4.0K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Triệu chứng đau mu bàn chân rất phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa khớp, chấn thương, hoặc ngay việc chọn sai giày dép đi lại vv… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý xương khớp nguy hiểm hơn nên cung cần lưu ý. Vậy đau mu bàn chân mang dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý gì? Hãy cùng xem chi tiết dưới đây.
Thường mọi người cho rằng các cơn đau tại mu bàn chân là vấn đề nhỏ và không đáng lo ngại, có thể tự khỏi hoặc điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, các cơn đau xuất hiện ở mặt dưới của đầu gối và phần trên của bàn chân, với các triệu chứng như cảm giác đau, khó chịu và rát có thể là biểu hiện của một số bệnh lý xương khớp, hoặc liên quan đến mạch máu cần được phát hiện và điều trị sớm:
Mác các bệnh cơ xương khớp
Viêm khớp là một nguyên nhân dẫn đến đau mu bàn chân, thường xảy ra ở những người lớn tuổi
Đau mu bàn chân có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến cơ xương khớp như:
Bệnh lý liên quan đến mạch máu
Không chỉ các bệnh về xương khớp gây ra các cơn đau điển hình, một số bệnh lý liên quan đến máu cũng có thể gây đau mu bàn chân đặc biệt là viêm tắc động mạch, hội chứng Raynaud và u cuộn mạch. Khi các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc co lại, lưu lượng máu đến các cơ, xương và mô mềm trong bàn chân sẽ bị giảm, gây đau và khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng tím tái hoặc hạn chế vận động ở vùng bàn chân. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường khá mơ hồ ở giai đoạn ban đầu.
Chính vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng đau bất thường tại mu bàn chân, nên chủ động thăm khám sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển… Qua thăm khám, các bác sĩ thường sử dụng các kỹ thuậ siêu âm mạch máu hoặc chụp hình động mạch để phát hiện các bất thường về mạch máu, chẩn đoán bệnh lý một cách chính xác đưa ra phác đồ điều trị sớm hiệu quả.
Bệnh gân cơ, dây chằng
Các bệnh lý về dây chằng, gân cơ gây ra những cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ ở mu bàn chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng: bong gân, đứt dây chằng, chấn thương dây chằng chéo, giãn dây chằng, chấn thương kèm đau nhức do quá tải trên gân cơ, viêm dây chằng, viêm cân gan chân… Những bệnh lý này thường do tác động trực tiếp hoặc lặp lại trên dây chằng và gân cơ gây suy giảm chức năng, từ đó dẫn đến đau nhức và khó khăn trong việc vận động.
Đau mu bàn chân do rách dây chằng gây khó khăn trong vận động
Bệnh liên quan đến dây thần kinh
Triệu chứng đau mu bàn chân cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý khác liên quan đến hệ thần kinh, bao gồm đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, viêm thần kinh ngoại biên, hội chứng chèn ép dây thần kinh hoặc hội chứng đau thần kinh do ung thư. Những triệu chứng khác có thể đi kèm như cảm giác tê bì, dị cảm, khó khăn trong việc đi lại hoặc cử động, yếu cơ và teo cơ. Khi điều trị bệnh lý này, các phương pháp chữa trị bao gồm đặt tư thế đúng, dùng thuốc giảm đau và viêm, phục hồi chức năng thần kinh, hoặc thậm chí phẫu thuật.
Bên cạnh đó có thể do một số nguyên nhân khác
Đi giày quá chật, vận động quá mạnh sẽ làm cho mu bàn chân không thoải mái và gây đau
Đau xương ở vùng mu bàn chân có thể gây cảm giác đau nhức, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và di chuyển. Tình trạng kéo dài nhiều ngày mà không có biện pháp can thiệp khiến cho các cơ teo dần dẫn đến liệt chi dài và gây teo cơ. Do đó, khi bị đau nhức nghiêm trọng ở vùng mu bàn chân, cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh những hậu quả xấu hơn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đau mu bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, viêm loét, bệnh lý thần kinh, bệnh lý cơ xương, bệnh đái tháo đường, bệnh mạch vành và bệnh về thận. Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán thông qua một số phương pháp sau:
Chụp X quang
Chụp X quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp mô phỏng lại các hình ảnh của cơ quan, xương, khớp, và các bộ phận khác trong cơ thể. Phương pháp này giúp xác định các vấn đề xương khớp, bao gồm xương gãy, khớp bị thoái hóa, hay các bệnh lý về xương. Nếu đau mu bàn chân liên quan đến các vấn đề xương như gãy xương, chụp X-quang sẽ là một kỹ thuật chẩn đoán xác định các bất thường như loãng xương, viêm khớp, khớp bị biến dạng.
Chụp X quang hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây đau mu bàn chân như thoái hóa khớp, xương
Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT)
Chụp CT (Computed Tomography) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân của đau mu bàn chân bằng cách tạo ra hình ảnh chi tiết về xương, dây chằng, gân và mô mềm.
Thông qua kết quả chụp CT, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng của cột sống, các đốt sống, khớp xương và bộ phận xung quanh, như cơ, dây chằng và gân. Ngoài ra, CT còn giúp phát hiện các vết thương, bong gân, nứt xương, hay một số bệnh lý khác như ung thư xương, bệnh Paget,…
Chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) sử dụng trường từ và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết về các bộ phận trong cơ thể. Trong trường hợp đau mu bàn chân, chụp MRI có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh và xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Chụp MRI giúp bác sĩ nhìn thấy các cấu trúc bên trong bàn chân như xương, dây chằng, cơ và mô mềm. Từ đó, phát hiện ra những vấn đề như dị vật, tổn thương khớp hoặc dây chằng, bong gân, viêm mô mềm, u mạch máu, hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh.
Đo mật độ xương
Đo mật độ xương (bone density) của mu bàn chân là một phương pháp đo lượng khoáng chất trong xương, thông thường được sử dụng để đánh giá tình trạng xương của một người. Khi mật độ xương giảm, người đó sẽ có nguy cơ cao hơn bị gãy xương và các bệnh liên quan đến xương như loãng xương (osteoporosis). Việc đo mật độ xương mu bàn chân có thể giúp phát hiện loãng xương sớm từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm…
Hiện nay có khá nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị giúp giảm đau mu bàn chân hiệu quả. Để giảm cơn đau nhức cũng như kiểm soát cơn đau hiệu quả, bạn có thể thực hiện các cách sau:
Ngâm chân trong nước ấm và nghỉ ngơi
Việc sử dụng phương pháp ngâm nước ấm và nghỉ ngơi sẽ giúp giảm đau mu bàn chân, thư giãn toàn bàn chân và lưu thông khí huyết trong chân.Người bệnh có thể ngâm chân trong nước muối ấm hoặc có thể cho tinh dầu sả, gừng, bạc hà,… vào nước ấm và ngâm khoảng 15-20 phút trước khi đi ngủ. Ngoài việc giúp thư giãn và lưu thông khí huyết thì tinh chất muối và các loại nguyên liệu khác sẽ tác động lên huyệt vị giúp đã thông kinh mạch, giúp hệ thống xương khớp hoạt động trơn tru hơn.
Ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi ngủ giúp thư giãn bàn chân
Nếu nguyên nhân gây đau xương mu bàn chân do đi lại hoặc vận động thể thao quá nhiều thì nghỉ ngơi là cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hạn chế di chuyển trong vài ngày đầu, nhưng đừng bất động quá lâu vì điều này sẽ phản tác dụng và làm cho quá trình hồi phục khó khăn hơn.
Băng dán cố định cơ, dây chằng
Băng dán cố định cơ và dây chằng sẽ giảm tải áp lực lên vùng cơ và xương bàn chân, từ đó giúp giảm đau mu bàn chân nhanh chóng. Băng cố định phần cơ và dây chằng mu bàn chân sẽ hỗ trợ cho cơ và xương trong quá trình phục hồi và giảm đau.
Băng cố định cho cơ và dây chằng giúp giảm đau mu bàn chân
Cần áp dụng phẫu thuật điều trị
Phẫu thuật thường được áp dụng khi bị đau xương mu bàn chân nghiêm trọng và kéo dài. Trong trường hợp bị gãy xương, teo cơ hoặc chấn thương nặng ở khu vực mu bàn chân, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng để điều trị và phục hồi chức năng của chân. Phẫu thuật có thể được thực hiện để khắc phục các vấn đề như tăng độ cong, sụp đổ hoặc vỡ xương, hoặc để giảm đau và cải thiện chức năng của cơ bàn chân. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng có thể có những rủi ro và tác dụng phụ. Vì vậy quyết định phẫu thuật sẽ được đưa ra sau khi đã xem xét kỹ lưỡng các phương pháp điều trị khác.
Việc thăm khám bác sĩ từ sớm và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp điều trị đau mu bàn chân hiệu quả.. Việc bổ sung dinh dưỡng cân bằng và đảm bảo đủ canxi, vitamin D giúp tăng cường sức khỏe xương. Từ đó giảm nguy cơ bị đau mu bàn chân. Bên cạnh đó, việc chọn giày dép phù hợp và thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị đau mu bàn chân. Đồng thời, người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp bảo vệ xương khớp và giảm nguy cơ bị đau mu bàn chân.
Hy vọng thông qua bài viết này, những ai đang mắc phải vấn tình trạng đau mu bàn chân thì có thể hiểu rõ hơn về tính chất của bệnh lý cũng như nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, có thể liên hệ trực tiếp vào Hotline 1900 3366 để được các chuyên gia từ tổ tư vấn MEDIPLUS hỗ trợ sớm nhất nhé.
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Thoái hóa cột sống là một căn bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi. Để quản lý và điều trị hiệu quả tình…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng là bệnh lý phổ biến, gây ra những cơn đau nhức, hạn chế vận động và ảnh…
Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA là phương pháp sử dụng tia X năng lượng kép để đo mật độ khoáng chất của…
Bàn chân bẹt, còn được gọi là vòm bàn chân sụp xuống, khiến toàn bộ lòng bàn chân chạm đất, dẫn đến khó chịu và…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.