5 dấu hiệu bàn chân bẹt và 7 cách nhận biết

Cập nhật 10/12/2024

74

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Dấu hiệu bàn chân bẹt là một tình trạng khá phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do ít gây khó chịu trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bàn chân bẹt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, gây ra các vấn đề về dáng đi, đau nhức và giảm hiệu suất vận động. Trong bài viết này, MEDIPLUS sẽ gửi đến bạn các dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ và 7 cách đơn giản để xác định tình trạng này.

1. 5 dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt 

Phần lớn trẻ sơ sinh khi chào đời đều sở hữu bàn chân phẳng do cấu tạo chủ yếu là mô mềm, chưa hình thành vòm bàn chân. Thông thường, cấu trúc bàn chân sẽ hoàn thiện khi trẻ đạt từ 2 đến 3 tuổi. Nếu sau độ tuổi này, hõm bàn chân vẫn chưa phát triển, có thể xác định trẻ mắc chứng bàn chân bẹt. Tình trạng này thường dễ dàng nhận biết qua việc quan sát, với các dấu hiệu đặc trưng ở người bệnh như sau:

Lòng bàn chân phẳng và bè

Ở một bàn chân khỏe mạnh, vòm bàn chân tạo ra một khoảng trống nhỏ giữa lòng bàn chân và mặt sàn khi đứng thẳng. Nhờ vậy, khả năng thăng bằng được cải thiện, vì vòm bàn chân đóng vai trò như một chiếc lò xo, giúp phân bổ trọng lượng cơ thể đều và hỗ trợ tốt trong việc di chuyển.

Ngược lại đối với trẻ mắc chứng bàn chân bẹt, vòm bàn chân không hình thành hoặc rất thấp, khiến lòng bàn chân tiếp xúc hầu như hoàn toàn với mặt đất. Điều này dẫn đến tình trạng bàn chân có xu hướng nghiêng vào trong, đồng thời gót chân xoay lệch ra phía ngoài khi trẻ đứng hoặc vận động.

Lòng bàn chân phẳng và bè là dấu hiệu bàn chân bẹt

Lòng bàn chân phẳng và bè là dấu hiệu bàn chân bẹt

Cổ chân quay vào trong hoặc ra ngoài

Ở bàn chân bình thường, gót chân thẳng hàng với gân Achilles, giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên. Trái lại, với trẻ mắc chứng bàn chân bẹt, gót chân và bàn chân thường có xu hướng nghiêng vào trong hoặc lệch ra ngoài rõ rệt.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hụt vòm bàn chân khiến các gân và cơ trong lòng bàn chân phải chịu áp lực lớn hơn để giữ vững ổn định. Điều này dẫn đến hiện tượng cổ chân bị xoay vào trong hoặc ra ngoài như một cách bù đắp, lâu dần gây mất cân đối và có nguy cơ phát sinh các vấn đề về tư thế cũng như hệ cơ xương khớp.

Chân đi hình chữ X 

Ở đôi chân khỏe mạnh, khớp gối duy trì khoảng cách tự nhiên, tạo sự thẳng hàng giữa bắp đùi và cẳng chân. Tuy nhiên, với trẻ mắc chứng bàn chân bẹt, khớp gối thường có xu hướng chụm vào trong, trong khi cẳng chân lại lệch ra ngoài.

Nguyên nhân chính là do sự xoay vào trong của cổ chân làm xương chày và xương đùi mất đi sự thẳng hàng, dẫn đến đầu gối hướng vào trong và hình thành dáng chân chữ X. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến khớp gối và hệ cơ xương khớp nếu không được can thiệp kịp thời.

Bàn chân hình chữ V

Khi trẻ di chuyển, hai bàn chân thường tạo dáng hình chữ V với mũi chân hướng ra ngoài, đây là một dấu hiệu phổ biến của bàn chân bẹt. Tình trạng này xảy ra do lòng bàn chân không có vòm, khiến diện tích tiếp xúc với mặt đất lớn hơn bình thường, dẫn đến dáng đi bị lệch và bàn chân có xu hướng quay ra ngoài trong mỗi bước di chuyển.

Dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ là bàn chân hình chữ V

Dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ là bàn chân hình chữ V

Nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt qua triệu chứng đau nhức ở chân

Bên cạnh các biểu hiện dễ nhận thấy ở chân, bàn chân và dáng đi, cha mẹ có thể nhận biết trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt thông qua một số triệu chứng sau:

  • Cảm giác vòm bàn chân hoàn toàn bị sập khi đứng.
  • Chuột rút thường xuyên ở chân.
  • Cơn đau hoặc mỏi cơ xuất hiện ở chân hoặc lòng bàn chân.
  • Đau nhức ở vùng vòm, mắt cá, gót chân.
  • Khó chịu khi đi bộ hoặc thay đổi tư thế đứng, đi.
  • Các ngón chân và phần trước bàn chân có xu hướng hướng ra ngoài.
  • Xuất hiện tình trạng viêm gân gót chân, viêm cân gan bàn chân hoặc hệ dây chằng trở nên lỏng lẻo.
  • Khả năng thăng bằng kém, dễ bị té ngã khi chạy hoặc hoạt động.

2. 7 Phương pháp nhận biết và chẩn đoán bàn chân bẹt

Dưới đây là 7 phương pháp giúp nhận biết và chẩn đoán bàn chân bẹt giúp phụ huynh và các bậc cha mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ, từ đó có thể đưa ra quyết định điều trị hợp lý:

Cách nhận biết bàn chân bẹt

 Hội chứng bàn chân bẹt có thể được nhận biết thông qua quan sát với những đặc điểm dễ nhận thấy như:

  • Khi đứng, lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn với mặt sàn.
  • Gót chân có xu hướng vẹo ra ngoài khi nhìn từ phía sau lúc hai bàn chân khép lại.
  • Dáng đi hình chữ V với mũi chân chĩa ra ngoài.
  • Khớp gối lệch trục, thường chụm vào nhau tạo dáng chân chữ X.
  • Cổ chân có dấu hiệu đổ vào trong hoặc lệch ra ngoài.
Cách kiểm tra bàn chân bẹt bằng cho trẻ đứng trên cát

Cách kiểm tra bàn chân bẹt bằng cho trẻ đứng trên cát

Ngoài quan sát, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản để xác định tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ:

  • Cách 1: Sử dụng nước: Bạn có thể làm ướt bàn chân của trẻ bằng nước trong hoặc nước có màu để dễ dàng quan sát. Sau đó, yêu cầu trẻ đứng trên một tờ giấy trắng hoặc nền gạch sáng. Nếu thấy hình bàn chân in rõ trên bề mặt mà không có khoảng trống giữa các ngón chân và lòng bàn chân, thì khả năng cao trẻ bị bàn chân bẹt. Ngược lại, nếu có một khoảng trống nhỏ tạo thành hình vòm cung, bàn chân của trẻ là bình thường.
  • Cách 2: Sử dụng cát: Một phương pháp khác là cho trẻ đứng trên cát. Khi trẻ dẫm lên cát, nếu cát in hình bàn chân có đường cong rõ rệt ở vòm chân, đây là dấu hiệu của bàn chân bình thường. Nếu bàn chân in hẳn xuống cát mà không có đường cong, rất có thể trẻ đang bị bàn chân bẹt.
  • Cách 3: Kiểm tra bằng tay: Khi trẻ đứng trên mặt phẳng, bạn có thể dùng tay luồn vào phần dưới của gang bàn chân. Nếu ngón tay không thể chui qua được, điều này có thể là dấu hiệu của bàn chân bẹt.

4. Tổng hợp các phương pháp chẩn đoán bàn chân bẹt

Bên cạnh việc tự kiểm tra, những người nghi ngờ mắc chứng bàn chân bẹt nên đến các cơ sở y tế để được xác định chính xác tình trạng và tìm hiểu nguyên nhân, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán bàn chân bẹt thường được áp dụng bao gồm:

  • Khám lâm sàng bàn chân: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết vòm bàn chân, mức độ lõm và độ linh hoạt của cổ chân để xác định dấu hiệu của bàn chân bẹt.
  • Quan sát tư thế và dáng đi: Bác sĩ có thể phân tích dáng đi và tư thế đứng để tìm kiếm các biểu hiện bất thường, chẳng hạn như bàn chân tạo hình chữ V, khớp gối lệch trục hoặc cổ chân xoay bất thường.
  • Chẩn đoán hình ảnh bàn chân bẹt ở trẻ: Các kỹ thuật như chụp X-quang, CT hoặc MRI được sử dụng để kiểm tra cấu trúc xương và mô mềm của bàn chân. Những phương pháp này giúp đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng và chi tiết của tình trạng bàn chân bẹt.

* Nhờ các phương pháp trên bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán cụ thể và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Chẩn đoán hình ảnh bàn chân bẹt ở trẻ

Chẩn đoán hình ảnh bàn chân bẹt ở trẻ

3. Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh bàn chân bẹt

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến dị tật bàn chân bẹt ở trẻ mà cha mẹ nên chú ý:

Các yếu tố gây ra dị tật bàn chân bẹt

Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ có thể phát sinh từ các nguyên nhân sau:

  • Di truyền: Nếu cha mẹ có tiền sử bị bàn chân bẹt, trẻ có nguy cơ mắc phải tình trạng này do yếu tố di truyền.
  • Dị tật bẩm sinh: Trẻ có thể mắc bàn chân bẹt bẩm sinh nếu gặp phải dị tật xương sên đứng dọc, khiến vòm bàn chân không phát triển. Nếu sự phát triển xương bàn chân bị ảnh hưởng trong thời kỳ thai nghén, trẻ cũng có thể bị bàn chân bẹt.
  • Chấn thương: Các chấn thương nghiêm trọng, như gãy xương hoặc rách gân, có thể làm suy yếu hoặc phá hủy các cấu trúc nâng đỡ bàn chân, dẫn đến tình trạng vòm bàn chân bị sập.
  • Căng mô bàn chân: Hoạt động quá mức hoặc mang giày không phù hợp có thể kéo căng các mô bàn chân, gây tổn thương và dẫn đến chứng bàn chân bẹt.
  • Dây chằng lỏng lẻo: Khi dây chằng trong bàn chân bị lỏng, xương không được cố định đúng cách, khiến vòm bàn chân không ổn định và dẫn đến bàn chân bẹt.
  • Bệnh lý ảnh hưởng đến cơ, dây thần kinh hoặc khớp: Các bệnh như bại não hay nứt đốt sống có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ và khớp, gây ra bàn chân bẹt.
  • Rối loạn di truyền: Một số rối loạn di truyền như hội chứng Down hoặc bệnh tạo xương không hoàn hảo cũng có thể làm trẻ bị bàn chân bẹt.
Chấn thương là nguyên nhân xuất hiện dị tật bàn chân bẹt

Chấn thương là nguyên nhân xuất hiện dị tật bàn chân bẹt

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bàn chân bẹt ở trẻ gồm có:

  • Béo phì.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Vấn đề về cơ bắp.

Ai có nguy cơ cao mắc dị tật bàn chân bẹt

Các nhóm đối tượng dễ gặp phải dị tật bàn chân bẹt bao gồm:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ trong thai kỳ
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Người thừa cân hoặc béo phì
  • Những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền, v.v.

4. 2 Cách chữa trị bàn chân bẹt 

Hội chứng bàn chân bẹt mặc dù không phải là một tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được can thiệp sớm, tình trạng này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như biến dạng bàn chân, viêm hoặc thoái hóa khớp gối, cong vẹo cột sống, đau xương cẳng chân và nhiều vấn đề khác. Vì vậy phụ huynh nên cho trẻ đi khám và điều trị sớm bằng các phương pháp phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng lâu dài.

Dùng để chỉnh trục bàn chân

Các thiết bị hỗ trợ như nẹp chỉnh hình bàn chân và đế lót giày chỉnh hình có thể giúp giảm đau và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến hội chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể chữa trị hoàn toàn dị tật bàn chân bẹt ở trẻ.

Dùng để chỉnh trục bàn chân

Dùng để chỉnh trục bàn chân

Vật lý trị liệu 

Phương pháp vật lý trị liệu giúp tối ưu hóa chức năng của bàn chân trẻ, cải thiện sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt và khả năng cân bằng. Cụ thể:

  • Điện xung: Sử dụng các xung điện để kích thích và làm khỏe các cơ bắp yếu, đặc biệt là các cơ xung quanh vòm bàn chân, từ đó hỗ trợ nâng đỡ vòm chân và tăng cường sự ổn định khi trẻ di chuyển.
  • Hồng ngoại: Áp dụng nhiệt từ ánh sáng hồng ngoại để thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất cho các mô mềm quanh khu vực cân gan bàn chân, giúp phục hồi các mô bị tổn thương.
  • Di động mô mềm: Đây là kỹ thuật kéo giãn và di chuyển các mô mềm như cơ và gân xung quanh bàn chân và chi dưới. Phương pháp này giúp tăng cường sự linh hoạt của các mô và cơ, đặc biệt là các cơ khu vực dưới bàn chân và chi dưới.
  • Bài tập vận động bàn chân: Các bài tập được thiết kế để phát triển sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt và nâng cao sự ổn định của vòm bàn chân, giúp cải thiện khả năng di chuyển.
  • Chỉnh dáng đi: Điều chỉnh cách bước đi của trẻ để phân bổ áp lực đều lên bàn chân và các khớp, từ đó cải thiện dáng đi và giảm nguy cơ tổn thương.
  • Tập luyện thăng bằng: Bài tập thăng bằng giúp cơ thể duy trì sự ổn định trong các hoạt động thường ngày, giảm nguy cơ té ngã và chấn thương, đồng thời cải thiện khả năng kiểm soát cơ thể.

Các phương pháp điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là phương án điều trị cho chứng bàn chân bẹt trong những trường hợp cần thiết, đặc biệt khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật không mang lại hiệu quả. Những trường hợp cần xem xét phẫu thuật bao gồm:

  • Không cải thiện với phương pháp nội khoa: Khi các biện pháp như sử dụng lót giày chỉnh hình, vật lý trị liệu, và tập luyện không mang lại sự cải thiện cho tình trạng bàn chân bẹt.
  • Triệu chứng nghiêm trọng: Khi tình trạng bàn chân bẹt gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phương pháp can thiệp phẫu thuật chữa trị bàn chân bẹt 

Phương pháp can thiệp phẫu thuật chữa trị bàn chân bẹt

Theo Healthline, phẫu thuật điều trị bàn chân bẹt có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

  • Tái cấu trúc bàn chân: Phẫu thuật có thể giúp cải thiện cấu trúc các gân, dây chằng và xương, từ đó giảm đau và cải thiện dáng đi.
  • Cải thiện chức năng: Phẫu thuật giúp phục hồi khả năng di chuyển và nâng cao chất lượng sinh hoạt của bệnh nhân.

Nhược điểm

  • Thời gian hồi phục kéo dài: Quá trình phục hồi có thể mất từ 6 đến 8 tuần, yêu cầu bệnh nhân chăm sóc kỹ càng trong thời gian phục hồi.
  • Chi phí cao: Phẫu thuật thường có chi phí cao hơn so với các phương pháp điều trị nội khoa.
  • Rủi ro biến chứng: Phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, sai lệch trong quá trình điều trị.

Gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để nhận tư vấn và đánh giá từ các chuyên gia, giúp đưa ra quyết định phẫu thuật đúng đắn và đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.

Hy vọng bài viết trên từ Tổ hợp Y tế Mediplus đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về dấu hiệu bàn chân bẹt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn đặt lịch khám với bác sĩ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.3366 để nhận được sự hỗ trợ tận tình!

**Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt: Bí quyết từ thiên nhiên

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Lá lốt giúp giảm nhẹ cảm giác đau…

    29 Th2, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cong vẹo cột sống: 9 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Cong vẹo cột sống là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng…

    27 Th11, 2024
    81

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Nguyên nhân của bệnh loãng xương: Những điều bạn chưa biết

    Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương.…

    16 Th2, 2024
    545

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh loãng xương có chữa được không? Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe xương!

    Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…

    20 Th2, 2024
    632

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám