Giãn dây chằng lưng nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật 10/05/2023

1.8K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Giãn dây chằng lưng là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống, do thói quen sinh hoạt hay vận động chưa đúng cách. Việc đau đột ngột ở vùng thắt lưng khiến nhiều người bệnh lo lắng và bất an vì nó gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và xuất hiện các biến chứng. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh là gì? Làm sao để bệnh nhanh khỏi? Tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Giãn dây chằng lưng là gì?

Dây chằng là các sợi được cấu tạo từ các collagen, nên mang đặc tính dẻo dai, có vai trò liên kết các xương với nhau và bảo vệ đầu khớp. Tuy nhiên các dây chằng này lại rất dễ bị giãn dưới tác động của một lực mạnh, đột ngột hay kéo dài liên tục nhiều ngày, gây ra những cơn đau ở vùng lưng.

Có thể đánh giá tình trạng giãn dây chằng lưng qua 2 cấp độ biểu hiện:

  • Trường hợp giãn dây chằng ở mức độ nhẹ: xuất hiện cơn đau nhẹ ở vùng thắt lưng, hạn chế vận động ở mức vừa. Trong trường hợp này, dây chằng thường sẽ tự phục hồi sau một thời gian ngắn, các cơn đau cũng tự biến mất.
  • Trường hợp nặng: xuất hiện cơn đau dữ dội và liên tục, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng hơn như: viêm khớp lưng, đau cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp thậm chí là đứt dây chằng.
Bị giãn dây chằng lưng

Bị giãn dây chằng lưng

Nguyên nhân bị giãn dây chằng lưng

Có nhiều nguyên nhân khiến dây chằng lưng bị tổn thương và bị kéo giãn bất thường, tinh trạng ngày càng phổ biến nhất là trong độ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây giãn có thể do:

  • Chấn thương do tai nạn gây tổn thương, va đập trực tiếp hay gián tiếp lên lưng.
  • Việc vận động quá mức hay sai tư thế như: mang vác đồ nặng, chơi thể dục thể thao hay vận động quá sức,… tác động một lực mạnh, đột ngột gây tăng sức ép lên vùng lưng tăng nguy cơ gây giãn dây chằng. Thực tế, nhiều vận động viên tập luyện vớii cường độ cao thường xuyên xuất hiện tình trạng giãn dây chằng.
  • Ngủ sai tư thế cũng khiến cho dây chằng bị tổn thương từng ngày.
  • Thừa cân, béo phì: Vùng cột sống thắt lưng chịu một áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Nếu trọng lượng quá lớn sẽ khiến cho vị trí này phải chịu một lực ép, lâu dần dẫn đến tổn thương cụ thể là giãn dây chằng lưng.
  • Thai nhi phát triển càng lớn thì càng làm tăng áp lực lên vùng cột sống thắt lưng. Do đó phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị giãn dây chằng.
  • Quá trình lão hóa: Tuổi càng cao, cơ thể càng sản xuất ít collagen, khiến cho  lượng collagen suy giảm. Dây chằng được cấu tạo từ các sợi collagen, chính vì thế khi tuổi tác càng cao dây chằng càng dễ bị tổn thương và khó phục hồi hơn.
Nguyên nhân bị giãn dây chằng lưng

Nguyên nhân bị giãn dây chằng lưng

Dấu hiệu giãn dây chằng lưng triệu chứng nhận biết

Cũng giống như với những bệnh lý cơ xương khớp khác, giãn dây chằng lưng cũng gây đau nhức ở vùng lưng và hạn chế khả năng vận động, tuy nhiên cơn đau phụ thuộc vào mức độ chấn thương nhẹ hay nặng.

  • Cơn đau có thể nhẹ, âm ỉ hoặc dữ dội, cũng có thể đau đột ngột khi vận động. Đau thường xuất hiện khi thay đổi tư thế, vận động, mang vác hay thực hiện các thao tác ảnh hưởng đến vùng lưng. Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh, những cơn đau nhức, tê buốt càng nặng hơn và tần suất xuất hiện cũng tăng lên. Người bệnh thường thấy mệt mỏi, đau nhức, khó chịu toàn thân.
  • Cứng khớp vào buổi sáng khiến bệnh nhân khó xoay, trở người, cần được xoa bóp một thời gian thì mới vận động được.
  • Các khớp bị viêm, xuất hiện tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng bị tổn thương.
  • Cột sống bị lệch khiến cho đường cong tự nhiên của lưng thay đổi.
  • Vận động của bệnh nhân sẽ bị hạn chế đặc biệt là các tư thế xoay người hay cúi gập đặc biệt là vào buổi sáng.

Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng gây khó khăn trong quá trình vận động của người bệnh, khiến nhiều bệnh nhân lo lắng, sợ bệnh ảnh hưởng lâu dài ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc.

Trên thực tế, việc giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương, chế độ ăn uống, tập luyện, cơ địa của từng người… Thông thường ở mức độ nhẹ, giãn dây chằng lưng có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần khi áp dụng các chế độ ăn uống, tâp luyện, nghỉ ngơi phù hợp. Ở một số bệnh nhân bị tổn thương nặng, thì cần sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng giãn dây chằng mà các bác sĩ áp dụng các phương pháp trị liệu khác nhau, thời gian hồi phục có thể mất đến trên 2 tháng.

Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ, có thể kết hợp thêm các bài tập phục hồi, chườm lạnh để phục hồi nhanh hơn. Sau khi các dây chằng đã khôi phục bình thường, vẫn nên tập các bài thể dục thể thao đúng cách để tránh tình trạng này tái phát.

Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi

Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi

Cách chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả

Khi có dấu hiệu giãn dây chằng người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Dựa trên mức độ chấn thương và tình trạng sức khỏe trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân. Một số cách chữa giãn dây chằng lưng như:

Điều trị bằng thuốc

Khi bị giãn dây chằng, cơn đau khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, vì vậy việc sử dụng thuốc giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng và cơn đau cũng rất quan trọng.

Quá trình điều trị bệnh bác sĩ có thể sử dụng đông – tây y hoặc kết hợp cả hai để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nguyên tắc điều trị giãn dây chằng lưng là cải thiện các triệu chứng và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. Các thuốc hay được sử dụng như thuốc giảm đau, chống viêm giúp giảm đau, giảm viêm cho vùng bị tổn thương.

Thông thường, bác sĩ thường chỉ định paracetamol để giảm đau, dùng 4-6 tiếng/lần đối với những cơn đau nhẹ. Đối với các trường hợp nặng, bệnh nhân đau nhiều, sẽ dùng các thuốc giảm đau mạnh hơn như codein,… Các thuốc chống viêm không steroid cũng được các bác sĩ cân nhắc áp dụng để tránh tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ tránh tác dụng phụ.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như collagen, mucopolysaccharides,… có tác dụng hỗ trợ dây chằng phục hồi tốt hơn, do có tác dụng tái tạo cấu trúc, duy trì độ độ dẻo dai và giúp các sợi collagen liên kết tốt hơn.

Chườm lạnh

Trong các trường hợp đau cấp tính, sưng đau do chấn thương mới như bong gân, chấn thương thể thao, các phương pháp chườm lạnh hay được áp dụng. Chườm lạnh là phương pháp dùng hơi lạnh trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên vị trí cần điều trị. Thông thường hay sử dụng túi gel lạnh, túi nước đá, hoặc khăn lạnh để đắp lên vùng bị tổn thương.

Chuyên gia MEDIPLUS cho biết chườm lạnh sẽ có tác dụng co mạch, làm giảm tích tụ chất dịch gây viêm, từ đó giúp vết thương phục hồi nhanh chóng. Có thể kết hợp massage trong quá trình chườm. Việc chườm lạnh nên tiến hành trong vòng 48 tiếng kể từ khi chấn thương

Massage

Massage là phương pháp dùng lực từ bàn tay, ngón tay tác động lực lên các vùng bị tổn thương.Khi đau nhức do giãn dây chằng lưng, người bệnh có thể tham khảo áp dụng phương pháp này. Tùy vào mức độ tổn thương nặng, nhẹ mà thực hiện các biện pháp massage khác nhau.

Massage vùng lưng

Massage vùng lưng

Các phương pháp xoa bóp/ massage cũng thường được áp dụng trên bệnh nhân giãn dây chằng lưng. Việc massage nhẹ nhàng hai bên cột sống giúp giảm đau, lưu thông máu tốt hơn đồng thời cũng giảm tắc nghẽn một cách hiệu quả. Khi bị cứng khớp vào buổi sáng, massage khoảng 30 phút giúp bệnh nhân có thể vận động dễ dàng hơn.

Lưu ý: Việc massage cần được thực hiện đúng kỹ thuật và do các chuyên gia thực hiện để tránh làm dây chằng tổn thương thêm.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp thường được sử dụng trong các bệnh lý về cơ xương khớp cũng như bệnh giãn dây chằng lưng.  Một số phương pháp thường được sử dụng như:

  • Nhiệt trị liệu: Làm tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau cho bệnh nhân.
  • Sóng ngắn trị liệu: có tác dụng kháng viêm, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu tại chỗ và giảm đau
  • Siêu âm trị liệu: Giảm đau do tác động trực tiếp lên cảm thụ thần kinh đồng thời tăng tuần hoàn máu.
  • Điện xung trị liệu: Giảm đau, giảm viêm, giảm phù nề, kích thích trực tiếp mạch máu giúp gia tăng tuần hoàn.

Các phương pháp vật lý trị liệu đem lại hiệu quả điều trị tốt, giúp dây chằng phục hồi nhanh chóng. Căn cứ vào tình trạng bệnh và khả năng phục hồi, bác sĩ trị liệu sẽ theo dõi và thiết kế lộ trình cùng các bài tập phù hợp cho người bệnh.

Các bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng tại nhà

Người bệnh có thể kết hợp các phương pháp điều trị và  tập các bài tập phục hồi để cải thiện tình trạng giãn dây chằng, giúp giảm các triệu chứng nhanh hơn. Dưới đây là một số bài tập mọi người có thể tham khảo thực hiện tại nhà:

Bài tập nâng tay và chân
  • Bệnh nhân nằm sấp, thẳng người, 2 tay duỗi về phía trước.
  • Hít vào và nâng cả tay và thân lên khỏi sàn cao nhất có thể, giữ hơi thở và thực hiện động tác này trong 5 giây.
  • Hạ từ từ tay và chân về tư thế ban đầu.
Tư thế nhân sư
  • Bệnh nhân nằm sấp, 2 chân duỗi thẳng trên sàn, 2 tay chống xuống sàn, ngang đoạn xương sườn cuối.
  • Dùng lực cơ lưng nâng mặt và ngực lên cao khỏi sàn, cằm hướng ra trước sao cho bụng vẫn ấp xuống sàn.
  • Giữ nguyên tư thế trong 15 giây, hít thở đều trong lúc giữ tư thế.
Tư thế gập gối từng bên nâng chân lên cao
  • Bệnh nhân nằm ngửa, gập một chân và chống xuống giường, chân còn lại giơ lên cao 45 độ.
  • Đổi bên và thực hiện các động tác tương tự.
Tư thế nghiêng xương chậu
  • Nằm ngửa xuống sàn, áp 2 tay vào người, lòng bàn tay ngửa, chân chống xuống sàn sau cho cẳng chân vuông góc với sàn.
  • Dùng lực của chân, nâng phần thân, đùi lên khỏi sàn, phần vai, gáy và lưng áp sát sàn, và lưng phải thẳng.
  • Hít thở sâu, giữ tư thế lâu nhất có thể sau đó hạ từ từ về tư thế ban đầu.
Tư thế con châu chấu
  • Nằm úp xuống sàn, gót chân chạm nhau, hai tay duỗi thẳng về trước, lòng bàn tay ngửa lên
  • Siết cơ bụng, từ từ nâng tay và chân lên, ngẩng đầu về phía trước, sao cho chân, đầu, đốt sống cổ thẳng nhau, trọng tâm dồn về phần bụng.
  • Hít sâu, giữ lâu nhất có thể, sau đó hạ người về tư thế ban đầu.

Giãn dây chằng lưng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe người bị.

Hy vọng thông qua bài viết chi sẻ trên đây người bệnh đã nắm rõ được các nguyên nhân gây giãn dây chằng lưng để có biện pháp điều trị phù hợp. Liên hệ Hotline: 1900 3366 để được chuyên gia tư vấn cụ thể, chi tiết!

5/5 - (1 bình chọn)

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? 3 biến chứng

    Bàn chân bẹt là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy trẻ nhỏ bị bàn chân bẹt có nguy hiểm không?…

    05 Th1, 2025
    103

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    11 thuốc trị gai cột sống hàng đầu và lưu ý khi dùng

    Việc điều trị gai cột sống thường bao gồm các biện pháp giảm đau và kháng viêm, trong đó thuốc trị gai cột sống đóng…

    25 Th12, 2024
    407

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Dấu hiệu loãng xương: Những nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị hiệu quả

    Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây giảm mật độ xương và dễ gãy xương. Bạn có biết những dấu…

    26 Th2, 2024
    675

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Vôi cột sống: 3 Nguyên nhân và 4 cách chữa

    Vôi cột sống là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi, gây ra các triệu chứng…

    29 Th11, 2024
    100

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám