh tọa quan trọng nhất là chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây đau. Người bệnh được điều trị theo căn nguyên gây bệnh, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng vận động, ngăn ngừa các thương tật thứ phát cũng như biến chứng. Biện pháp phẫu thuật chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết hoặc các phương án điều trị khác không có hiệu quả.

Dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất nhằm làm giảm cơn đau cho bệnh nhân. Ba nhóm thuốc thường được kết hợp là NSAIDS, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ.

Các NSAIDS thường dùng là Diclofenac 50mg (2 viên x 2 lần/ngày, uống sau ăn), Meloxicam 7,5mg (1-2 viên/ngày), Celecoxib 200 mg (1 viên x 1 lần/ngày). NSAIDS được chỉ định đường tiêm khi đau cấp tính, đau nhiều. Trong khi đó, phần lớn các trường hợp đau ít hoặc bệnh nhân đang trong giai đoạn bán cấp được chỉ định đường uống để thuận tiện hơn cho người bệnh.

Thuốc giảm đau có thể dùng Paracetamol 500mg (4-6 viên/ngày) nếu đau ít. Bệnh nhân đau nhiều có thể dùng giảm đau bậc hai gồm Efferalgan Codein hoặc Ultracet (Paracetamol + Tramadol: 2-4 viên/ngày). Bệnh nhân cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Nhóm thuốc giãn cơ có thể dùng Tolpherisone 150mg, Eperisone 50mg (2-3 viên/ngày). Một số trường hợp đau thần kinh tọa mãn tính có thể phải dùng thêm thuốc giảm đau thần kinh như Gabapenthin 300-2700 mg/ngày, Pregabalin 75-600 mg/ngày.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa có chỉ định hoặc hưỡng dẫn từ các Bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe!

Bài tập vật lý trị liệu

Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để cải thiện khả năng vận động. Một số bài tập như nhiệt trị liệu (hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm) giúp giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch. Điện trị liệu (điện xung, điện phân, dòng giao thoa, dòng TENS) có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau và tăng chuyển hóa.

Bài tập kéo dãn cột sống có thể thực hiện bằng tay (giai đoạn cấp) hoặc bằng máy (giai đoạn bán cấp và mãn tính). Bài tập giúp làm giảm áp lực nội khớp, căng hệ thống dây chằng quanh khớp (nhất là dây chằng dọc sau). Từ đó, làm giảm chèn ép lên rễ thần kinh hoặc đĩa đệm. Bệnh nhân nên thực hiện 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 15-20 phút. Chỉ áp dụng với bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Phẫu thuật can thiệp

Ngoài ra, còn có một số phương pháp điều trị đau thần kinh tọa khác như tiêm ngoài màng cứng, can thiệp thủ thuật tại chỗ (phong bế cạnh cột sống thắt lưng, phong bế rễ thần kinh ở lỗ ghép, phong bế hốc xương cùng),… Can thiệp phẫu thuật chỉ áp dụng khi các biện pháp trên không hiệu quả, hoặc để điều trị nguyên nhân gây bệnh (chấn thương, chỉnh hình cột sống, khối u,…)

Người bệnh đau thần kinh tọa cần nghỉ ngơi tuyệt đối nếu đã ở giai đoạn nặng. Bệnh nhân nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hoặc ngồi xích đu để hạn chế áp lực lên cột sống. Không nên vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột như xoay người, chạy nhảy, cúi gập người,…

Kết hợp điều trị dùng thuốc và tập vật lý trị liệu hiệu quả giảm các cơn đau.

Kết hợp điều trị dùng thuốc và tập vật lý trị liệu hiệu quả giảm các cơn đau.

Ngoài ra một số cách điều trị đau thần kinh tọa có thể được chỉ định thực hiện giúp mang lại hiệu quả cũng như giảm các cơn đau như: Chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu hoặc thực hiện nắn xương khớp bởi chuyên gia…

Các biện pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa

Trên thực tế, có một số nguyên nhân gây đau thần kinh tọa mà bệnh nhân không thể ngăn ngừa được. Đó có thể là thoái hóa đĩa đệm, tổn thương thần kinh tọa do mang thai hoặc tai nạn. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ lưng và giảm thiểu rủi ro:

  • Đi, đứng, ngồi đúng tư thế, tránh nâng đồ vật nặng để giảm áp lực lên lưng dưới và cột sống.
  • Chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng, hạn chế rủi ro chấn thương cột sống như bơi lội, yoga, thái cực quyền,…
  • Người lớn tuổi cần hạn chế té ngã, giữ cầu thang và lối đi khô ráo.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để tránh chứng viêm và đau khắp cơ thể. Duy trì cân nặng lý tưởng, không hút thuốc do nicotin có thể làm suy yếu, căng thẳng cho cột sống và đĩa đệm.

Đau thần kinh tọa hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị tích cực theo đúng liệu trình. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức bổ ích đến quý bạn đọc. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc gặp các vấn đề về cơ xương khớp, quý khách vui lòng liên hệ đến MEDIPLUS theo số hotline 1900 3366 để được tư vấn và giải đáp từ các chuyên gia.

*Bài viết chia sẻ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

3/5 - (2 bình chọn)

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Bàn chân bẹt: 2 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Bàn chân bẹt, còn được gọi là vòm bàn chân sụp xuống, khiến toàn bộ lòng bàn chân chạm đất, dẫn đến khó chịu và…

    18 Th12, 2024
    144

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh loãng xương có chữa được không? Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe xương!

    Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…

    20 Th2, 2024
    672

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thực đơn cho người bệnh gout trong 1 tuần 

    Gout là một bệnh lý gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến các cơn đau nhức và viêm khớp.…

    25 Th12, 2024
    1.0K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Lệch cột sống: 6 Nguyên nhân và 3 cách điều trị

    Cột sống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ tủy sống và hệ thần kinh. Ngày nay, nhiều người thường xuyên…

    28 Th11, 2024
    123

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám