Thường xuyên đau mỏi chân tay cảnh báo bệnh lý gì? [Chuyên gia giải đáp]

Cập nhật 28/04/2023

3.3K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bà N.T.T (ngụ tại quận Tây Hồ, Hà Nội) năm nay đã 60 tuổi. Bà cho biết mình thường xuyên đau mỏi chân tay mỗi khi trái gió trở trời hoặc vào sáng sớm. Tình trạng này gây khó khăn cho bà trong việc di chuyển, vận động, khiến bà phải mệt mỏi, buồn phiền rất nhiều. Bà băn khoăn không biết liệu có phải mình mắc bệnh lý gì nguy hiểm hay không vì tuổi cũng đã cao. Gửi câu hỏi đến hòm thư của MEDIPLUS, bà mong muốn nhờ các chuyên gia giải đáp các thắc mắc của mình. Tiếp nhận câu hỏi của bà N.T.T, các chuyên gia cơ xương khớp của MEDIPLUS xin được giải đáp thông qua bài viết sau.

Đau mỏi chân tay là bệnh gì?

Đau mỏi chân tay là triệu chứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là nhóm người lười vận động, ít hoạt động chân – tay, người trung niên, người cao tuổi hoặc những ai đang mắc các bệnh lý về xương khớp. Tình trạng này thường diễn ra vào cuối ngày, chủ yếu về đêm và sáng sớm khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, đi lại.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân luôn trong trạng thái chán chường, mệt mỏi, uể oải, khó chịu hoặc mất ngủ,…Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây đau mỏi chân tay có thể kể đến như:

Thiếu canxi

Thiếu canxi gây ức chế các hoạt động dẫn truyền thần kinh, khiến cơ bắp bị yếu, thể lực suy giảm. Bệnh nhân luôn trong tình trạng rã rời chân tay, mệt mỏi, thiếu sinh khí, nhất là người lớn tuổi do quá trình chuyển hoá và hấp thu các chất không còn hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm như sữa, sữa chua, củ cải trắng, hạt điều, hạt hướng dương,…trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi chân tay

Thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi chân tay

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành, nhất là từ độ tuổi 50 trở đi. Một số triệu chứng của bệnh này có thể kể đến như đau thắt lưng, đau mỏi chân tay thường ở một bên cơ thể, khó khăn trong việc đi lại. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa chủ yếu do cột sống bị chấn thương hoặc đĩa đệm bị thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống thường gặp ở người cao tuổi. Khi đĩa đệm bị thoát vị, bệnh có thể dẫn đến đau nhức chân tay, đau lưng, khó khăn trong việc đi đứng, vận động. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời bằng phác đồ phù hợp.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính khiến các khớp bị biến dạng, sưng đau, cứng. Bệnh nhân bị đau nhức tay chân, gặp khó khăn trong việc đi lại, vận động. Người bệnh có nguy cơ mất khả năng lao động hoặc tàn phế nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm đa rễ thần kinh

Viêm đa rễ thần kinh là tình trạng viêm và tổn thương bao myelin mãn tính. Các tín hiệu thần kinh bị gián đoạn gây nên hiện tượng đau đau nhức các khớp, yếu cơ, liệt vận động, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác,…Trong đó, rối loạn cảm giác và mất phản xạ gân xương là hai biểu hiện thường gặp nhất của căn bệnh này.

Rối loạn cảm giác là biểu hiện thường gặp nhất của mất viêm đa rễ thần kinh

Rối loạn cảm giác là biểu hiện thường gặp nhất của mất viêm đa rễ thần kinh

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Điều này có thể khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, gây tắc nghẽn mạch máu lưu thông đến tay và chân dẫn đến trạng thái mệt mỏi, chân tay đau nhức.

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, đau mỏi chân tay còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như chấn thương, tuổi tác, tính chất công việc hay do quá trình mang thai, cụ thể:

  • Chấn thương: Các chấn thương xảy ra do va chạm, tai nạn, tập thể dục cường độ cao, sai tư thế khi đi – đứng – ngồi làm việc, hoặc mang vác vật nặng có thể gây đau nhức mỏi tay chân.
  • Tuổi tác: Quá trình lão hoá làm tăng nguy cơ loãng xương và hình thành các vấn đề về khớp, cơ dẫn đến tình trạng nhức mỏi cho người bệnh.
  • Tính chất công việc: Tình trạng mỏi chân có thể gia tăng ở những người thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác nặng hoặc làm việc trong môi trường có độ ẩm cao. Nguyên nhân là do những hoạt động này khiến các xương, cơ hoạt động quá mức một cách liên tục.
  • Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố thay đổi đột ngột đi kèm với tình trạng tăng cân khiến các cơ phải chịu nhiều áp lực, dẫn đến đau mỏi, tinh thần uể oải.
Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp tình trạng đau nhức tay chân

Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp tình trạng đau nhức tay chân

Thường xuyên đau mỏi chân tay có nguy hiểm không?

Đau mỏi chân tay thường không nguy hiểm nếu chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài, hoặc mức độ trở nên nghiêm trọng và đi kèm với các biểu hiện bất thường khác, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Sở dĩ như vậy là vì đây có thể là tín hiệu cảnh báo sức khỏe người bệnh đang bị đe dọa bởi hàng loạt biến chứng khó lường như:

  • Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ
  • Thay đổi màu sắc, nhiệt độ hoặc hình dạng chân và bàn chân.
  • Liệt chi, teo cơ gây khó khăn trong sinh hoạt, vận động và làm việc
  • Suy giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu, khó thở hoặc tê giật.
  • Nguy cơ hình thành các khối u chèn ép dây thần kinh, nguy hại cho tính mạng của người bệnh.
Đau mỏi chân tay cần sớm được điều trị để tránh tiến triển nặng

Đau mỏi chân tay cần sớm được điều trị để tránh tiến triển nặng

Cách khắc phục đau mỏi chân tay

Người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị sau để giảm thiểu tình trạng đau mỏi chân tay:

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là một trong những phương pháp đơn giản nhất để giảm đau mỏi chân tay. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo đúng liều lượng. Một số nhóm thuốc giảm đau thông thường không kê đơn như paracetamol thường được chỉ định cho những trường hợp đau nhẹ và vừa. Trong trường hợp người bệnh đau nặng hơn bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các nhóm thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs,…

Nếu người bệnh không đáp ứng với các phương pháp trên, bệnh nhân sẽ được cân nhắc phương pháp tiêm corticosteroid vào khu vực nhức mỏi để tạm thời kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa thương tổn lên các cơ quan khác.

Lưu ý: Những loại thuốc được đề cập trên đây chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không được xem là cách chữa đau mỏi chân tay triệt để. Do đó, người bệnh không được lạm dụng hoặc tùy ý sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến hoặc hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị khi dùng thuốc để tránh các biến chứng bất lợi trên cơ thể.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả đối với các triệu chứng đau mỏi chân tay. Người bệnh có thể tìm đến các trung tâm vật lý trị liệu để được khám và điều trị. Phương pháp này gồm nhiều bài tập được thiết kế phù hợp với mức độ bệnh, kết hợp với các thiết bị hiện đại nhằm thúc đẩy tuần hoàn, giảm đau nhức các chi, tăng tính linh hoạt cho xương, khớp.

Phương pháp vật lý trị liệu rất hiệu quả đối với các bệnh về xương, khớp

Phương pháp vật lý trị liệu rất hiệu quả đối với các bệnh về xương, khớp

Massage

Massage là phương pháp giảm đau mỏi chân tay khá hiệu quả. Người bệnh có thể tìm đến các spa để được tư vấn và sử dụng dịch vụ massage hoặc tự massage tại nhà. Thời điểm thích hợp để massage giảm đau nhức là trước khi đi ngủ.

Việc xoa bóp nhẹ nhàng từ cổ chân lên đùi, từ cổ tay đến vai và tuần tự theo chiều ngược lại. Lặp lại cách massage này trong vòng 20 – 30 phút mỗi ngày giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm tê mỏi chân tay cũng như cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là phương pháp giảm đau mỏi chân tay đơn giản và hiệu quả. Người bệnh có thể tắm nước ấm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày để giúp giảm đau nhức và thư giãn cơ thể.

Tắm nước ấm giúp thư giãn các cơ sau một ngày dài mệt mỏi

Tắm nước ấm giúp thư giãn các cơ sau một ngày dài mệt mỏi

Luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao là phương pháp hiệu quả để giảm đau mỏi chân tay. Người bệnh có thể tham gia các lớp thể dục như yoga, pilates, hoặc các hoạt động thể thao như bơi lội, chạy bộ, đi bộ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc huấn luyện viên để lựa chọn hoạt động phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mình.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là phương pháp tiên quyết để giảm đau mỏi chân tay hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, vitamin D và omega-3.

Ngoài các phương pháp trên, bệnh nhân cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, không ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ, giữ tư thế ngồi đúng, đi giày phù hợp và thay giày thường xuyên.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là điều kiện tiền đề để giảm đau mỏi chân tay hiệu quả

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là điều kiện tiền đề để giảm đau mỏi chân tay hiệu quả

Trên đây là lời giải đáp của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho vấn đề đau nhức mỏi chân tay nói chung. Đây là triệu chứng rất phổ biến và khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm ra nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị đúng đắn sẽ giúp người bệnh giảm đau, cũng như tăng cường sức khỏe hiệu quả. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thể cho các phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    12+ bài thuốc trị gai cột sống tại nhà [theo dân gian]

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc và điều trị y tế, nhiều người tìm đến các phương pháp dân gian để giảm triệu chứng và…

    25 Th12, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Loãng xương ở người cao tuổi: Cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời

    Loãng xương ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này khiến…

    30 Th1, 2024
    696

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Nguyên nhân của tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng

    Một vấn đề phổ biến mà chúng ta hay gặp phải đó là tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng. Đôi khi, đau…

    25 Th1, 2024
    859

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không?

    Bạn đang bị loãng xương và muốn tìm hiểu về phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không? Bạn có biết rằng truyền dịch…

    20 Th2, 2024
    4.0K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám