Giãn dây chằng đầu gối: Nguyên nhân & Cách điều trị

Cập nhật 10/05/2023

1.3K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Giãn dây chằng đầu gối gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và vận động khó khăn cho người bệnh. Vậy nguyên nhân là do đâu, có phải bệnh lý nguy hiểm và làm sao để cải thiện tình trạng này một cách an toàn hiệu quả? Hãy cùng những chuyên gia hàng đầu của MEDIPLUS tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng giãn dây chằng đầu gối

Dây chằng là một dải bao gồm các mô liên kết sợi cứng được cấu tạo chủ yếu từ những phân từ Collagen dài và dai. Cấu trúc của khớp gối có 4 loại dây chằng: dây chằng bên trong giúp cho gối không bị xoay ra ngoài, dây chằng ngoài giúp gối không bị xoay vào trong, dây chằng chéo trước giúp gối không bị trượt ra trước và dây chằng chéo sau giúp gối không bị trượt ra sau.

Bình thường dây chằng này liên kết với xương nhằm ổn định phần sụn khớp và giúp cho hoạt động đi lại của cơ thể linh hoạt và thuận lợi.

Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng quá mức do tác động bởi nhiều yếu tố. Khi dây chằng đầu gối bị giãn, nó sẽ bị suy giảm nhưng chức năng liên kết khiến khớp gối dần trở nên lỏng lẻo, phạm vị chuyển động của khớp gối cũng bị thu hẹp lại.

Cấu trúc gồm 4 loại dây chằng đầu gối giúp ổn định phần sụn và di chuyển

Cấu trúc gồm 4 loại dây chằng đầu gối giúp ổn định phần sụn và di chuyển

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối

Theo TS. BSCKII Lê Quốc Việt – Nguyên giám đốc Trung tâm cơ xương khớp Bệnh viện E – Giám đốc chuyên môn MEDIPLUS cho biết, giãn dây chằng đầu gối rất thường gặp ở những người vận động thể thao hoặc người cao tuổi, nó là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:

Gặp chấn thương khi vận động: Rất nhiều người bị chấn thương do chơi thể thao, khi xoay người chuyển tư thế quá nhanh, chân bị xoắn vặn đột ngột hoặc những trường hợp nhảy quá cao và chân tiếp đất với chân trụ không được vững. Chấn thương này thường gặp ở những bộ môn như bóng đá, thể dục dụng cụ, nhảy cao hoặc nhảy xa…

Vận động không đúng cách: Khi vận động hoặc khuân vác những đồ nặng cần rất nhiều sức lực của cơ bắp, đồng thời làm kéo căng dây chằng. Ngoài ra, khi vận động không đúng cách hoặc bị va đập quá mạnh cũng gây dây chằng giãn căng quá mức. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì hệ thống dây chằng đầu gối sẽ bị giãn.

Vận động không đúng cách có thể dẫn đến giãn dây chằng đầu gối

Vận động không đúng cách có thể dẫn đến giãn dây chằng đầu gối

Xương bị lão hóa: Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa xảy ra sẽ kéo theo dây chằng khớp gối dễ bị tổn thương vì ở người già sự tổng hợp và sản sinh collagen suy giảm. Chính vì thế, khi người già vận động mạnh, vận động không đúng cách  dây chằng đầu gối rất dễ bị tổn thương.

Vấn đề viêm khớp: Các dạng viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp có thể làm tổn thương và ảnh hưởng trực tiếp đến những bộ phận của khớp gối, trong đó có dây chằng.

>>> Xem thêm:

Giãn dây chằng đầu gối bao lâu thì khỏi?

Vê vấn đề này Tiến sĩ Lê Quốc Việt cho biết, bình thường tình trạng giãn dây chằng đầu gối được phân theo 3 mức độ tổn thương:

  • Mức độ nhẹ: Dây chằng bị giãn nhưng về giải phẫu vẫn còn nguyên vẹn. Người bệnh sẽ nghe thấy tiếng động “bóc” khi bị chấn thương. Trong trường hợp này bệnh nhân cảm thấy đau nhức, sưng không đáng kể, chảy máu rất ít.
  • Mức độ trung bình: Dây chằng có thể bị tổn thương một phần, chảy máu mức độ trung bình, nhưng đau và sưng nghiêm trọng. Người bệnh bị khó khăn, hạn chế vận động hoặc không thể cử động được đầu gối
  • Mức độ nặng: Dây chằng đã bị tổn thương với vết rách lớn, cảm giác đau rất dữ dội ở đầu gối, chảy máu nhiều và sưng tấy khiến người bệnh không cử động được đầu gối, thậm chí có kèm theo trật khớp hoàn toàn

Trong tường hợp nếu bị ở mức độ nhẹ thời gian hồi phục kéo dài khoảng từ 3 đến 4 tuần. Với những trường hợp tổn thương nặng hơn thì phải mất đến vài tháng hoặc có thể tính bằng năm thì mới có thể vận động lại như bình thường được.

Tóm lại, thời gian hồi phục của dây chằng đầu gối còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị và chế độ tập luyện hàng ngày của người bệnh. Nếu như chữa trị sai cách hoặc tập luyện không đúng kỹ thuật thì sụn chêm sẽ bị sưng to lên và khó có thể hồi phục trở lại.

Điều trị phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Có rất nhiều cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà mà người bệnh có thể dễ dàng áp dụng để giảm tình trạng đau và gây tổn thương nặng hơn.

Điều trị giãn dây chằng đầu gối tại nhà

Khi bị giãn dây chằng ở đầu gối thường khó điều trị và phục hồi nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân giãn dây chằng như sau để giúp phục hồi nhanh các tổn thương:

  • Hạn chế những loại thực phẩm chế biến ăn liền như xúc xích, mì ăn liền hay thực phẩm đóng hộp chứa nhiều loại chất bảo quản, chất tạo màu, phụ gia hay rất nhiều dầu mỡ gây độc hại cho cơ thể người bệnh.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm đông lạnh không có lợi có quá trình hồi phục cơ thể của người bệnh như đồ hộp, cá, tôm, thịt…
  • Tuyệt đối không sử dụng những loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước tăng lực…
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm có chứa nhiều đạm giúp người bệnh bổ sung chất dinh dưỡng và hỗ trợ tái tạo lại tế bào mới. Ngoài ra, thực phẩm có nhiều đạm còn có khả năng cân bằng acid – kiềm và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
  • Bổ sung nhiều đồ ăn  giàu vitamin và khoáng chất để cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ phục hồi tổn thương rất nhanh chóng.
Thực phẩm giàu vitamin hỗ trợ điều trị giãn dây chằng đầu gối rất tốt

Thực phẩm giàu vitamin hỗ trợ điều trị giãn dây chằng đầu gối rất tốt

Massage vùng đầu gối

Để giảm được tình trạng đau nhức do tổn thương dây chằng đầu gối gây ra thì người bệnh có thể tham khảo phương pháp xoa bóp hoặc massage. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ để áp dụng những biện pháp massage cho phù hợp.

Cách thực hiện rất đơn giản: Dùng lực ở bàn và ngón tay tác động trực tiếp lên vùng đầu gối đang bị đau, massage chuyển động theo đường tròn. Động tác này có tác dụng là tăng điều hòa khí huyết, giúp máu lưu thông tốt, hạn chế sự tắc nghẽn và cải thiện được hiệu quả điều trị giãn dây chằng.

Tuy nhiên, phương pháp xoa bóp hay massage cũng chỉ là giải pháp tạm thời để cải thiện được đau nhức hay khó chịu. Khi có dấu hiệu nghi ngờ thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Các bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Trong thời gian điều trị, người bệnh nên áp dụng thêm một số bài tập hỗ trợ để thúc đẩy quá trình điều trị có kết quả tốt hơn. Tăng cường các vận động tại khớp để thúc đầy máu đến nuôi dưỡng xương, gân cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. Một số bài tập phục hồi giãn dây chằng đầu gối người bệnh có thể tham khảo bao gồm:

Bài tập gấp duỗi gối thụ động

  • Người bệnh duỗi thẳng hai chân, kê phía dưới gót một chiếc chăn mỏng
  • Thực hiện gồng cơ từ đầu gối để giữ gối và từ từ nhấc toàn bộ chân ra khỏi bề mặt giường khoảng 30cm là đủ
  • Động tác này cần thực hiện từ 6 đến 8 lần/ ngày cho đến khi đầu gối duỗi được hoàn toàn
Tư thế giúp duỗi gối tự động cho người bị giãn dây chằng đầu gối

Tư thế giúp duỗi gối tự động cho người bị giãn dây chằng đầu gối

Bài tập cơ tứ đầu

  • Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc nơi có bề mặt phẳng, duỗi thẳng 2 chân rồi dùng chăn mỏng cuộn lại, kê ở dưới gót chân
  • Người bệnh gồng căng cơ tứ đầu để giữ cho gối vững và chậm rãi nhấc chân lên khỏi thảm với độ cao khoảng 20-30cm
  • Cần lặp lại động tác khoảng 8-10 lần mỗi khi thực hiện, đến khi chân có thể duỗi thẳng hoàn toàn
  • Bài tập này có tác dụng giảm tình trạng teo cơ đầu gối, cải thiện sức mạnh cho dây chằng khớp gối
Bài tập cơ tứ đầu cải thiện dây chằng giảm tình trạng teo cơ

Bài tập cơ tứ đầu cải thiện dây chằng giảm tình trạng teo cơ

Bài tập căng gối

  • Người bệnh nằm trên giường, thả lỏng cơ thể, đặt 2 chân dựa vào tường sao cho lưng và tường hợp với nhau một góc 90 độ
  • Tiếp đó, bên chân bị thương sẽ gập lại cho đến khi cảm thấy khớp gối bị căng nhức thì ngừng
  • Giữ nguyên tư thế này khoảng 30 giây rồi đưa bàn chân về vị trí cũ
  • Lặp lại động tác trên khoảng 2 đến 4 lần mỗi ngày
Bài tập căng gối phục hồi chức năng đầu gối nhẹ

Bài tập căng gối phục hồi chức năng đầu gối nhẹ

Bài tập cơ phía sau đùi

  • Người bệnh tiếp tục nằm tư thế duỗi chân trên giường
  • Sau đó, phần mũi chân, gót chân, bàn chân chạm mặt giường
  • Đồng thời gồng nhẹ cơ phía sau đùi, giữ tư thế chân chạm giường khoảng 10 giây rồi thả lỏng
  • Cần lặp lại động tác này 8-12 lần để đạt hiệu quả cao nhất nhé

Tổn thương do giãn dây chằng đầu gối gây ra cần nhiều thời gian để phục hồi, đặc biệt là ở tuổi già. Bệnh có thể gây nhiều ảnh hưởng tới vận động đi lại tăng nguy cơ các bệnh lý khác. Bác sĩ khuyến cao nên thăm khám và điều trị sớm cũng như áp dụng các biện pháp để phòng ngừa bệnh từ sớm.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng giãn dây chằng đầu gối mà chuyên gia MEDIPLUS chia sẻ. Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc đang gặp các vấn đề về cơ xương khớp, khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 3366 để được chuyên gia giải đáp sớm nhất!

*Bài viết chia sẻ mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Cách phòng ngừa loãng xương: Những điều bạn cần biết

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay còn xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi…

    29 Th2, 2024
    565

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cong vẹo cột sống: 9 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Cong vẹo cột sống là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng…

    27 Th11, 2024
    149

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau nhức xương khớp tê bì chân tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

    Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi. Đặc biệt là khi thời…

    25 Th1, 2024
    849

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Hội chứng bàn chân bẹt là gì? 6 bệnh lý tiềm ẩn

    Hội chứng bàn chân bẹt là gì luôn được nhiều phụ huynh quan tâm. Đây được xem là một dị tật khá phổ biến ở…

    10 Th12, 2024
    101

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám