Những món ăn tốt cho bệnh đau nhức xương khớp

Cập nhật 10/05/2023

1.1K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Hiện nay, những vấn đề về xương khớp đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hoá. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh. Nếu bạn đang băn khoăn, không biết đâu là món ăn tốt cho bệnh xương khớp thì đừng quá lo lắng, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Những món ăn tốt cho bệnh xương khớp

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc xương khớp qua chế độ ăn uống là vấn đề rất cần thiết. Mỗi người chúng ta nên lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bữa ăn hàng ngày, giúp xương khớp luôn chắc khỏe và dẻo dai, tránh được các bệnh như loãng xương, thoái hóa khớp hoặc viêm khớp. Dưới đây là TOP những món ăn tốt cho bệnh xương khớp mọi người cung tham khảo:

1. Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3

Những thực phẩm giàu acid béo Omega-3 giúp hỗ trợ và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Omega-3 có vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu các triệu chứng đau và ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp. Omega – 3 có nhiều trong các loại cá, đặc biệt là phần mỡ cá, bên cạnh đó còn có trong các loại thực phẩm khác như thịt bò, ngũ cốc, hạt lanh, hạt chia, đậu Hà Lan, súp lơ, quả bơ,…

Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng Omega cần bổ sung  cho cơ thể, không nên lạm dụng quá nhiều vì Omega-3 cũng có thể gây bất lợi cho quá trình đông máu.

2. Đậu phụ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu phụ có thành phần chính là đậu nành, cực kì tốt đối với những ai mắc bệnh về xương khớp. Theo thông tin được USDA (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ) công bố, 100g đậu phụ chứa tới 345mg canxi. Các thực phẩm làm từ đậu nành chứa rất ít chất béo, giàu Protein và chất xơ, đặc biệt là chứa nhiều canxi nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. Một điều cần lưu ý là bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh gout không nên ăn quá nhiều quá đậu phụ vì nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn đến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh gout nặng hơn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho hệ xương khớp

Các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho hệ xương khớp

3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa chính là món ăn tốt cho bệnh xương khớp người bệnh nên bổ sung. Bởi đây là những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho và vitamin D cực kỳ tốt cho xương khớp.

Canxi là khoáng chất có tác dụng giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, đồng thời đẩy nhanh quá trình làm lành các vết nứt gãy trên xương.

Hiện nay, lứa tuổi dễ bị bệnh loãng xương đang ngày càng trẻ hóa. Chính vì thế, việc bổ sung từ 1 đến 2 ly sữa giàu canxi mỗi ngày là việc vô cùng cần thiết, giúp hỗ trợ hệ xương ngày càng chắc khỏe.

Tuổi càng cao, hệ xương sẽ dần lão hóa làm cho lượng estrogen trong cơ thể giảm mạnh, gây nên các chứng bệnh về xương khớp. Vì thế, thời điểm tốt nhất để bổ sung các loại sữa chứa canxi là khi vừa bắt đầu bước sang tuổi 30.

4. Cá giàu chất béo lành mạnh

Omega-3 là chất có hàm lượng rất lớn trong cá, đặc biệt là ở phần mỡ cá. Các loại cá như cá ngừ, cá trích, cá thu và cá hồi có hàm lượng vitamin D và Omega-3 rất dồi dào. Việc đưa những loại cá này vào thực đơn sẽ là một lựa chọn vô cùng ý nghĩa với người mắc bệnh xương khớp.

Vitamin D có tác dụng góp phần xoa dịu những cơn đau do viêm khớp,  giúp cơ thể hấp thụ canxi tối đa. Hàm lượng axit béo omega – 3 cao có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ cho sự phát triển của xương. Chính vì thế, thực đơn chứa nhiều cá luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đối với bệnh nhân đau nhức xương khớp.

Các món ăn chế biến từ cá cực kỳ tốt cho người mắc bệnh xương khớp

Các món ăn chế biến từ cá cực kỳ tốt cho người mắc bệnh xương khớp

5. Tỏi

Một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho người mắc bệnh xương khớp mà ít ai ngờ đến chính là tỏi. Trong tỏi chứa rất nhiều vitamin C, vitamin B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng, cùng nhiều hoạt chất chống oxy hóa và enzyme. Ăn nhiều tỏi sẽ giúp ngăn cản hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương, đồng thời, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, việc ăn tỏi sống rất tốt đối với người mắc bệnh xương khớp vì loại thực phẩm này giúp tăng cường nội tiết tố estrogen và hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau nhức xương.

6. Gừng

Gừng được biết đến là thực phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp rất tốt, vì có tính ấm nóng. Vào mùa đông, không khí lạnh sẽ khiến các mạch máu bị co lại, dịch khớp đông đặc và các khớp không thể hoạt động một cách trơn tru. Do đó, với bệnh nhân bị đau xương khớp thì có thể uống trà gừng hay xoa bóp bằng rượu gừng sẽ giúp thông mạch, máu dễ lưu thông trong cơ thể, làm cho tình trạng đau khớp giảm dần.

Dược tính của gừng giúp giảm đau và kháng viêm

Dược tính của gừng giúp giảm đau và kháng viêm

7. Bông cải xanh

Rau xanh nói chung, đặc biệt là bông cải xanh nói riêng có chứa hàm lượng vitamin và chất xơ rất dồi dào, giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa cho cơ thể hiệu quả. Những thực phẩm như bông cải xanh, cải xoăn hay cần tây… chứa hàm lượng vitamin K rất cao, giúp hỗ trợ ngăn ngừa mắc các bệnh loãng xương. Ngoài công dụng lớn trong quá trình đông máu thì Vitamin K còn có khả năng tăng cường các loại Protein để duy trì sự ổn định nồng độ Canxi trong xương. Nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

8. Quả óc chó

Trong các loại hạt, đặc biệt là trong quả óc chó có chứa nhiều axit béo omega-3, chất xơ, protein và vitamin E giúp làm giảm các triệu chứng đau, kháng viêm rất tốt cho những người mắc các bệnh lý về xương khớp. Việc ăn quả óc chó mỗi ngày sẽ giảm thiểu nguy cơ viêm xương, tránh hiện tượng thiếu hụt khoáng chất khiến cho xương bị yếu, dẫn đến tình trạng bị loãng xương khi tuổi cao. Ngoài ra trong quả óc chó còn có chứa một loại axit béo thiết yếu cho cơ thể là axit alpha linolenic giúp phát triển hệ xương khớp và bảo vệ xương tốt hơn.

9. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như cam, bưởi, quýt được các nhà khoa học chứng minh rằng chúng có chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ làm giảm viêm và cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Vitamin C là loại vitamin tốt cho khớp bởi nó có tác dụng hỗ trợ quá trình tạo sợi collagen trong sụn khớp. Bên cạnh đó, vitamin C trong quả mọng còn là chất chống oxy hóa và có vai trò lớn trong việc thúc đẩy những phản ứng sinh hóa tốt cho xương.

Các loại quả mọng chứa nhiều vitamin C tốt cho xương khớp

Các loại quả mọng chứa nhiều vitamin C tốt cho xương khớp

10. Cải bó xôi

Cải bó xôi là thực phẩm vô cùng tốt cho người mắc các bệnh lý về xương khớp. Hàm lượng Vitamin K trong cải bó xôi rất lớn, trung bình nửa chén rau nấu chín có đến 444,2mg. Vitamin K giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi của xương, cực kỳ tốt cho người mắc bệnh xương khớp.

11. Quả nho

Trong quả nho có chứa một lượng Bioflavonoid là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do và ngăn chặn tổn thương tế bào, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng hấp thụ vitamin C cho cơ thể. Trong quả nho còn chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của xương bao gồm canxi, magie, kali, photpho, mangan và vitamin K, đây đều là những chất lợi cho xương khớp.

12. Dầu oliu

Trong dầu oliu nguyên chất có chứa rất nhiều axit oleic, axit béo omega-3, oleocanthal. Đây là những hoạt   chất có tác dụng giảm sưng đau và  kháng viêm mạnh. Đặc biệt, dầu oliu giúp cơ thể cải thiện việc hấp thu canxi, magie và kẽm để duy trì mật độ xương, đồng thời thúc đẩy sự hấp thu các vi chất có trong dầu như vitamin A và D, hỗ trợ rất lớn cho việc cải thiện sức khỏe xương.

13. Nước ép quả anh đào

Trong quả anh đào chứa hàm lượng lớn Beta Caroten, đây là tiền chất của vitamin A, là chất chống oxy hóa mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do,  có tác dụng lớn trong việc làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Trong quả anh đào còn chứa nhiều anthocyanins, đây là một hoạt chất kháng viêm giúp chống lại các bệnh về xương khớp rất tốt, đặc biệt là bệnh gút.

Bệnh xương khớp không nên ăn gì?

Bên cạnh việc tham khảo những món ăn tốt giúp giảm đau xương khớp, bệnh nhân cũng cần biết đến những món không có lợi cho sức khỏe xương, điển hình là những thực phẩm dưới đây.

14. Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường nếu được dung nạp vào cơ thể quá nhiều dễ gây những cơn đau dữ dội  và tình trạng viêm khớp sẽ gia tăng. Bởi khi lượng đường trong cơ thể bị dư thừa quá mức, sự hấp thụ canxi trong cơ thể sẽ bị ức chế. Việc hấp thụ quá nhiều đường vào cơ thể còn làm cạn kiệt photpho trong khi đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi cho sự phát triển của xương.

hấp thụ quá nhiều đường

hấp thụ quá nhiều đường

15. Thực phẩm nhiều muối

Rất nhiều người có khẩu vị ăn mặn, chuộng các loại thực phẩm nhiều muối. Tuy nhiên, thói quen này là nguyên nhân “tiếp tay” làm giảm khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể.  Ăn muối nhiều có thể gây nên việc xương bị mất canxi trong khi canxi là yếu tố vô cùng quan trọng, hỗ trợ xương phát triển khỏe mạnh. Khi bị mất canxi, xương sẽ dần trở nên yếu đi, dễ gãy hơn, nguy cơ mắc bệnh loãng xương cũng cao hơn.

Ăn quá nhiều muối khiến cho các tế bào khớp tích trữ lượng muối urat cao, gây đau nhức xương khớp và viêm khớp mãn tính. Việc tiêu thụ thực phẩm nhiều muối sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào diễn ra nhanh hơn, hoàn toàn không tốt cho người thoái hóa khớp.

thực phẩm nhiều muối

thực phẩm nhiều muối

16. Thịt đỏ đã qua chế biến

Thịt đỏ được biết đến là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơ thể hấp thụ một lượng lớn protein từ động vật, lượng canxi từ xương cũng có thể mất dần. Chính vì thế, nếu bạn đang trong thời gian mắc bệnh loãng xương, cần phải nên hạn chế sử dụng thịt đỏ. Theo khuyến cáo của bác sĩ, người mắc bệnh xương khớp chỉ nên ăn thịt đỏ 2 lần trong 1 tuần.

17. Thức ăn chứa gluten

Gluten được biết đến là một loại protein không phù hợp cho người đang mắc bệnh rối loạn thần kinh, tiểu đường, viêm khớp, viêm cơ… Những loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn gluten như lúa mì, yến mạch người bệnh nên hạn chế sử dụng bởi gluten sẽ gây ra rối loạn miễn dịch, ảnh hưởng đến hoạt động của các mô thần kinh và tác động xấu đến việc chuyển động cơ bắp, gây bất tiện cho quá trình sinh hoạt của bệnh nhân mắc xương khớp.

18. Đồ ăn đóng hộp

Đồ ăn nhanh đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi ưu điểm nhanh gọn và tiện lợi của nó. Tuy nhiên, đây lại là “thủ phạm” giúp làm tăng cường nguy cơ gây đau nhức xương khớp. Những đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều dầu mỡ, Cholesterol và acid béo bão hòa. Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này làm tăng tình trạng máu nhiễm mỡ, béo phì và dễ mắc các bệnh về chuyển hóa. Khi đó tình trạng viêm ở khớp xương dễ xảy ra hơn, khớp bị bào mòn và đau nhức nhiều hơn. Ngoài ra, chất bảo quản, độc tố, các chất bị oxy hóa có trong đồ ăn sẵn đều không tốt cho xương khớp.

19. Rượu, bia

Thuốc lá, rượu bia, cà phê,… là những chất kích thích gây ảnh hưởng  nhiều tới sức khỏe con người, đặc biệt là người bị viêm khớp. Rượu bia khiến cho các triệu chứng viêm khớp thêm trầm trọng hơn. Những đồ uống này sẽ khiến cơ thể bị tích tụ các chất độc trong gan, gia tăng tình trạng mất nước, thiếu ngủ, đây chính là những yếu tố gia tăng tốc độ lão hóa xương.

20. Omega – 6

Omega – 6 là chất béo tốt cho cơ thể chúng ta, có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, trứng gà, mỡ… Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm giàu omega – 6 có thể gây đông máu, tăng áp suất máu, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và đồng thời cũng là tác nhân gây đau nhức, viêm sưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến xương khớp.

21. Thực phẩm giàu Ages

Việc tiêu thụ số lượng lớn các thực phẩm giàu Ages chính là nguyên nhân gây lão hóa cơ thể. Đồ ngọt khi được hấp thu sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể, các phân tử đường thừa ra sẽ kết hợp với protein, tạo nên các sản phẩm glycat hóa bền vững hay còn gọi là Ages, sau đó các Ages này sẽ bắt đầu hủy hoại collagen và các chất ngăn ngừa lão hóa. Một trong những thực phẩm chứa Ages điển hình mà người mắc bệnh xương khớp cần hạn chế chính là lúa mì.

22. Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ

Thời tiết trở lạnh, các món chiên, nướng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đây lại là những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và một số hoạt chất khác có tác dụng kích thích phản ứng viêm. Ngoài ra, ăn nhiều loại thực phẩm nhiều dầu mỡ còn gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau nhức ở những vùng bị tổn thương. Chính vì thế đây được xem là “khắc tinh” đối với người mắc bệnh xương khớp.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người bệnh lựa chọn được món ăn tốt cho bệnh xương khớp cũng như tránh các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến hệ xương. Từ đó xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm.

*Bài viết tham khảo thêm, không tha thế phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Đo mật độ xương: Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện

    Bạn có biết rằng xương của bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ như tim mạch, huyết áp hay đường huyết? Đo mật độ…

    28 Th2, 2024
    515

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Các phương pháp đo mật độ xương và những ai nên thực hiện

    Bệnh loãng xương là tình trạng phổ biến thường xảy ra với những người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh,.. Điều…

    22 Th2, 2024
    491

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Gai đôi cột sống bẩm sinh: 8 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Gai đôi cột sống bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh nứt đốt sống, có ảnh hưởng đến cột sống, xảy ra khi cột…

    20 Th11, 2024
    118

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    [Gợi ý] 9 loại thuốc trị bệnh gout hàng đầu hiện nay

    Bệnh gout đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người với những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc…

    11 Th10, 2024
    343

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám