479
Tác giả:Nguyễn Tiến Đạt
•
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương. Nguyên nhân của bệnh loãng xương có thể do di truyền, giới tính, sắc tộc, thiếu hụt hormone, chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt, hay từng bị gãy xương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây loãng xương và cách phòng ngừa bệnh.
Xem thêm:
Loãng xương là tình trạng khi mật độ xương giảm, làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Xương thường được xây dựng và duy trì thông qua quá trình tái tạo liên tục, trong đó các tế bào xương mới thay thế các tế bào cũ. Khi quá trình tái tạo không cân bằng, tỷ lệ hình thành xương mới không đủ để thay thế xương cũ bị mất, dẫn đến giảm mật độ xương.
Nguyên nhân của bệnh loãng xương thường liên quan đến sự mất cân bằng giữa quá trình tạo mới xương và quá trình hủy phá xương. Các yếu tố có thể gây phát triển bệnh loãng xương bao gồm:
Người bị bệnh loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi xương trở nên quá yếu, sẽ có các triệu chứng phổ biến sau:
Trên đây là một số triệu chứng phổ biến khi người bệnh bị loãng xương. Để được kiểm tra chính xác thì nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Để chẩn đoán bệnh loãng xương, các bác sĩ thường sử dụng một số phương pháp và công cụ bằng hình ảnh để đánh giá tình trạng của xương. Một số phương pháp chẩn đoán bao gồm:
Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang để kiểm tra tình trạng xương, phát hiện các dấu hiệu của gãy xương hoặc biến đổi cấu trúc xương.
Xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện để bác sĩ xác định mức độ canxi, các chỉ số khác trong máu, từ đó nắm bắt được chất lượng xương của người bệnh.
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể xét nghiệm nước tiểu để giúp phát hiện quá trình mất canxi từ xương.
Các phương pháp như siêu âm cũng có thể được sử dụng trong một vài trường hợp, tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương. Để điều trị bệnh loãng xương, người bệnh cần tuân theo các biện pháp sau:
Canxi và vitamin D là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của hệ xương. Vì vậy, người bệnh phải bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để duy trì sức khỏe xương, làm giảm tình trạng loãng xương.
Thiếu hụt vitamin D thường xảy ra ở người già và các em nhỏ, do hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, mỗi ngày bạn nên ra ngoài trời tắm nắng trong khoảng 15 phút từ 8 giờ đến 9 rưỡi sáng. Nhờ có vitamin D, cơ thể sẽ hấp thụ canxi từ thức ăn, giúp hình thành xương khỏe mạnh.
Hạn chế tập thể dục là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương. Vì thế người bệnh nên dành ra 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất như chạy bộ, đánh cầu lông,… sẽ củng cố cơ xương và cải thiện mật độ khoáng chất của xương.
Chế độ ăn uống hợp lý cũng vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của xương. Khẩu phần ăn cần có đủ các chất như protein, chất xơ, đạm,… và các chất dinh dưỡng khác. Người bệnh cũng cần hạn chế uống rượu hay hút thuốc lá để làm giảm nguy cơ mất khoáng cho xương.
Đối với người già, nên sử dụng gậy đi bộ để tránh té ngã, giảm rủi ro gãy xương.
Kết hợp với việc duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, thì người bệnh cũng cần thăm khám bác sĩ để biết chính xác về tình hình sức khỏe của bản thân. Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị loãng xương, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và đặc điểm của từng bệnh nhân.
Các loại thuốc chính bao gồm: thuốc chống hủy xương (như bisphosphonate, denosumab, raloxifene), thuốc tăng cường tạo xương (như teriparatide, romosozumab), thuốc bổ sung canxi và vitamin D (như calcium carbonate, calcium citrate, calcitriol). Các thuốc này có thể được dùng qua đường uống, tiêm, hoặc bôi da. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và cách dùng thuốc.
Loãng xương có nhiều nguyên nhân và mức độ bệnh khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức để giảm nguy cơ mắc loãng xương. Đồng thời, cũng nên kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để theo dõi tình trạng sức khỏe của xương.
Một cơ sở y tế hàng đầu về Cơ Xương đó là “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS”. Khi thăm khám tại đây, bạn sẽ được tận hưởng dịch vụ y tế với những máy móc hiện đại bậc nhất cùng các bác sĩ có chuyên môn cao về vấn đề xương khớp. Nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ theo hotline 1900 3366 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám hoặc bạn có thể đến trực tiếp cơ sở tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Phác đồ điều trị loãng xương là vấn đề đang được nhiều bệnh nhân mắc bệnh loãng xương quan tâm. Tuy nhiên người bệnh cần…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Đo loãng xương bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều bệnh nhân mắc loãng xương quan tâm. Đo loãng xương là một xét nghiệm…
Đau buốt trong xương cánh tay là một tình trạng phổ biến thường gặp ở người cao tuổi và những người trong độ tuổi lao…
Việc điều trị gai cột sống thường bao gồm các biện pháp giảm đau và kháng viêm, trong đó thuốc trị gai cột sống đóng…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.