10 mẹo dân gian chữa đau vai gáy tại nhà an toàn, hiệu quả

Cập nhật 10/05/2023

4.2K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau vai gáy là một triệu chứng điển hình, có thể gặp ở nhiều đối tượng. Tình trạng đau nhức này gây cản trở rất nhiều đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Để giúp hỗ trợ người bệnh điều trị đau vai gáy vừa an toàn lại hiệu quả, MEDIPLUS sẽ gợi ý cho bạn 10 mẹo dân gian dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

10 mẹo dân gian chữa đau vai gáy tại nhà

Đau vai gáy là tình trạng khó chịu và đau nhức ở vùng vai và gáy. Cơ chế gây đau vai gáy liên quan đến sự căng thẳng cơ bắp, gây ra tình trạng sưng tẩy và giãn cơ. Ngoài ra, tình trạng viêm hoặc thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể gây nên tình trạng này.

Khi bị đau vai gáy bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp vật lý trị liệu hay phương thuốc phù hợp. Đồng thời, người bệnh nên phối hợp sử dụng các mẹo dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị đau vai gáy hiệu quả và an toàn tại nhà dưới đây.

>>> Xem thêm bài viết:

1. Chữa đau vai gáy bằng lá lốt

Lá lốt đã được sử dụng như một loại cây thuốc Nam để chữa trị các bệnh về xương khớp từ xa xưa, đặc biệt là trị đau vai gáy. Theo Đông y, lá lốt là loại dược liệu có vị cay, tính ấm giúp chống viêm, trừ lạnh và giảm đau. Y học hiện đại ngày nay cũng đã chứng minh được rằng hàm lượng ancaloit và tinh dầu có trong lá lốt cũng đem lại hiệu quả giảm đau nhức vai gáy.

Cách 1: Chườm lá lốt lên vùng vai gáy

Nguyên liệu: 200 gam lá lốt tươi và muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt
  • Cho vào cối giã nát
  • Đem đi sao nóng cùng với muối hạt
  • Bọc hỗn hợp sao nóng trong miếng vải mỏng sạch
  • Chườm nhẹ nhàng 15-20 phút lên vùng vai gáy bị đau nhức.
  • Đem sao nóng khi hỗn hợp nguội, rồi mới tiếp tục chườm. Cần chú ý đến nhiệt độ của dược liệu để tránh bị bỏng.

Cách 2: Xoa bóp bằng lá lốt 

Nguyên liệu:

  • 200 gram rễ lá lốt khô
  • 1,5 lít rượu trắng 45 độ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và phơi khô rồi thái thành khúc ngắn
  • Cho tất cả vào  lọ thủy tinh hoặc chai sạch
  • Đổ rượu vào ngâm trong khoảng 1 tháng
  • Sau đó, lấy ra xoa bóp lên vùng vai gáy.

*Lưu ý bảo quản bình ở nơi khô ráo, thoáng khí và tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Chữa đau vai gáy bằng lá lốt

Chữa đau vai gáy bằng lá lốt

Cách 3: Nấu nước uống từ lá lốt

Nguyên liệu:

  • 10-15 lá lốt tươi hoặc khô
  • 1 lít nước
  • Đường hoặc mật ong (tùy ý thêm vào).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt hoặc phơi khô (nếu dùng lá lốt khô)
  • Cho nước vào nồi và đun sôi
  • Cho lá lốt vào nước sôi và đun trong vòng 5 phút
  • Tắt bếp và để nước nguội
  • Lọc nước để loại bỏ bã và giữ lại nước
  • Nếu thấy cần thiết, bạn có thể thêm đường hoặc mật ong để tăng hương vị và hỗ trợ giảm đau.
  • Uống từ 2 đến 3 tách nước lá lốt mỗi ngày, tốt nhất trước hoặc sau bữa ăn và duy trì trong 10 ngày để có được kết quả tốt nhất.

*Lưu ý: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc đang dùng các loại thuốc khác, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng lá lốt.

2. Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, mùi hắc và không độc hại, có tác dụng giảm đau, ổn định khí huyết, bổ máu, ngừa phong thất, điều hòa kinh nguyệt,…Do đó, trong dân gian thường áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh ngải cứu để chữa đau nhức vai gáy, cụ thể như sau:

Cách 1: Chườm nóng ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 200 gam lá ngải cứu to
  • Muối hạt to.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu sau khi đã rửa sạch thì cho vào cối giã nát, sau đó đem đi sao nóng cùng với muối hạt.
  • Bọc hỗn hợp sao nóng trong miếng vải mỏng sạch rồi dùng để chườm nhẹ nhàng lên vùng vai gáy bị đau nhức từ 15-20 phút.
  • Nếu hỗn hợp nguội thì đem sao nóng rồi tiếp tục chườm, chú ý đến nhiệt độ của dược liệu để tránh bị bỏng…
  • Áp dụng cách này 3 lần/tuần để tình trạng đau mỏi vai gáy được cải thiện tốt nhất.
Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu

Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu

Cách 2: Chườm lạnh ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá ngải cứu (5-10 lá)
  • Vài viên đá lạnh (nhiệt độ khoảng 0-3oC)
  • 300ml nước sạch.

Cách thực hiện:

  • Rửa thật sạch lá ngải cứu và để cho thật ráo nước.
  • Nấu sôi ngải cứu (cho thêm một chút muối)với 300ml nước sạch trong vòng 10 phút.
  • Khi nước lá ngải cứu nguội và cho vào túi vải.
  • Cho đá vào túi vải và bắt đầu chườm lên vùng vai gáy bị đau.
  • Xoa nhẹ theo đường tròn đồng tâm trong khoảng 5-10 phút.
  • Sau đó, dùng khăn sạch lau khô vùng vai gáy. (Có thể bôi một lớp kem trung tính, vaseline,… lên vùng vai gáy vừa chườm để tránh nguy cơ bị tổn thương da do lạnh.)

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nấu nước lá ngải cứu hoặc kết hợp với lá lốt để tăng tính hiệu quả giảm đau cho vùng vai gáy.

3. Gừng trị đau vai gáy

Gừng là một vị thuốc nằm trong nhóm phát tán phong hàn, giải biểu có tác dụng thông kinh hoạt lạc, ôn ấm. Ngoài ra, tinh chất zingibain có trong củ gừng làm dịu nhanh các cơn đau, thư giãn cơ và cải thiện sự co cứng.

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 1 củ (khoảng 5-7cm)
  • Nước sạch

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng tươi, để nguyên vỏ.
  • Thêm chút muối hạt vào, giã nát.
  • Tiếp theo, lấy lớp gừng giã nhuyễn vào miếng gạc y tế hoặc khăn tay mỏng.
  • Đắp lên phần vai gáy bị đau khoảng 30 phút (Nhớ cố định lại để không bị rơi)
  • Duy trì đắp 1-2 lần/ngày để giảm đau.

Đặc biệt, bạn có thể kết hợp dầu gừng với dầu ô liu và sử dụng nó để xoa bóp vùng vai bị đau mỗi ngày từ 2-3 lần. Hoặc sử dụng gừng dưới dạng bột hoặc tinh bột để trộn với nước và uống hàng ngày.

Gừng giúp giảm đau vai gáy

Gừng giúp giảm đau vai gáy

4. Chữa đau vai gáy bằng hạt gấc

Theo y học cổ truyền hạt gấc (hay mộc thiết) là loại dược liệu có vị đắng, tính ôn, hơi độc có tác dụng trong kinh can và đại tràng. Các hoạt chất có trong nhân hạt gấc theo nghiên cứu bao gồm: xenlulozơ, lipit, invedaxa… có tác dụng giảm đau nhức, sưng tấy, viêm…

Nguyên liệu:

  • Hạt gấc: 50-100gram
  • Rượu trắng: 100-200ml

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hạt gấc, để ráo nước.
  • Nướng hạt gấc trên than hoặc bếp lò đến khi cháy đen.
  • Để nguội rồi tách vỏ, lấy nhân bên trong đem đi giã nhuyễn.
  • Ngâm lượng bột vừa giã với rượu trắng trong khoảng 1 tháng.
  • Sau đó, đổ 1 lớp mỏng rượu gấc đã ngâm ra tấm vải hoặc băng gạc y tế.
  • Đắp vào vị trí đau hoặc xoa bóp trực tiếp lên cổ gáy.
  • Thực hiện đều đặn 1-2 lần đắp rượu hoặc xoa bóp mỗi ngày để đạt hiệu quả cao.
Chữa đau vai gáy bằng hạt gấc

Chữa đau vai gáy bằng hạt gấc

5. Chữa đau vai gáy bằng mật ong và bột quế

Mật ong chứa nhiều dưỡng chất có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, trong bột quế có hàm lượng Cinnamaldehyde đẩy lùi cảm giác đau nhức do các bệnh lý về xương khớp gây ra. Khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau sẽ làm tăng tính hiệu quả chữa đau vai gáy.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa bột quế
  • 2 thìa mật ong nguyên chất
  • Nước nóng

Cách thực hiện:

  • Cho lần lượt bột quế, mật ong vào cốc nước nóng
  • Khuấy đều cho tan hết.
  • Uống ngay khi còn ấm, tránh để nước nguội sẽ giảm hiệu quả.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống đều đặn hai lần mỗi ngày.
Kết hợp mật ong và bột quế trị đau vai gáy

Kết hợp mật ong và bột quế trị đau vai gáy

6. Cỏ trinh nữ trị đau vai gáy

Cỏ trinh nữ hay cây xấu hổ là loại dược liệu có vị ngọt, tính hơi hàn, hơi se có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.

Cách 1: Uống thuốc sắc từ trinh nữ

Nguyên liệu:

  • 30gr rễ trinh nữ
  • 400ml nước sạch
  • Rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Thái mỏng rễ trinh nữ, sau đó đem tẩm với rượu
  • Sao thuốc lên cho vàng rồi đem sắc với 400ml nước
  • Chia thuốc làm 2 phần uống sau khi ăn

Cách 2: Ngâm rượu trinh nữ với các loại thảo dược khác

Nguyên liệu: Rễ trinh nữ, rễ cây gỏi cá, rễ bưởi bung, rễ cúc tần và rễ chi chi.

Cách thực hiện:

  • Tất cả thái mỏng, rồi cho vào bình thủy tinh đổ ngập rượu vào ngâm.
  • Mỗi ngày uống 2-3 lần trước khi ăn khoảng 30 phút, 15ml/lần
Cỏ trinh nữ trị đau vai gáy

Cỏ trinh nữ trị đau vai gáy

7. Dùng hỗn hợp cam, hành khô và phèn chua

Một mẹo dân gian chữa đau vai gáy khác cũng được rất nhiều người áp dụng thành công là hỗn hợp cam, hành khô và phèn chua. Hành khô với phèn chua có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau kết hợp chung với hàm lượng vitamin C có trong cam giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau vai gáy của người bệnh.

Nguyên liệu:

  • 1 quả cam tươi
  • 3 củ hành khô
  • 50gr phèn chua.

Cách thực hiện:

  • Cam cắt bỏ phần đầu và khoét một ít ruột bên trong, hành khô thì bóc vỏ và đập dập rồi cho vào trong quả cam.
  • Nướng quả cam trên bếp than hoặc lò nướng đến khi vỏ ngoài xém chút.
  • Dùng dao thái thành lát mỏng vừa phải.
  • Đắp trực tiếp các lát cam còn ấm lên vùng vai cổ bị đau.
  • Khi lát cam nguội đi, lau sạch bằng khăn ấm.
  • Duy trì đắp từ 1-2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phèn chua kết hợp với cam và hành khô giúp giảm đau vai gáy

Phèn chua kết hợp với cam và hành khô giúp giảm đau vai gáy

8. Thay đổi tư thế, gối ngủ

Tư thế khi ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, đặc biệt là vùng vai gáy. Thực tế cho thấy, thói quen duy trì tư thế ngủ hợp lý không những cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ mà còn giảm đau vai gáy hiệu quả.  Một số tư thế ngủ phù hợp người bệnh có thể tham khảo bao gồm:

  • Tư thế nằm thẳng: Tay chân duỗi thẳng giúp giảm áp lực lên vùng vai gáy, khi đó lực tác động được dàn đều giúp giảm bớt cơn đau nhức.
  • Tư thế nằm nghiêng: cũng được khuyến khích cho người bị đau vai gáy, đặc biệt là nằm nghiêng về bên trái, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn gối và đệm nằm phù hợp cũng sẽ giảm tải được áp lực lên vùng vai gáy. Nên chọn những gối có độ cao và độ mềm vừa với cổ, các loại đệm êm, không bị võng.

Tư thế nằm nghiêng đúng cách giảm đau vai gáy

Tư thế nằm nghiêng đúng cách giảm đau vai gáy

9. Chườm ấm

Chườm ấm là một mẹo chữa đau vai gáy dễ dàng thực hiện tại nhà và có tác dụng giảm đau hiệu quả. Trong quá trình chườm ấm, các sợi cơ co giãn ra, kích thích tuần hoàn máu lưu thông đến vị trí đau, khiến cho tình trạng đau vai gáy thuyên giảm.

Bạn có thể sử dụng khăn mềm kết hợp với các loại thảo dược phía trên, sau đó làm ấm và chườm trực tiếp lên vùng vai gáy khoảng 15-30 phút liên tục.

10. Chườm lạnh

Ngược lại với chườm nóng, chườm lạnh có tác dụng giảm sưng, đau và viêm. Khi áp dụng mẹo chườm lạnh, các tế bào và mô xung quanh khu vực được làm lạnh sẽ co lại giúp giảm đau và viêm, đem lại cảm giác thoải mái ở vùng vái gáy.

Cho đá lạnh vào túi chườm hoặc bọc vào khăn vải sạch và chườm lên vùng đau nhức trong 15-20 phút. Hạn chế chườm đá trực tiếp lên bề mặt da vì có thể gây bỏng lạnh.

Lưu ý chữa đau vai gáy tại nhà an toàn hiệu quả

Để việc điều trị đau vai gáy hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý.

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: các loại thực phẩm có chứa canxi, vitamin D, chất béo omega-3 và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe của xương và khớp. Trong khi đó, bạn cần hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, chất béo trans, chất bảo quản, và các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh để tránh gây tổn thương cho xương khớp và cơ thể.
  • Vận động đều đặn: Để giữ cho xương khớp khỏe mạnh, bạn cần thường xuyên vận động để giữ cho cơ thể linh hoạt. Tuy nhiên, vận động cũng cần phải được thực hiện đúng cách và hợp lý, tránh gây thêm tổn thương cho cơ thể.
  • Thăm khám và tư vấn điều trị: Nếu tình trạng đau vai gáy hoặc xương khớp không thuyên giảm, hãy thăm khám và tư vấn điều trị từ bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa đau vai gáy hiệu quả người bệnh có thể tham khảo thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, để có một phác đồ điều trị chính xác, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính chia sẻ tham khảo thêm, không thay thế việc chấn đoán và phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    3 Cách điều trị bàn chân bẹt và 7 câu hỏi thường gặp

    Bàn chân bẹt là một tình trạng y khoa phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở các độ tuổi khác nhau. Việc nhận biết…

    16 Th12, 2024
    122

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cong vẹo cột sống học đường: 7 Nguyên nhân, 3 Cách phòng ngừa

    Cong vẹo cột sống học đường là tình trạng cột sống của trẻ em, đặc biệt là học sinh, bị cong bất thường so với…

    11 Th12, 2024
    100

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Ung thư cột sống: 2 Nguyên nhân và 4 Cách điều trị

    Các cơn đau lưng nghiêm trọng có dẫn đến ung thư cột sống hay không là băn khoăn được rất nhiều người bệnh xương khớp…

    29 Th11, 2024
    117

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Dấu hiệu loãng xương: Những nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị hiệu quả

    Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây giảm mật độ xương và dễ gãy xương. Bạn có biết những dấu…

    26 Th2, 2024
    675

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám