Đau thắt lưng bên trái – Dấu hiệu cảnh báo 9 bệnh lý nguy hiểm

Cập nhật 10/05/2023

4.2K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau thắt lưng bên trái là tình trạng đau cơ xương khớp phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Triệu chứng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và đang có xu hướng trẻ hóa. Thông thường, đau thắt lưng sẽ biến mất sau vài ngày hoặc một tuần. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài, người bệnh không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo 9 bệnh lý nguy hiểm được MEDIPLUS tổng hợp trong bài viết sau đây!

Đau thắt lưng bên trái là gì?

Đau thắt lưng bên trái là tình trạng đau nhức diễn ra ở vùng lưng dưới bên trái của cơ thể. Người bệnh có thể đau nhức, đau buốt, đau châm chích hoặc đau âm ỉ,… tùy thuộc vào cường độ và tần suất đau. Những yếu tố này được quyết định bởi tình trạng sức khỏe, bệnh nền và khả năng vận động của cơ – xương – khớp người bệnh.

Người bệnh không nên chủ quan khi bị đau thắt lưng bên trái

Người bệnh không nên chủ quan khi bị đau thắt lưng bên trái

Đây là bệnh xương khớp thường gặp nhất trong nhóm triệu chứng đau lưng. Sở dĩ như vậy là vì phần xương vùng thắt lưng là nơi chịu phần lớn áp lực từ các hoạt động đi lại, chạy nhảy của cơ thể. Xét về giải phẫu, vùng xương thắt lưng người gồm 5 đốt sống, trong đó, đốt sống thứ 5 nối liền với đốt sống cùng thứ 1. Nhân đốt sống được xem là bộ phận chịu lực giúp cơ thể thực hiện các hoạt động khom lưng, ưỡn người, xoay vặn,… Rễ thần kinh vào bên trong xương qua các lỗ. Cuối cùng, gai xương sống là nơi để các nhóm cơ cột sống bám vào.

Phần lớn các cơn đau đột ngột xuất hiện do thói quen sinh hoạt không tốt cho cột sống diễn ra trong thời gian dài, đặc biệt là những người trẻ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của một vài bệnh lý cơ xương khớp nguy hiểm như: thoái hoá đốt sống, u xơ tử cung, đau dây thần kinh tọa,…

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân lớn tuổi, gia đình cần lưu tâm triệu chứng này hơn cả. Bởi lẽ, khu vực thắt lưng và vùng đốt sống là những vị trí tế bào ung thư thường xuyên di căn. Do đó, người cao tuổi khi bị đau nhức thắt lưng bên trái kéo dài cần đi chụp cắt lớp hoặc tầm soát ung thư để kiểm tra tổn thương tại vùng thắt lưng và đốt sống kịp thời.

Nguyên nhân gây đau thắt lưng bên trái

Phần lớn các cơn đau lưng phần bên trái cơ thể đến từ thói quen sinh hoạt không đúng cách như mang vác vật nặng, sai tư thế, dáng ngồi cong vẹo cột sống,… trong thời gian dài. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của 9 bệnh lý nguy hiểm dưới đây mà người bệnh không nên chủ quan:

Do chấn thương

Người bệnh có thể bị đau do tổn thương cơ hoặc căng cơ kéo dài. Tình trạng này xuất hiện trong các trường hợp người bệnh hoạt động liên tục với cường độ quá mức. Khi đó, vùng thắt lưng và đốt sống phải chịu áp lực lớn từ cơ thể, dẫn đến sự căng cơ. Các cơ ở trong trạng thái căng tức kéo dài có thể dẫn đến tình trạng này. Đây là nguyên nhân gây đau thắt lưng phổ biến ở nhóm người trẻ.

Bên cạnh đó, các chấn thương liên quan đến cột sống do tai nạn gây nên khiến cột sống chịu tổn thương trực tiếp. Từ đó, chấn thương ảnh hưởng đến tất cả vùng cơ xương khớp xung quanh, trong đó có vùng xương thắt lưng. Cơn đau có thể xuất hiện ở bên trái, bên phải hoặc cả hai bên thắt lưng.

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa gây ra các cơn đau nhức chạy dọc từ vùng lưng dưới xuống đến mông, đùi và bắp chân. Cơn đau tập trung chủ yếu vào một bên của cơ thể. Đây là nguyên nhân phổ biến gây xuất hiện các cơn đau nhức thắt lưng điển hình.

Đau dây thần kinh tọa tập trung ở một bên của cơ thể

Đau dây thần kinh tọa tập trung ở một bên của cơ thể

Thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống là hiện tượng đốt sống bị bào mòn, oxy hóa dẫn đến tình trạng chèn ép vào các rễ thần kinh. Từ đó, bệnh gây ra các cơn đau, có thể gặp ở cả bên trái hoặc bên phải tùy vào phần đốt sống bị thoái hoá. Thoái hoá đốt sống thường xuất hiện ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc người thường xuyên thực hiện các hoạt động gây nhiều áp lực lên cột sống trong quá trình tập luyện, sinh hoạt, làm việc,…

Viêm thận

Bên cạnh các vấn đề về xương khớp, đau thắt lưng còn là dấu hiệu của các bệnh lý về thận như suy thận, viêm thận,… Do đó, nếu thấy đau quặn phần lưng phía dưới bên trái có thể là tín hiệu cảnh báo thận trái của người bệnh đang có vấn đề. Người bệnh thận ngoài triệu chứng đau thắt lưng còn kèm theo một vài triệu chứng khác như:

  • Đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày không do thức ăn hoặc nước uống, kèm theo cảm giác mệt mỏi.
  • Cơn đau buốt lan dần xuống bụng dưới hoặc trước bụng.
  • Người viêm thận giai đoạn đầu có thể có cảm giác đau buốt khi đi vệ sinh, màu nước tiểu đục hoặc có màu sắc bất thường.

Sỏi thận

Người mắc bệnh sỏi thận cũng thường có triệu chứng đau thắt lưng trái (nếu sỏi ở thận trái) kèm cảm giác căng tức vùng hông kéo dài. Triệu chứng này thường xuất hiện khi sỏi đã ở kích thước lớn, va chạm với thận khiến thận bị tổn thương và chảy máu. Điều này dẫn đến các cơn đau vị trí thận nằm ở vùng thắt lưng.

Sỏi thận gây đau thắt lưng bên trái do các viên sỏi va chạm khiến thận bị tổn thương

Sỏi thận gây đau thắt lưng bên trái do các viên sỏi va chạm khiến thận bị tổn thương

Viêm tụy

Tuyến tụy đảm nhiệm chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hoá và điều hòa nồng độ đường trong máu. Trong cơ thể, tuyến tụy nằm ngang qua xương cột sống lưng. Do đó, khi có các bất thường về tuyến tụy như sưng, viêm,… người bệnh có thể cảm nhận các cơn đau tại vị trí này, điển hình như đau thắt lưng bên trái.

Gai cột sống lưng

Đau lưng dưới bên trái là một trong những dấu hiệu cảnh báo người bệnh có thể đang mắc gai cột sống lưng. Đây là hiện tượng hình thành gai xương tại các đốt sống, gây va chạm với dây thần kinh khiến cột sống bị co cứng và xuất hiện các cơn đau thắt lưng trái hoặc phải. Ngoài ra, còn kèm theo tình trạng tê buốt tại vùng mông, đùi và bàn chân.

Gai cột sống gây nên những cơn đau kèm tình trạng tê buốt

Gai cột sống gây nên những cơn đau kèm tình trạng tê buốt

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô tế bào tử cung phát triển bất thường bên ngoài tử cung. Nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này hiện chưa được làm rõ. Bệnh thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng đau thắt lưng (khởi phát từ buồng trứng và ống dẫn trứng), rối loạn kinh nguyệt,…

U xơ tử cung

U xơ tử cung là tình trạng phát triển các khối u lành tính trong thành tử cung. Người bệnh mắc u xơ tử cung có thể gặp các triệu chứng như đầy bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, đau vùng thắt lưng bên trái, đau đớn khi giao hợp,… Những cơn đau thường nhói và không xác định được vị trí khởi phát.

Do đó, khi nhận thấy những cơn đau lưng dưới bất thường, nhất là ở quanh hoặc dưới khu vực thắt lưng, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân và kịp thời chữa trị bằng phác đồ phù hợp.

Đau thắt lưng bên trái có nguy hiểm không?

Đau thắt lưng ở bên trái không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh mà còn là tín hiệu cảnh báo những tổn thương xương khớp và bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà phải chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, nếu hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như suy giảm chức năng vận động, nhiễm trùng,…

Chẩn đoán tình trạng đau thắt lưng bên trái

Với sự phát triển của y học hiện đại, việc các nguyên nhân khiến xuất hiện các cơn đau thắt dưới thắt lưng trái có thể được chẩn đoán chính xác bằng các phương pháp sau:

  • Chụp X quang: Chụp X quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường quy giúp bác sĩ xem xét, kiểm tra rõ hơn hình ảnh xương vùng thắt lưng. Phương pháp này chủ yếu để chẩn đoán hình dạng và cấu trúc xương của người bệnh.
  • Chụp CT: Phương pháp chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán đau thắt lưng bên trái bằng hình ảnh. Phương pháp này gần giống với phương pháp MRI, khác nhau ở chỗ chụp CT sử dụng tia X để thu thập hình ảnh lát cắt ngang của cơ thể. Bác sĩ thường chỉ định chụp CT nếu có nghi ngờ nhiễm trùng, rối loạn cơ, gãy xương hoặc xác định vị trí khối u bất thường.
  • Chụp MRI: Cho hình ảnh rõ nét về các cơ quan, xương cơ và mạch máu, giúp bác sĩ có cái nhìn trực quan hơn tình trạng của bệnh nhân cũng như tiên lượng biến chứng, rủi ro mà họ có thể gặp phải.
  • Đo mật độ xương: Là phương pháp chẩn đoán giúp các bác sĩ xác định mật độ xương người bệnh. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây bệnh trong trường hợp triệu chứng này liên quan đến cơ xương khớp.
Chụp CT thu thập hình ảnh lát cắt ngang của cơ thể

Chụp CT thu thập hình ảnh lát cắt ngang của cơ thể

Điều trị đau thắt lưng bên trái như thế nào?

Sau khi được chẩn đoán các cơn đau thắt lưng là do đâu, tùy vào tình trạng và mức độ, người bệnh có thể được Bác sĩ chuyên khoa chỉ định những phương pháp điều trị sau để mang lại hiệu quả tích cực:

Điều trị và chăm sóc tại nhà

Phương pháp chăm sóc tại nhà thường được áp dụng cho các bệnh nhân xuất hiện các cơn đau nhẹ, giai đoạn đầu và chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Dưới đây là những phương pháp mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để cải thiện tình trạng của mình:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên, giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái, tránh gây căng thẳng cho cột sống và thắt lưng.
  • Người bệnh nên hạn chế vận động nặng, nhất là tác động đến vùng thắt lưng, thường xuyên tập giãn cơ, bài tập dành riêng cho người đau lưng hoặc yoga nhẹ nhàng.
  • Nếu vùng thắt lưng sưng tấy hoặc căng cơ quá mức, người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm thiểu cơn đau.
  • Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung chất xơ, giảm thiểu lượng chất đạm, hải sản, tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu người bệnh xuất hiện những cơn đau thắt lưng quá mức mà chườm nóng hoặc chườm lạnh đều không thể thuyên giảm, lúc này, bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDS,… Người bệnh có thể dùng thuốc giãn cơ để giảm bớt cảm giác căng cứng, giúp làm dịu cơn đau.

*Lưu ý: Đối với những cơn đau dữ dội, nhóm thuốc Opioids hoặc tiêm steroid vào phần thắt lưng, gần với rễ thần kinh cột sống có thể được cân nhắc. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Vật lý trị liệu

Người bệnh có thể kết hợp các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện các cơn đau và nâng cao khả năng vận động cho người bệnh. Một vài bài tập vật lý trị liệu mà người bệnh có thể áp dụng như xoa bóp mô mềm, kéo dãn cột sống, điện xung, siêu âm tăng biến đổi mô mềm, soi đèn hồng ngoại,… Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng nẹp cột sống kết hợp với các bài tập này để cố định cột sống tốt hơn.

Phẫu thuật điều trị

Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng để điều trị trong các trường hợp không đáp ứng tốt với tất cả phương pháp trên. Mục tiêu của việc phẫu thuật là điều chỉnh tổn thương tiềm ẩn bên trong cột sống như gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Một số phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật nội soi cột sống, phẫu thuật mổ mở hoặc quadrant,…

Trên đây là 9 bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra các cơn đau thắt lưng bên trái mà người bệnh không nên chủ quan. Để có hướng điều trị sớm và đúng đắn, hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc có thể nhắn tin trực tiếp tới Fanpage để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám tại MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán và phác đồ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa!

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Đánh giá bài viết

      TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

      Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



      Bài viết liên quan

      Triệu chứng loãng xương: Những dấu hiệu cảnh báo bạn không nên bỏ qua

      Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương.…

      16 Th2, 2024
      476

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Loãng xương ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

      Loãng xương là tình trạng xương bị mỏng dần, giòn hoặc xốp xương thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng…

      28 Th2, 2024
      573

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      [Gợi ý] 6 cách trị gai cột sống lưng tại nhà và 7 lưu ý

      Gai cột sống lưng là một vấn đề phổ biến gây ra đau đớn và khó chịu cho nhiều người. Việc tìm kiếm các phương…

      22 Th10, 2024
      103

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Đau cánh tay phải và tay trái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị.

      Đau cánh tay phải và trái là triệu chứng khá phổ biến ở những người mắc bệnh xương khớp và người ở độ tuổi lao…

      23 Th1, 2024
      981

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám