Dấu hiệu loãng xương: Những nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Cập nhật 26/02/2024

672

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây giảm mật độ xương và dễ gãy xương. Bạn có biết những dấu hiệu loãng xương là gì? Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu.

Bệnh loãng xương là gì? 

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Loãng xương hay giòn xương là tình trạng khi mật độ xương giảm dần sẽ khiến xương trở nên yếu và dễ gãy dù chỉ thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng. Loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến với người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. 

Bệnh loãng xương thường khiến cho cơ thể đau nhức, mệt mỏi, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ bệnh sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Nguyên nhân khiến bạn bị loãng xương?

Nguyên nhân khiến bạn bị loãng xương?

Tình trạng giảm mật độ xương thường do nguyên nhân chính là vấn đề tuổi tác, bên cạnh đó cũng có một số tác động gây ra bệnh loãng xương. Cụ thể nguyên nhân như sau:

  1. Tuổi tác
  • Người già sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn do giảm dần mật độ xương và mất collagen làm cản trở quá trình duy trì sức khỏe xương. 
  • Phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh do giảm lượng estrogen trong cơ thể.
  1. Lối sống sinh hoạt
  • Lối sống sinh hoạt không lành mạnh: hút thuốc lá, uống rượu, ít vận động, không tập thể dục, ngồi nhiều,… cũng góp phần vào sự phát triển của xương khiến cho cơ xương ngày một suy yếu.
  • Ngoài ra, những người thường xuyên hoạt động nặng sẽ có nguy cơ gãy xương cao hơn so với người bình thường.
  1. Chế độ ăn uống
  • Chế độ ăn uống khoa học sẽ gồm đầy đủ các dưỡng chất như canxi, vitamin, protein, omega,… giúp quá trình hình thành cơ xương diễn ra đều đặn, khỏe mạnh. Canxi được biết là một yếu tố quan trọng cho sức khỏe của xương. Nếu thiếu canxi hay vitamin D sẽ dẫn đến sự suy giảm trong việc hấp thụ canxi từ thức ăn, gây ra loãng xương.
  1. Một số bệnh lý khác
  • Một số bệnh lý nền như bệnh thận, bệnh nội tiết,… cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và dẫn đến loãng xương.

Dấu hiệu loãng xương mà bạn cần biết

Dấu hiệu loãng xương mà bạn cần biết

Dấu hiệu loãng xương mà bạn cần biết

Ở giai đoạn đầu sẽ rất khó để phát hiện mình có mắc bệnh hay không vì giai đoạn này loãng xương chuyển biến khá chậm và không có dấu hiệu cụ thể. Chỉ đến khi người bệnh cảm thấy đau mỏi hoặc gãy xương thì khi ấy mới thăm khám bác sĩ và được chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

Tình trạng loãng xương thường khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó khăn trong việc vận động. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu loãng xương phổ biến đó là:

  • Mật độ xương giảm: Khi giảm mật độ xương sẽ khiến cơ xương bị xẹp và dễ gãy, đi kèm theo đó là các cơn đau mỏi, đi lại khó khăn. Người bị loãng xương thường dễ gãy xương hơn so với người khác đặc biệt ở các khu vực như cột sống, cổ chân,…
  • Giảm chiều cao: Do mật độ xương giảm dẫn đến việc giảm chiều cao, gù lưng,..
  • Đối với những người thường xuyên phải thực hiện các hoạt động nặng như bốc vác,… sẽ xuất hiện tình trạng đau mỏi cột sống, tay chân. Đó cũng là dấu hiệu của bệnh loãng xương mà bạn cần biết.
  • Khi bạn mắc bệnh loãng xương thì cơ xương sẽ rất dễ tổn thương dù là vận động nhẹ nhàng. Vì thế nếu gặp các dấu hiệu đau nhức xương, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Trên đây là những dấu hiệu thường thấy, để nắm rõ chính xác tình trạng sức khỏe cơ thể thì bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn liệu pháp phù hợp.

Cách chẩn đoán bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là tình trạng xương bị giảm mật độ và dễ gãy. Để chẩn đoán bệnh loãng xương bạn có tự kiểm tra tình trạng xương tại nhà hoặc thăm khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác nhất bằng các phương pháp mới nhất.

Kiểm tra tại nhà

Để nhận biết loãng xương, bạn có thể tự kiểm tra tại nhà bằng cách sử dụng thước đo chiều cao, cân nặng và độ dẻo dai của cơ thể. Sau khi kiểm tra, nếu chiều cao giảm xuống thì đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh loãng xương. Khi mật độ xương giảm sẽ khiến cho chiều cao suy giảm và khiến cơ thể không còn dẻo dai, khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Thăm khám bác sĩ 

Chuẩn đoán bệnh loãng xương tại phòng khám

Chuẩn đoán bệnh loãng xương tại phòng khám

 

Bên cạnh việc kiểm tra tại nhà, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Một số phương pháp được các bác sĩ sử dụng đó là:

  • Khám lâm sàng bằng cách đo mức độ canxi, vitamin D và hormone trong máu: Các bác sĩ sẽ đo lượng canxi và vitamin D để biết cơ thể bạn có đang thiếu hụt canxi hay không. Canxi rất cần thiết với cơ thể để xương phát triển khỏe mạnh và nếu thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xương dẫn đến loãng xương.
  • Chụp X-quang bằng cách đo mật độ xương ở các vị trí khác nhau: Đây là một phương pháp khá phổ biến được các bác sĩ sử dụng để đo mật độ xương và xác định mức độ loãng xương trên cơ thể, nhưng độ chính xác của phương pháp này chưa cao
  • Hiện nay, với nhiều máy móc công nghệ 4.0 vì thế mà phương pháp đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA – chụp hấp thụ tia X năng lượng kép để đo mật độ xương toàn thân được các bác sĩ ứng dụng rộng rãi, phổ biến. Kết quả từ phương pháp này cũng vô cùng nhanh chóng và chính xác, giúp các bác sĩ chẩn đoán được tình trạng bệnh và có liệu trình điều trị kịp thời.

Tổng hợp các cách điều trị bệnh loãng xương

Tổng hợp các cách điều trị bệnh loãng xương

Tổng hợp các cách điều trị bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là tình trạng xương bị giảm mật độ và dễ gãy. Để điều trị bệnh loãng xương, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:

  1. Bổ sung canxi và vitamin D 

Một trong số những nguyên nhân dẫn đến loãng xương là cơ thể thiếu hụt canxi và vitamin D làm giảm mật độ xương. Vì vậy, bạn cần bổ sung đầy đủ canxi để giúp xương phát triển chắc khỏe, giảm tình trạng đau nhức, mệt mỏi khi vận động chân tay. Ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, cà chua, rau cải, cá hồi, hải sản,… sẽ rất quan trọng cho sức khỏe xương. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ra ngoài để tiếp nhận ánh nắng mặt trời, hấp thụ vitamin D cho cơ thể.

  1. Thay đổi lối sống

Lối sống sinh hoạt không lành mạnh như việc hút thuốc lá hay uống nhiều rượu bia cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ xương. Vì thế, bạn nên tránh hút thuốc và uống quá nhiều rượu bia hay nước ngọt có gas để giảm tình trạng loãng xương.

Tập thể dục đều đặn cũng là điều vô cùng cần thiết đối với sức khỏe cơ xương. Đặc biệt với những người làm công việc phải ngồi trước máy tính thường xuyên, thì đau nhức xương sẽ rất dễ gặp phải. Vì vậy, mỗi ngày bạn cần tập từ 20 đến 30 phút với các hoạt động như chạy bộ, tập yoga, nhảy dây,… giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và xương.

  1. Thăm khám bác sĩ

Quan trọng nhất vẫn là thăm khám bác sĩ, loãng xương sẽ có các mức độ khác nhau phụ thuộc vào sức khỏe cụ thể. Vì vậy bạn cần đến các cơ sở y tế để đo mật độ xương và chẩn đoán chính xác mức độ bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị bổ sung canxi, vitamin D hoặc các loại thuốc khác để giúp ngăn chặn mất canxi từ xương.

Bạn cũng cần theo dõi và kiểm tra định kỳ sức khỏe xương để tránh những rủi ro trong quá trình điều trị.

Cách phòng ngừa loãng xương

  • Chế độ ăn uống đầy đủ canxi và vitamin D gồm các thực phẩm giàu canxi như sữa, cá hồi, hải sản, rau cải,….
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa tình trạng loãng xương
  • Tránh hút thuốc lá và uống ít rượu bia làm giảm hấp thụ canxi gây hại cho sức khỏe xương.
  • Theo dõi sức khỏe xương thông qua cách kiểm tra xương và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Cần tạo lập môi trường sống và làm việc an toàn để giảm nguy cơ té ngã, tránh gãy xương.

Trên đây là một số cách phòng ngừa tình trạng loãng xương mà bạn cần trang bị cho bản thân. Nếu có các dấu hiệu như đau nhức xương, mệt mỏi vai gáy thì bạn cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời.

Tổ hợp y tế Mediplus - Địa chỉ khám loãng xương uy tín

Tổ hợp y tế Mediplus – Địa chỉ khám loãng xương uy tín

Một cơ sở y tế uy tín với các chuyên gia hàng đầu về cơ xương đó là Tổ hợp y tế MEDIPLUS. Khi thăm khám tại đây bạn sẽ được các bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm và tư vấn cụ thể. Cùng với đó là các thiết bị máy móc hiện đại như máy đo mật độ xương, máy siêu âm,… hệ thống kính vi phẫu thuật để có thể chẩn đoán chính xác và cho kết quả nhanh nhất. Tổ hợp y tế MEDIPLUS cũng là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về xương được nhiều người tin tưởng.

Nếu bạn cũng đang lo lắng về tình trạng sức khỏe của xương, hãy đến ngay với “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” Địa chỉ: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội hoặc liên hệ theo hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Bệnh loãng xương có chữa được không? Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe xương!

    Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…

    20 Th2, 2024
    664

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh gout có chữa khỏi được không? 4 cách chữa và 3 lưu ý

    Các đợt tấn công của bệnh gout thường xuất hiện vào ban đêm, gây sưng và đau nhức dữ dội trong vòng 12-24 giờ, thậm…

    11 Th10, 2024
    662

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường: 3 nhóm nên ăn và nên tránh

    Cả bệnh gout và tiểu đường đều là những căn bệnh khó điều trị và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó,…

    25 Th12, 2024
    993

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Sau mổ cột sống nên ăn gì, kiêng gì để sớm hồi phục?

    Nên ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm, cột sống là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều. Chăm sóc sau mổ bắt vít…

    25 Th12, 2024
    116

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám