Mất đường cong sinh lý cột sống: 5 Nguyên nhân và 3 Cách điều trị

Cập nhật 28/11/2024

390

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Cột sống bao gồm ba đường cong tự nhiên và những đường cong này mang lại cho cột sống sức mạnh và tính linh hoạt. Việc mất đi những đường cong sinh lý cột sống này có thể dẫn đến một số vấn đề có thể cảm nhận được trên khắp cơ thể. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu và cách chữa mất đường cong sinh lý cột sống lưng như thế nào? Hãy cùng Mediplus tìm hiểu về vấn đề ngay dưới đây. 

1. Mất đường cong sinh lý của cột sống là gì?

Cột sống được tạo thành từ các xương nhỏ (còn gọi là đốt sống) xếp chồng lên nhau cùng với các đĩa đệm. Khi nhìn từ bên cạnh, cột sống khỏe mạnh có các đường cong nhẹ nhàng. Các đường cong sinh lý cột sống giúp cột sống hấp thụ áp lực từ chuyển động của cơ thể và trọng lực.

Giải đáp đường cong sinh lý của cột sống là gì

Cột sống được chia thành 3 phần chính là cổ, thắt lưng và ngực. Phần cột sống côt gồm cổ, kết nối với phần lưng và vai ở trên. Cột sống ngực bao gồm phần lưng trên và giữa và cuối cùng là cột sống thắt lưng bao gồm phần lưng dưới. Mỗi phần trên cột sống đều có một đường cong đặc trưng và đường cong này bạn có thể thấy rõ khi nhìn cột sống của người bên cạnh. 

Phần cột sống côt gồm cổ, kết nối với phần lưng và vai ở trên

Phần cột sống côt gồm cổ, kết nối với phần lưng và vai ở trên

Đường cong sinh lý cột sống khoẻ mạnh là khi hai đường cong hình chữ C uốn cong và hướng về phía trung tâm của cơ thể, được tìm thấy ở cột sống cổ và thắt lưng. Đường cong sinh lý khi nhìn từ một bên cho thấy một đoạn cột sống cổ ở tư thế ưỡn với độ ưỡn là 20-40 độ. Cột sống ngực và lưng thì còng với độ còng là 20-40 độ. Cột sống thắt lưng ưỡn với độ ưỡn trung bình là 40-60 độ. Các đốt sống sẽ dính nhau thành 1 khối xương còn gọi là xương cùng ở trạng thái còng. 

Khi các đường cong sinh lý cột sống khỏe mạnh thì chúng sẽ giúp cho cột sống hoạt động tốt, phân bổ đồng đều trọng lượng cũng như tác động đều khắp ở cơ thể. Đồng thời cột sống cũng là cầu nối trong giao tiếp giữa não bộ và các phần còn lại của cơ thể, giúp bảo vệ cơ quan nội tạng, duy trì sự cân bằng và tư thế chuyển động cho cơ thể. 

Mất đường cong sinh lý của cột sống là gì

Mất đường cong sinh lý cổ hay giảm đường cong sinh lý cột sống là gì thì tình trạng này có nhiều mức độ khác nhau và để chuẩn đoán được chính xác thì người bệnh cần phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Thực tế khi bạn bị mất đường cong sinh lý cột sống thắt lưng sẽ chỉ là những thay đổi bất thường một cách kín đáo và nhẹ nhàng ở một đoạn trên cột sống. Có thể kể tới như: 

  • Phần cột sống cổ ưỡn ít và không tới 20 độ, hoặc thẳng đứng hoặc hơi còng nhẹ của một vài đốt sống.
  • Cột sống ngực bị còng ít không đến 20 độ hoặc thẳng đứng thay vì uốn cong mềm mại từ 20 đến 40 độ.
  • Cột sống thắt lưng ưỡn ít không đến 40 độ hoặc thẳng đứng hoặc hơi còng nhẹ ở một vài đốt sống nào đó.
  • Xương cùng không bị mất đường cong sinh lý vì đã được hàn dính thành khối từ nhỏ.

Một số trường hợp khi cột sống bị cong vẹo bất thường rõ rệt thì sẽ không gọi là bị giảm đường cong sinh lý cột sống cổ hay mất đường cong mà lúc này sẽ là bệnh lý biến dạng cột sống, thường gặp nhất là bệnh vẹo cột sống, còng cột sống hay biến dạng phối hợp cả vẹo, còng và xoay. 

2. 5 Nguyên nhân mất đường cong sinh lý cột sống 

Giống như hầu hết các tình trạng về cột sống, có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất độ cong sinh lý cột sống, nhưng phổ biến nhất là: 

Di truyền

Một số trường hợp sẽ bị mất đường cong sinh lý cột sống do yếu tố di truyền cao hơn những người khác. Nếu trong gia đình có người bị tình trạng này thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh này so với những người khác. 

Mất đường cong sinh lý cột sống do di truyền

Mất đường cong sinh lý cột sống do di truyền

Ngồi hoặc ngủ sai tư thế trong thời gian dài

Người hay ngủ trong tư thế vẹo cổ, ngủ bị đồ vật chèn vào cổ hoặc gối đầu quá cao lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng các cơ bên cạnh cột sống phải co lại để thích nghi với tư thế đó. Và từ đó sẽ dẫn tới việc các đốt sống cũng bị cong vẹo theo. 

Ngoài ra, những người làm văn phòng, ngồi làm việc với máy tính thường xuyên hoặc học sinh ngồi sai tư thế cũng có khả năng bị giảm đường cong sinh lý. 

Chấn thương khi vận động hoặc làm việc nặng nhọc

Những chấn thương khi làm việc hay vận động như tai nạn giao thông, va chạm thể thao cũng có thể gây ra các tổn thương trên mô mềm và xương cột sống cổ, từ đó dẫn tới mất hoặc giảm đường cong sinh lý. Các tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn tới suy yếu hoặc mất tính linh hoạt của cột sống cổ. 

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì có thể gây thêm sức nặng lên phần đốt sống cổ và làm căng các cơ, dây chằng hỗ trợ làm mất đi đường cong sinh lý. Đặc biệt ở vùng cổ và vai sẽ là nơi chịu áp lực nhiều nhất với người quá cân. Do đó, những người béo phì sẽ có nguy cơ bị mất đường cong sinh lý cột sống cao hơn. 

Rối loạn, thoái hóa cột sống

Rối loạn hay thoái hóa cột sống làm giảm đường cong sinh lý và chủ yếu thường gặp ở người cao tuổi, nhưng cũng có một vài trường hợp gặp ở người trẻ nhưng sẽ ít hơn. 

3. 4 Dấu hiệu, biểu hiện mất đường cong sinh lý cột sống 

Giảm đường cong sinh lý cột sống thắt lưng là gì hay mất đường cong sinh lý cột sống cổ là gì. Tất cả những thắc mắc đó đều sẽ được giải đáp thông qua các dấu hiệu của bệnh. 

Đau nhức cột sống

Người bị mất đường cong sinh lý cột sống sẽ hay bị đau ê ẩm, đau buổi vùng cổ và có khi sẽ lan lên đầu, xuống hai vai và gây ra những cơn đau nửa đầu. Các cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng cổ, lan ra hai bên gáy, khắp bả vai và cuối cùng xuống tận 2 cánh tay. Người bệnh lúc này sẽ khó khăn trong chuyển động như ngẩng, cúi đầu hoặc xoay sang hai bên. 

Người bị mất đường cong sinh lý cột sống sẽ hay bị đau ê ẩm, đau nhức cột sống

Người bị mất đường cong sinh lý cột sống sẽ hay bị đau ê ẩm, đau nhức cột sống

Hạn chế, mất khả năng vận động

Mất đường cong sinh lý ở vùng cột sống sẽ gây tê bại hai tay, ảnh hưởng tới khả năng cầm nắm và thậm chí có thể làm mất khả năng vận động. 

Thiếu máu não

Khi cột sống bị vẹo, giảm đường cong sẽ khiến cho máu lên não bị hạn chế, từ đó gây ra các cơn đau dữ dội vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả trong khi ngủ. Và nặng hơn có thể ảnh hưởng tới trí nhớ và khiến người bệnh bị mệt mỏi, ngất xỉu. 

Thay đổi hình dạng xương, cột sống

Khi bạn nhìn vào gương sẽ thấy phần cổ bị gù hoặc bị ưỡn cong bất thường, gây dị dạng. Một số người sẽ xuất hiện khối lồi ở sau cổ, nặng hơn có thể bị quẹo và khòm, không thể trở lại như cũ. 

4. Chẩn đoán hình ảnh mất đường cong sinh lý cột sống thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán chứng cong sinh lý cột sống thắt lưng của bạn bằng các hình ảnh. Ngoài ra, họ cũng sẽ xem xét tư thế và kiểm tra xem cột sống của bạn có bất kỳ độ cong bất thường nào không bằng các chẩn đoán hình ảnh như sau: 

  • Xquang cột sống: Chụp Xquang cột sống là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh thường gặp nhất và bác sĩ sẽ phát hiện các bất thường ở toàn bộ cột sống của người bệnh. Đây là phương pháp khá dễ thực hiện và có chi phí thấp.  
  • Chụp CT: Chụp CT hay chụp cắt lớp cột sống là sử dụng các tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang các bộ phận của cơ thể tại vùng cột sống, thắt lưng. Máy sẽ quét quanh cơ thể và trả hình ảnh về máy tính để bác sĩ đọc kết quả.
  • Chụp Cộng hưởng từ cột sống (MRI): Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại nhất hiện nay với hình ảnh cột sống chi tiết nhất. Biện pháp này sẽ đưa cơ thể vào vùng có từ trường mạnh để đồng hóa chiều chuyển động của các nguyên tử Hidro trong phân tử nước của cơ thể để đưa ra hình ảnh. 
Chụp MRI cho cột sống

Chụp MRI cho cột sống

5. 3 Cách điều trị mất đường cong sinh lý của cột sống 

Các phương pháp điều trị được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng và loại rối loạn độ cong cột sống mà bạn mắc phải. Với trường hợp độ cong cột sống nhẹ như chứng gù lưng tư thế thì có thể không cần điều trị. Nhưng khi độ cong cột sống nghiêm trọng hơn có thể cần sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc

Với các tình trạng mất đường cong sinh lý cột sống do rối loạn thoái hóa cột sống hoặc viêm khớp nhẹ thì các loại thuốc chống viêm hay giảm đau có thể được các bác sĩ kê đơn để giúp giảm các triệu chứng cũng như cải thiện tính linh hoạt của cột sống. 

Phương pháp vật lý trị liệu

Các bác sĩ có thể chỉ định các bài tập lấy lại đường cong sinh lý và động tác để giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh cột sống. Các bài tập sẽ không thể làm giảm độ cong hoặc điều trị dứt điểm chứng cong cột sống thắt lưng, nhưng nó có thể giúp làm giảm các triệu chứng như đau ở cổ hoặc lưng. 

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh cột sống sẽ được chỉ định trong trường hợp đường cong cột sống của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc ngày càng tệ đi. Lúc này, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cố định cột sống để làm thẳng cột sống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần ghép xương để điều trị tình trạng này. 

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp bệnh nghiêm trọng

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp bệnh nghiêm trọng

6. 3 Bài tập giúp khôi phục đường cong sinh lý cột sống cổ

Việc duy trì hoạt động có thể giúp tăng cường các cơ xung quanh cột sống và giúp giảm đau hiệu quả. Một số bài tập giúp khôi phục đường cong sinh lý cột sống mà bạn có thể thực hiện tại nhà như sau: 

  • Bài tập xoay cổ: 
    • Đứng thẳng và đặt 2 tay lên vai.
    • Đầu xoay sang bên phải và giữ trong 5 giây rồi quay trở lại vị trí ban đầu.
    • Làm tương tự với bên còn lại và hướng xoay sang trái.
    • Thực hiện động tác 10 lần.
  • Bài tập kéo cổ
    • Đứng thẳng và đặt 2 tay lên vai.
    • Gập đầu xuống ngực và giữ trong 5 giây rồi quay trở lại vị trí ban đầu.
    • Thực hiện động tác 10 lần.
  • Bài tập nghiêng cổ
    • Đứng thẳng và đặt 2 tay lên vai.
    • Nghiêng đầu sang bên phải và giữ trong 5 giây rồi quay trở lại vị trí ban đầu.
    • Làm tương tự với bên còn lại và nghiêng sang trái.
    • Thực hiện động tác 10 lần.

Bảo vệ đường cong sinh lý cột sống không chỉ đảm bảo lưng khỏe mạnh mà còn giúp duy trì sự kết nối hiệu quả giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Giữ tư thế tốt và lối sống năng động lành mạnh có thể bảo vệ cột sống bằng cách thúc đẩy sự liên kết khỏe mạnh của cột sống và giữ cho các cơ hỗ trợ cột sống được linh hoạt và khỏe mạnh.

*Lưu ý: Bài viết mang các thông tin tham khảo, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    2 Cách chăm sóc sau mổ bắt vít cột sống

    Phẫu thuật mổ bắt vít cột sống là một giải pháp quan trọng giúp ổn định cột sống và giảm đau cho bệnh nhân. Tuy…

    20 Th12, 2024
    101

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Loãng xương ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Loãng xương là tình trạng xương bị mỏng dần, giòn hoặc xốp xương thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng…

    28 Th2, 2024
    679

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    9 bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả tại nhà

    Các bài tập chữa vẹo cột sống tại nhà là một hình thức hỗ trợ điều trị có hiệu quả nhất định. Điều quan trọng…

    03 Th1, 2025
    74

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách phòng ngừa loãng xương: Những điều bạn cần biết

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay còn xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi…

    29 Th2, 2024
    549

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám