1.8K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Theo các bao cáo gần đây cho thấy, hội chứng ống cổ tay chiếm 32,5 % các chấn thương ở cổ tay gây ra bởi những chuyển động tay thường xuyên lặp đi lặp lại. Hội chứng này phần lớn xuất hiện ở độ tuổi từ 25 đến 54, triệu chứng gây đau và tê bì bàn tay thậm chí yếu hẳn đi ở bàn tay và cổ tay của một hoặc cả hai bên, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng. Cùng các Bác sĩ chuyên khoa xương khớp MEDIPLUS tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Ống cổ tay là một khoảng trống tại cổ tay có chứa các gân và dây thần kinh giữa. Hội chứng ống cổ tay gây cảm giác đau, tê và yếu đi ở bàn tay lẫn cổ tay. Điều này xảy ra khi có sự gia tăng áp lực trong cổ tay lên dây thần kinh giữa. Dây thần kinh này có chức năng tạo cảm giác cho ngón cái, ngón trỏ, ngón tay giữa và một nửa của ngón nhẫn. Ngón út sẽ không bị tác động bởi hội chứng này.
>>> Xem thêm bài viết khác:
Hội chứng ống cổ tay khiến người bệnh bị đau, tê cổ tay và bàn tay
Hội chứng ống cổ tay xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, được tạo ra khi không gian của ống cổ tay thu hẹp lại, chèn ép lên dây thần kinh giữa và dây chằng khiến chúng sưng lên, làm mất cảm giác ở các ngón và bàn tay. Theo Tiến sĩ Bác sĩ Lê Quốc Việt – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, các nguyên nhân chính gây ra hội chứng này có thể là do:
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng, xuất phát từ chủng tộc của mỗi người. Đường ống cổ tay ở một số chủng tộc sẽ có kích thước nhỏ hơn, khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn so với những người thuộc chủng tộc có ống cổ tay rộng.
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp ba lần so với nam giới, vì đường hầm ống cổ tay của họ có phần nhỏ hơn nên dễ xảy ra sự chèn ép dây thần kinh. Dựa trên số liệu thống kê thu thập được của BLS (Bureau of Labor Statistics – Cục thống kê lao động Hoa Kỳ) từ năm 1992 đến năm 2001, lao động nữ chiếm 70% các trường hợp mắc hội chứng này.
Nữ giới có khả năng bị hội chứng này cao hơn rất nhiều so với nam giới
Việc lặp đi lặp lại nhiều lần một chuyển động của bàn tay hoặc cổ tay trong một thời gian dài có thể gây ra tổn thương gân tại cổ tay, dẫn đến sưng viêm đồng thời tạo áp lực lên các dây thần kinh giữa, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng này.
Những đối tượng thường xuyên chuyển động tay lặp đi lặp lại như tài xế, nhân viên văn phòng, đầu bếp, thợ mộc, vận động viên chèo thuyền,… rất dễ bị mắc hội chứng ống cổ tay.
Chị em phụ nữ đang mang thai thông thường sẽ dễ bị thay đổi nội tiết tố, từ đó gây sưng viêm những bộ phận trong ống cổ tay, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này. Bên cạnh đó, trong thai kỳ thường có sự ứ đọng dịch làm tăng lượng dịch ở ống cổ tay, dẫn đến tăng áp lực kẽ ống cổ tay, chèn ép thần kinh giữa.
Có nhiều bệnh lý liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay, có thể kể đến như tiểu đường, béo phì, viêm khớp và cả rối loạn chức năng tuyến giáp. Các loại u như u tế bào khổng lồ xương và bao gân hay u máu, u hạt tophy, nang hoạt dịch,… gây xâm lấn vùng ống cổ tay và dẫn đến chèn ép dây thần kinh giữa.
Nếu bạn từng bị gãy xương, viêm khớp hoặc các vấn đề liên quan đến dây chằng thì nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay là rất cao. Bởi lẽ sau những thương tổn đó, không gian ống cổ tay sẽ bị hẹp hơn, tăng khả năng chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay.
Đối tượng dễ mắc hội chứng ống cổ tay là người già và phụ nữ, do cổ tay họ thường hẹp hơn. Bên cạnh đó, những người làm các công việc đặc thù liên quan đến cử động tay cũng dễ mắc như tài xế, thợ thủ công, thợ làm bánh, thư ký đánh máy, nhạc công,…
Trong đa số các trường hợp, triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường bắt đầu một cách từ từ mà không hề có một chấn thương nào xảy đến trước đó. Có trường hợp các triệu chứng xuất hiện vào ban đêm khi người bệnh đi ngủ ở tư thế cổ tay bị cong, từ đó tạo áp lực lên dây thần kinh giữa.
Ở giai đoạn đầu, những triệu chứng thường thoáng qua, người bệnh khó có thể nhận biết được. Đến thời điểm tình trạng bệnh xấu đi, những triệu chứng xảy ra với tần suất thường xuyên hoặc kéo dài, bệnh nhân mới nhận thấy bất thường và quyết định đi khám. Lúc này, tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa đã thực sự nặng nề.
Các triệu chứng thường gặp khi mắc hội chứng ống cổ tay được các Tiến sĩ Lê Quốc Việt đưa ra theo các giai đoạn như sau:
Triệu chứng ở giai đoạn đầu
Giai đoạn bệnh chuyển biến nặng hơn
Ở giai đoạn này, các triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn, những trở ngại khi hoạt động cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn như:
Khi bệnh chuyển biến nặng, việc cài khuy áo cũng trở nên khó khăn hơn
Hỏi ý kiến Bác sĩ Việt cho hay, do dây thần kinh giữa trong ống cổ tay đảm nhiệm chức năng cảm giác cho các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần của ngón nhẫn nên khi mắc phải hội chứng ống cổ tay, bàn tay người bệnh hầu như không cảm nhận được đồ vật. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh phát triển ngày càng nặng thì dễ dẫn tới các biến chứng rất nguy hiểm có thể gặp phải như:
Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Hội chứng ống cổ tay là hội chứng mà những chấn thương có diễn biến âm thầm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày cũng như hiệu suất lao động. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị cần được tiến hành kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng sau này.
Thăm khám lâm sàng
Để đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ phối hợp khám lâm sàng và thăm dò điện sinh lý thần kinh. Các triệu chứng có giá trị chẩn đoán hội chứng này bao gồm:
Nghiệm pháp Phalen
Để bệnh nhân gập hai cổ tay 90 độ sát vào nhau trong khoảng thời gian ít nhất là 60 giây. Nghiệm pháp Phalen ngược thì thay việc gập tay bằng động tác duỗi hai cổ tay. Nghiệm pháp cho kết quả dương tính khi người bệnh xuất hiện hoặc gia tăng các triệu chứng về cảm giác chi phối bởi dây thần kinh giữa.
Nghiệm pháp Tinel
Bác sĩ sẽ dùng tay hoặc búa phản xạ gõ vào vùng ống cổ tay của người bệnh, nghiệm pháp này cho kết quả dương tính khi người bệnh có cảm giác tê hoặc đau tại những nơi chi phối bởi dây thần kinh giữa của bàn tay.
Nghiệm pháp Durkan
Bác sĩ trực tiếp gia tăng áp lực tại cổ tay người bệnh bằng việc sử dụng ngón tay cái ấn vào vị trí giữa nếp gấp cổ tay. Nghiệm pháp được coi là dương tính khi bệnh nhân thấy tê bì, đau tăng lên theo sự phân bố thần kinh khi ấn và giữ trên 30 giây.
Nghiệm pháp Tinel giúp bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay hiện nay có thể được điều trị theo ba phương pháp: nội khoa, nẹp cổ tay hoặc ngoại khoa. Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu nhược điểm khác nhau.
Thông thường, phương pháp nội khoa và nẹp cổ tay được sử dụng cho các trường hợp ít nghiêm trọng hơn và người bệnh có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày mà không bị gián đoạn. Phương pháp điều trị phẫu thuật ngoại khoa thường được chỉ định trong những trường hợp nặng hơn và mang lại kết quả rất khả quan nhờ sự giúp đỡ của y học hiện đại. Chi tiết:
Phương pháp này được các bác sĩ chỉ định trong giai đoạn đầu khi mắc hội chứng ống cổ tay lâm sàng. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc chống viêm không steroid, cũng có thể dùng corticoid đường uống giúp giảm đau ở cổ tay; đồng thời bệnh nhân cần hạn chế các hoạt động làm gấp hoặc ngửa cổ tay quá mức để giảm thiểu áp lực tại ống cổ tay.
Phương pháp này có thể thực hiện tại thời điểm ban đêm hoặc có thể thực hiện liên tục cả ngày. Những nghiên cứu cho thấy dùng nẹp cổ tay thì người bệnh có thể cải thiện rõ rệt những triệu chứng chỉ sau khoảng 4 tuần điều trị.
Có rất nhiều loại nẹp cổ tay trên thị trường với nhiều mức giá và áp dụng cho các mức độ đau khác nhau mà bạn có thể tham khảo như băng nẹp bơm hơi và băng không bơm hơi. Những loại băng nẹp này giúp cố định cổ tay, ôm trọn vùng cổ tay và ngón cái, giúp trợ lực và bảo vệ cổ tay khi hoạt động nhẹ.
Phương pháp này thường được các bác sĩ áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn nặng, xuất hiện những dấu hiệu như teo cơ, rối loạn cảm giác hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm dù đã điều trị nội khoa trong thời gian dài.
Trước đây thường áp dụng phương pháp phẫu thuật mổ hở kinh điển được thực hiện với đường mổ dọc gan tay hoặc kỹ thuật mổ hở nhỏ ít xâm lấn. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp điều trị thường được các bác sĩ sử dụng rộng rãi hơn là phương pháp mổ nội soi.
Theo TS.BSCKII Lê Quốc Việt cho biết thêm, kỹ thuật nội soi 1 lỗ (hay còn gọi là nội soi 1 cổng vào) với đường mổ rất nhỏ chỉ chưa đến 1cm, y có nhiều ưu điểm vượt trội: ít tai biến, ít xâm lấn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, thời gian phục hồi nhanh hơn, thẩm mỹ cao hơn, bệnh nhân có thể được về nhà sau khi thực hiện xong phẫu thuật.
Khi bệnh chuyển nặng cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật để điều trị
Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay tính đến nay có tỷ lệ thành công rất cao nên được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng thực hiện. Nhiều triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm nhanh chóng sau khi được điều trị, bao gồm cả cảm giác ngứa ran ở tay và thức giấc vào ban đêm. Tình trạng tê lòng bàn tay và các ngón tay có thể mất nhiều thời gian hơn để giảm bớt, thậm chí lên đến ba tháng.
Đối với trường hợp nghiêm trọng, người bệnh xuất hiện một số cơn đau trong lòng bàn tay, đặc biệt là xung quanh vết mổ có thể kéo dài đến vài tháng. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân không thuyên giảm đáng kể các triệu chứng sau khi phẫu thuật.
Tính đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học chính xác để chứng minh những loại thực phẩm có tác dụng điều trị hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên, chế độ ăn hợp lý có thể mang lại nhiều lợi ích giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hội chứng này một cách tích cực.
Đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm cần tránh nếu có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp là rượu bia và tất cả những đồ uống có cồn. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều rượu bia không chỉ gây các bệnh liên quan đến tim mạch, tiêu hóa, gan… mà còn gây tác động không tốt đến hệ cơ xương khớp. Nồng độ canxi tồn tại trong cơ thể có khả năng bị giảm sút do bia rượu, ức chế hoạt động hình thành các tế bào xương mới, tăng cảm giác đau tại khớp bị viêm do hội chứng ống cổ tay.
Duy trì cân nặng hợp lý (có chỉ số BMI từ 18,5 đến 23) bằng việc ăn đủ tất cả các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết và điều chỉnh chế độ ăn hợp lý như: Ăn nhiều loại rau củ quả, ăn đủ thức ăn giàu đạm, uống sữa từ 2 đến 3 ly một ngày. Nếu người bệnh đang ở trong tình trạng thừa cân hoặc lượng cholesterol trong máu cao thì nên thay bằng sữa tách béo. Bệnh nhân mắc hội chứng này cần hạn chế việc ăn quá mặn, quá ngọt và tránh các thức ăn nhanh.
Việc giảm thiểu những áp lực, căng thẳng lên cổ tay là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất để giảm thiểu khả năng mắc hội chứng ống cổ tay. Dưới đây là một số phương pháp người bệnh có thể áp dụng để phòng ngừa hội chứng này:
– Nếu bạn đang là nhân viên văn phòng hay tính chất công việc phải dùng bàn phím hay chuột máy tính liên tục, hãy tìm hiểu và lựa chọn chuột máy tính có kích thước phù hợp với bàn tay để tạo cảm giác thoải mái, hạn chế tình trạng căng đau cổ tay khi làm việc trong thời gian dài.
– Trong một báo cáo năm 2008 của BLS, 60% nhân viên làm việc với máy tính ở Mỹ bị đau cổ tay, với 51,2% nhân viên nói rằng bàn phím của họ được đặt quá cao. Một lý do khác cho điều này là do thiếu thời gian nghỉ giải lao, có tới 49,7% người lao động thường xuyên làm việc với máy tính không nghỉ ngơi đầy đủ.
Chọn bàn phím và chuột máy tính có không phù hợp gây ra đau cổ tay
– Nên có thời gian để bàn tay và cổ tay được nghỉ ngơi: cứ sau mỗi 15-30 phút làm việc nhiều bằng tay, hãy nhẹ nhàng co duỗi đồng thời xoa bóp cổ tay định kỳ từ 10-30 giây. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi bạn phải sử dụng một lực rất lớn của cổ tay trong thời gian dài, giúp các cơ và xương được thư giãn, hạn chế tình trạng chèn ép các dây thần kinh.
– Ngồi làm việc đúng tư thế: Ngồi sai tư thế khi làm việc có thể gây tác động xấu đến những dây thần kinh ở vùng cổ. Việc này có thể làm ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh ở tay do bị tác động gián tiếp.
Hy vọng thông qua bài viết này, mỗi người sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về hội chứng ống cổ tay, hiểu được nguyên nhân hình thành bệnh cùng với các biến chứng có thể xảy ra. Từ đó, có hướng xử trí cũng như cách phòng ngừa hội chứng này. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được những tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây giảm mật độ xương và dễ gãy xương. Bạn có biết những dấu…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay còn xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi…
Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn
Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…
Đau khớp gối là một bệnh lý về xương và nó có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi có biểu hiện…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.