Đau thắt lưng bên phải là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Cập nhật 10/05/2023

2.2K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau thắt lưng bên phải là tình trạng thường gặp nhất là ở người cao tuổi, đây có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm  và dễ gây biến chứng sau này. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị ra sao? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chuyên gia MEDIPLUS giải đáp ngay dưới đây mọi người cùng theo dõi.

Đau thắt lưng bên phải là bị gì?

Đau thắt lưng bên phải là hiện tượng xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ ở khu vực thắt lưng, gần eo, phía trên mông hoặc vùng bả vai bên phải. Các cơn đau này có thể xuất hiện và kết thúc nhanh chóng, hoặc cũng có thể kéo dài rồi theo hệ thống dây thần kinh lan sang các vùng lân cận trong cơ thể.

Đau thắt lưng có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn

Đau thắt lưng có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn

Các cơn đau thắt lưng hông luôn trở thành nỗi ám ảnh của người bệnh mỗi khi nhắc đến bởi gây ảnh hưởng lớn đến vận động trong cuộc sống hằng ngày, nhất là khi thực hiện những cử động lưng hoặc cúi gập người.

Tham vấn y khoa Tiến sĩ BSCKII Lê Quốc Việt – Bác sĩ nội Cơ xương khớp, giám đốc chuyên môn MEDIPLUS cho biết, tình trạng đau quanh thắt lưng phía bên phải là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm người bệnh cần lưu ý, có thể kể đến một số dạng bệnh lý hay gặp phải như:

Chấn thương ảnh hưởng đến dây chằng

Dây chằng là một mô liên kết sợi, có chức năng kết nối các xương lại với nhau. Trong trường hợp bị kéo căng quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng giãn dây chằng (hay bong gân) gây đau. Tình trạng này thường gặp ở các vận động viên thể thao phải thường xuyên vận động với cường độ mạnh.

Để ngăn ngừa nguy cơ đau thắt lưng bên phải do giãn dây chằng gây ra, khi vận động cần chú ý:

  • Trước khi chơi thể thao, cần phải khởi động đúng cách.
  • Tránh mang vác vật nặng hoặc thực hiện các hoạt động cổ tay mạnh.
  • Nên tập các bài tập mức độ nhẹ sau đó tăng dần để luyện tập sức khỏe cho dây chằng.

Đau ruột thừa

Ruột thừa là một thành phần của hệ thống miễn dịch tiêu hóa có vai trò dự trữ vi khuẩn có lợi. Khởi phát các cơn đau ruột thừa thường âm ỉ, thi thoảng có những cơn co thắt cơ nổi lên ở vùng thượng vị và vùng rốn. Sau 4-6 giờ thì cơn đau lan dần xuống vùng hố chậu phải và khu trú tại đó với tính chất liên tục và tăng dần. Bên cạnh đó có thể kèm theo sốt nhẹ, chán ăn và buồn nôn và đau lưng. Chính vì thế, đau thắt lưng bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm ruột thừa nên người bệnh không được chủ quan.

Đau ruột thừa có thể gây đau ở khu vực thắt lưng bên phải

Đau ruột thừa có thể gây đau ở khu vực thắt lưng bên phải

Sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân khiến cho các tạp chất bị tích tụ lại trong thận, từ đó sẽ hình thành nên cặn cứng hoặc sỏi với rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.

Nếu sỏi thận có kích thước nhỏ sẽ có thể đi ra khỏi cơ thể theo nước tiểu và không để lại những biến chứng nguy hiểm. Đối với những viên sỏi có kích thước lớn hơn sẽ gây tắc nghẽn ở thận, dẫn đến xuất hiện tình trạng đau buốt ở lưng dưới bên phải. Không chỉ gây đau ở vùng lưng, các cơn đau còn có thể nặng lên và lan dần xuống háng lẫn khu vực bụng dưới.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm không còn là một căn bệnh xa lạ, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Khi bị thoát vị, các nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống lưng thoát ra ngoài sẽ gây sự chèn ép lên các dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm vì thế cũng chính là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến xuất hiện những cơn đau thắt lưng bên phải. Các cơn đau này có thể lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, chúng khởi phát từ vùng lưng và kéo dài đến tận xuống đùi, bàn chân, ngón chân,…

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể mắc phải các biến chứng nghiêm trọng do vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng có thể di chuyển ngược vào trong thận, gây suy thận, nhiễm trùng huyết.

Khi tình trạng nhiễm trùng máu xảy ra sẽ có sự đe dọa rất lớn đối với tình hình sức khỏe của thận và của toàn cơ thể. Lúc này, thận bị tổn thương nên các cơn đau thắt lưng cũng sẽ xuất hiện dày đặc hơn, với cường độ đau tăng dần theo thời gian kèm với cảm giác ớn lạnh, buồn nôn nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh lý tại gan

Những bệnh nhân mắc phải các bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan hoặc xơ gan sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng là đau bụng và vùng thắt lưng bên phải, kèm theo đó là những biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn và vàng da.

Viêm túi mật

Bệnh nhân bị viêm túi mật là do sỏi bị kẹt ở khu vực cổ hoặc ống túi mật khiến cho dịch mật không thể thoát ra được dẫn đến viêm. Triệu chứng lâm sàng khi túi mật bị viêm là bệnh nhân có những cơn đau vùng hạ sườn phải, cơn đau quặn theo từng đợt hoặc âm ỉ, thậm chí có thể lan ra sau lưng hoặc lên vai phải.

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống chính là tình trạng ống sống bị chèn ép hoặc thu hẹp, tạo áp lực lên tủy sống, gây đau nhức và tê bì phần lưng dưới bên phải, mông và chân.

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc chống viêm, tiêm Steroid hoặc sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ.

Ngược lại, nếu hẹp ống sống ở mức độ nặng, các cơn đau diễn ra thường xuyên hơn thì khả năng cao bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm.

Hẹp ống sống cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng

Hẹp ống sống cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng

Đau thắt lưng bên phải ở phụ nữ

Đau thắt lưng bên phải cũng có thể là dấu hiệu điển hình cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm ở nữ giới, bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô phát triển ở những bộ phận trong cơ thể như buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung, âm đạo. Bệnh nhân khi mắc bệnh sẽ bị đau mãn tính ở vùng chậu hoặc khu vực lưng dưới bên phải.
  • U xơ tử cung: Một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi mắc bệnh là bị đau thắt lưng bên phải. U xơ tử cung là dạng khối u phát triển ở trong thành tử cung, nếu bệnh nhân chủ quan và không thăm khám để điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm vùng chậu: Đây là tình trạng xuất hiện nhiễm trùng xảy ra do cơ thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, lậu,… lây lan đến tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Viêm vùng chậu có thể gây đau thắt lưng bên phải ở nữ giới.

Đau thắt lưng bên phải ở nam giới

Đau thắt lưng không chỉ phổ biến ở nữ giới mà còn thường xuyên xảy ra với cánh đàn ông. Vậy đâu là những nguyên nhân gây nên hiện tượng này, hãy cùng tham khảo ngay sau đây:

  • Xoắn tinh hoàn: Đây là tình trạng xảy ra khi tinh hoàn bị xoay vào bên trong bìu, làm cho thừng tinh bị xoắn lại. Điều này sẽ cản trở việc lưu thông máu đến tinh hoàn, gây ra những tổn thương nghiêm trọng khó phục hồi. Đau thắt lưng bên phải chính là một trong những triệu chứng rất thường gặp khi bị xoắn tinh hoàn.
  • Hút thuốc: Việc thường xuyên hút thuốc sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, bệnh nhân sẽ bị ho nhiều hơn và có thể mắc lao phổi. Bên cạnh đó, thói quen này còn làm giảm lưu lượng máu đến cột sống do các chất độc trong thuốc lá sẽ triệt tiêu lượng oxy để đưa máu đi nuôi cơ thể, gây ra tình trạng đau thắt lưng.

Đau thắt lưng bên phải có nguy hiểm không?

Các cơn đau thắt lưng bên phải xảy ra rất phổ biến và khá thường xuyên nên nhiều người có tâm lý chủ quan thay vì đến cơ sở y tế để thăm khám. Trên thực tế, theo các chuyên gia MEDIPLUS thì nếu bệnh lý ở mức độ nhẹ, xuất hiện do bong gân hoặc mang thai thì có thể khắc phục được theo thời gian, cũng có thể kiểm soát cơn đau tạm thời bằng cách chườm đá.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng hơn khi cơn đau thắt lưng là triệu chứng của khối u cột sống, nhiễm trùng thận,… thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm liên quan đến cột sống hoặc cơ quan nội tạng như gan, thận.

Chính vì thế, người bệnh cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ. Việc được chẩn đoán sớm sẽ giúp quá trình điều trị về sau được thuận lợi và hiệu quả hơn, ngăn ngừa kịp thời các nguy cơ tổn thương vĩnh viễn.

Chẩn đoán tình trạng đau thắt lưng bên phải

Các cơn đau và nóng vùng dưới lưng bên phải là biểu hiện đầu tiên, tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng và mức độ nguy hiểm của bệnh lý, ngoài thăm khám lâm sàng bác sĩ còn chỉ định làm thêm một số phương pháp cận lâm sàng khác như:

  • Chụp X quang: Kỹ thuật chụp X-quang được các bác sĩ chỉ định nhằm mục đích kiểm tra mức liên kết của xương và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như viêm xương hoặc gãy xương, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
  • Chụp CT: Chụp CT là kỹ thuật thường được áp dụng nhằm đánh giá các tổn thương có thể xảy ra, đồng thời phát hiện các bất thường ở xương nếu có.
  • Chụp MRI: Đây được xem là phương pháp chẩn đoán hiện đại và chính xác nhất ngày nay, kết quả chụp là tổng hợp các hình ảnh cắt ngang của các mô mềm và xương, thông qua đó các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng đĩa đệm là bình thường hay thoát vị, kiểm tra dây thần kinh cột sống, tủy sống cũng như các cơ quan khác xung quanh cột sống.
  • Đo mật độ xương: Kỹ thuật này sử dụng tia X để đo mật độ xương nhằm kiểm tra xem bệnh nhân có mắc chứng loãng xương ở cột sống ngực hay không, vì đây là nguyên nhân khá phổ biến gây nên những cơn đau thắt lưng bên phải.

Điều trị đau thắt lưng bên phải như thế nào?

Về vấn đề điều trị bệnh như thế nào hiệu quả, Bác sĩ Việt chia sẻ thêm, có thể nói đây là chứng bệnh khá thường gặp, tuy nhiên lại có thể do nhiêu nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nguy hiểm, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

Các biện pháp chăm sóc điều trị tại nhà

Trong nhiều trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, đau thắt lưng bên phải có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị tại nhà như sau:

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng trong vòng 20-30 phút từ 3-4 lần mỗi ngày để giảm đau.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời trong thực đơn cần hạn chế ăn đạm động vật và muối để ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận.
  • Khi vệ sinh cá nhân, cần lau rửa vùng kín từ trước ra sau để ngăn các vi khuẩn từ ruột già xâm nhập ngược vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng.
  • Đều đặn thực hiện các bài tập kéo giãn cơ mỗi ngày để giúp giảm đau thắt lưng bên phải. Kết hợp nhiều hoạt động thể thao trong tuần như đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga, các cơn đau sẽ bắt đầu giảm dần trong vòng 2 tuần và khỏi hẳn sau 4-6 tuần kiên trì điều trị.

Dưới đây là một số bài tập rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc giảm đau thắt lưng, có thể áp dụng tại nhà nhằm hỗ trợ điều trị:

  • Bài tập 1: Bệnh nhân bị đau thắt lưng vào tư thế ngồi thẳng, 2 chân bắt chéo nhau, 2 tay đặt cạnh hông. Sau đó bắt đầu hít sâu, thở ra đồng thời xoay vặn thân trên ra sau về bên trái hết mức có thể. Đầu nhìn thẳng qua vai, giữ tư thế này trong khoảng 1 phút. Lặp lại động tác này với bên còn lại.
  • Bài tập 2: Người bị đau thắt lưng đặt gạch yoga chiều cao phù hợp dưới khu vực xương bả vai và 1 khối khác dưới đầu. Đặt cơ thể ở vị trí thoải mái nhất. Hai tay để tựa trên sàn, duỗi thẳng ra 2 bên. Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 10s, sau đó nghỉ 10s rồi lặp lại động tác.
  • Bài tập 3: Lựa chọn một mặt phẳng sạch sẽ tiến hành giơ tay trái lên cao, tay phải chống vào eo. Ưỡn tay về phía eo trái từ 45 đến 75 độ sang bên phải, mỗi lần thực hiện 30-50 nhịp rồi đổi bên, mỗi ngày tập 2 lần sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt.

Trong trường hợp các cơn đau của bạn không cải thiện hoặc trong khi tập luyện, bạn bị đau dữ dội thì cần đến cơ sở y tế để được Bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn.

Dùng thuốc hỗ trợ giảm đau

Khi bệnh nhân mới xuất hiện triệu chứng đau ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau chống viêm để cải thiện các cơn đau và làm giảm hiện tượng sưng tấy như steroid (NSAID), opioid, acetaminophen.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, khả năng cao bệnh nhân sẽ tái lại khi thuốc hết tác dụng.

Ngoài ra, việc quá lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy gan, suy thận, phụ thuộc thuốc, bệnh nhân cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Dùng thuốc là phương pháp giảm đau tạm thời, không nên quá lạm dụng

Dùng thuốc là phương pháp giảm đau tạm thời, không nên quá lạm dụng

Phương pháp vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, xoa bóp lưng hoặc châm cứu, điện xung sẽ giúp giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh, tăng cường sức mạnh của các cơ, từ đó giảm thiểu đáng kể cơn đau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia MEDIPLUS, việc tập vật lý trị liệu chỉ nên được thực hiện tại các cơ sở uy tín, trang bị máy móc hiện đại và phải có sự hướng dẫn từ kỹ thuật viên để tránh những chấn thương không đáng có.

Phẫu thuật điều trị

Thông thường, bệnh nhân bị đau thắt lưng rất hiếm khi phải phẫu thuật. Đa số mọi người chỉ cần dùng thuốc, nghỉ ngơi và kết hợp vật lý trị liệu thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện sau 4 đến 6 tuần.

Chỉ định phẫu thuật chỉ được các bác sĩ yêu cầu nếu bệnh nhân gặp các dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng như không thể kiểm soát cơn đau bằng các phương pháp điều trị nội khoa, cột sống bị biến dạng hoặc sức khỏe của tủy sống hoặc rễ thần kinh có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chỉ định với những trường hợp bệnh nặng

Phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chỉ định với những trường hợp bệnh nặng

Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong việc điều trị đau thắt lưng bao gồm: Mổ mở, giảm sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh, cắt bỏ đĩa đệm trong trường hợp bị thoát vị hay loại bỏ gai xương… hoặc phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng và có tỷ lệ thành công tương đối cao. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật vì nếu không được chăm sóc đúng cách có thể làm cho bệnh tái phát trở lại và tiến triển phức tạp hơn.

Đau thắt lưng bên phải là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm.. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Đau cánh tay phải và tay trái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị.

    Đau cánh tay phải và trái là triệu chứng khá phổ biến ở những người mắc bệnh xương khớp và người ở độ tuổi lao…

    23 Th1, 2024
    865

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh: Bạn có thể làm gì để bảo vệ xương khớp?

    Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là tình trạng xương bị yếu và dễ gãy. Tình trạng loãng xương ở phụ nữ thường xảy…

    31 Th1, 2024
    530

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    [Gợi ý] 6 cách trị gai cột sống lưng tại nhà và 7 lưu ý

    Gai cột sống lưng là một vấn đề phổ biến gây ra đau đớn và khó chịu cho nhiều người. Việc tìm kiếm các phương…

    22 Th10, 2024
    41

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Một vài lưu ý khi bạn mắc bệnh

    Bạn có thắc mắc liệu tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Đừng bỏ lỡ cơ hội đọc đoạn thông tin này! Trong bài…

    06 Th3, 2024
    479

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám