Sau mổ cột sống nên ăn gì, kiêng gì để sớm hồi phục?

Cập nhật 25/12/2024

89

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Nên ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm, cột sống là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều. Chăm sóc sau mổ bắt vít cột sống cần chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục ở bệnh nhân. Vậy sau mổ cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì? Mọi thắc mắc sẽ được MEDIPLUS giải đáp trong bài viết dưới đây. 

1. Nguyên tắc ăn uống sau mổ thoát vị đĩa đệm

Tuân thủ các nguyên tắc ăn uống chuẩn khoa học giúp cho quá trình hồi phục cơ thể được diễn ra nhanh chóng. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Ăn uống chất lượng cao: Xây dựng thực đơn giàu dưỡng chất để hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.
  • Thức ăn dễ tiêu hóa: Ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ tiêu và giàu chất lỏng như súp, cháo loãng để giảm cảm giác nôn và buồn nôn sau phẫu thuật.
  • Tăng cường chất xơ và nước: Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và uống đủ nước nhằm duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ táo bón – một tình trạng phổ biến sau mổ.
Tuân thủ các nguyên tắc để người bệnh nhanh phục hồi

Tuân thủ các nguyên tắc để người bệnh nhanh phục hồi

Việc tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc sau mổ bắt vít cột sống giúp người bệnh phục hồi tốt hơn, giảm biến chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

2. Sau mổ cột sống nên ăn gì 

Sau mổ cột sống nên ăn gì? Sau mổ cột sống nên kiêng gì? Dưới đây là các thực phẩm nên ăn sau khi mổ bắt vít cột sống.

Thực phẩm giàu protein

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành mô mới và rút ngắn thời gian làm lành vết mổ. Để hỗ trợ quá trình hồi phục, người bệnh nên ưu tiên bổ sung các nguồn protein dễ tiêu hóa và lành mạnh như:

  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu xanh, đậu đen cung cấp protein thực vật cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Cá: Cá hồi, cá thu và các loại cá giàu omega-3 vừa cung cấp protein, vừa hỗ trợ giảm viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Nấm: Nấm giàu protein, vitamin và khoáng chất cần thiết để tái tạo tế bào.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua không đường là nguồn protein chất lượng cao, hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Thực phẩm giàu Protein rất tốt cho người mới mổ cột sống

Thực phẩm giàu Protein rất tốt cho người mới mổ cột sống

Bổ sung các thực phẩm giàu protein này giúp cải thiện tốc độ tái tạo mô và tăng cường sức khỏe sau phẫu thuật.

Thực phẩm giàu canxi và photpho

Nếu bạn chưa biết nên ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm, cột sống thì nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và photpho. Canxi và photpho là hai khoáng chất thiết yếu giúp duy trì mật độ xương, hỗ trợ quá trình hồi phục sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Việc bổ sung hai chất này với tỷ lệ cân đối là rất quan trọng để tăng cường sức khỏe hệ xương. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm như sau: 

  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai cung cấp lượng lớn canxi và photpho dễ hấp thụ.
  • Hải sản có vỏ: Tôm, cua, sò, hàu không chỉ giàu canxi mà còn hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
  • Rau lá xanh và rau củ: Cải thìa, bắp cải, bông cải xanh và các loại rau lá xanh là nguồn cung cấp canxi thực vật tuyệt vời.
  • Hạt và các loại hạt: Hạt điều, óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân giàu cả canxi và photpho.
  • Nước hầm xương: Là nguồn canxi tự nhiên, dễ hấp thụ, đồng thời cung cấp collagen hỗ trợ tái tạo mô.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, việc bổ sung vitamin là rất cần thiết để hỗ trợ quá trình hồi phục. Dưới đây là các loại vitamin quan trọng và nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tương ứng:

  • Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường miễn dịch. Loại vitamin này còn giúp vận chuyển các yếu tố chống viêm đến vùng tổn thương, hỗ trợ tái tạo mô mới. Người bệnh nên bổ sung thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, nấm và bơ vào chế độ ăn.
  • Vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ làm lành tổn thương tại xương khớp và đĩa đệm. Đồng thời, vitamin này còn giúp vết mổ nhanh liền miệng. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm cam, quýt, ổi, ớt chuông, dâu tây và kiwi.
  • Vitamin D: Vitamin D có vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi cùng photpho, giúp củng cố mật độ xương. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D qua các loại thực phẩm như cá, nấm, sữa chua và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Vitamin K: Vitamin K tham gia tổng hợp các loại protein cần thiết, thúc đẩy quá trình hồi phục sau mổ. Nguồn thực phẩm giàu vitamin K bao gồm chế phẩm từ sữa, gan động vật, thịt lợn và măng tây.
  • Vitamin E: Vitamin E giúp giảm viêm đau, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương. Loại vitamin này có nhiều trong cà rốt, cà chua, đu đủ và dầu oliu.
Thêm các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống

Thêm các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống

Thực phẩm chứa Glucosamine và Chondroitin

Glucosamine và chondroitin là hai hợp chất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe cột sống và hỗ trợ quá trình hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm. Những hợp chất này có khả năng kích thích sản sinh chất nhầy, làm liền bao xơ, ức chế enzyme gây thoái hóa sụn, đồng thời tăng cường khả năng vận động và độ đàn hồi của cột sống.

Để bổ sung glucosamine và chondroitin, người bệnh nên thêm vào chế độ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như:

  • Hạt lạc, hạnh nhân: Cung cấp nguồn glucosamine tự nhiên và hỗ trợ tái tạo sụn.
  • Sụn động vật, cá: Giàu chondroitin, giúp bảo vệ và phục hồi cấu trúc sụn khớp.
  • Nước hầm xương: Dồi dào các dưỡng chất hỗ trợ làm lành tổn thương xương khớp.

Việc bổ sung các thực phẩm trên không chỉ giúp cải thiện tình trạng cột sống mà còn tăng cường sức khỏe toàn diện.

Nhóm thực phẩm khác

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, việc bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây không chỉ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn mà còn bảo vệ và củng cố cấu trúc cột sống:

  • Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 có khả năng kích thích cơ thể tổng hợp collagen, hỗ trợ phục hồi tổn thương và tăng sức bền cho bao xơ đĩa đệm. Các thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá hồi, hạt óc chó, bí ngô, và súp lơ trắng.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau củ và trái cây tươi giàu chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón – một vấn đề thường gặp sau phẫu thuật. Đồng thời, chúng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên cột sống và giúp người bệnh thoải mái hơn trong quá trình hồi phục.
  • Thực phẩm giàu magie: Magie là khoáng chất cần thiết để duy trì mật độ canxi trong xương, giúp củng cố cấu trúc xương và hỗ trợ quá trình hồi phục. Các nguồn thực phẩm giàu magie bao gồm sữa chua, rau lá xanh, các loại đậu, và bơ.
Bổ sung thêm chất xơ, thực phẩm chứa omega 3 và Magie

Bổ sung thêm chất xơ, thực phẩm chứa omega 3 và Magie

Việc kết hợp các nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn tối ưu hóa hiệu quả hồi phục, giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.

3. Sau mổ cột sống nên kiêng ăn gì

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, bên cạnh việc chú ý đến thực phẩm cần bổ sung, bệnh nhân cũng cần kiêng một số loại thực phẩm để hỗ trợ quá trình hồi phục, giảm viêm và đau nhức. Sau đây là một số thực phẩm cần kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm

  • Thực phẩm chứa fructose và purin: Nội tạng động vật, thịt đỏ, dưa muối chua chứa nhiều fructose và purin có thể làm cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn và tăng phản ứng viêm. Nếu bạn còn quan tâm đến việc sau mổ cột sống kiêng ăn gì thì nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa fructose và purin.
  • Thực phẩm giàu Omega-6: Bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu Omega-6 (dầu thực vật công nghiệp, đồ ăn nhanh) có thể khiến cơ thể giữ nước, cản trở lưu thông máu và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
  • Thực phẩm cay nóng, quá ngọt hoặc quá mặn: Các món ăn cay nóng, quá ngọt hay quá mặn dễ làm tăng phản ứng viêm, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng và cản trở hấp thụ canxi cùng các khoáng chất. Đây là các thực phẩm cần kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chiên, rán, nhiều chất béo sẽ làm giảm mật độ canxi trong xương, tăng nguy cơ loãng xương và ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cột sống.
  • Thực phẩm khác: Để giảm viêm sưng vết mổ, người bệnh cần kiêng thức ăn đông lạnh, đóng hộp, đồ nếp, hải sản và rau nhiều nhựa như rau muống, rau lang.
Kiêng cử đầy đủ để quá trình hồi phục được diễn ra nhanh hơn

Kiêng cử đầy đủ để quá trình hồi phục được diễn ra nhanh hơn

4. 4 Lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những điểm sau để hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Nghỉ ngơi và vận động nhẹ: Cần nghỉ ngơi đúng cách để giúp vết mổ lành lại nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng cần thực hiện những động tác vận động nhẹ nhàng hàng ngày để tránh tình trạng co cứng cơ. Thực hiện các bài tập thể dục cho người mổ cột sống để đẩy nhanh tiến độ hồi phục.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu. Nếu có tác dụng phụ như buồn nôn, khó chịu, xuất huyết hoặc đau dạ dày, cần ngừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh thuốc phù hợp.
  • Chườm nóng: Chườm nóng ở vùng dưới lưng giúp giãn cơ và giảm co thắt cơ bắp, hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng cứng cơ sau phẫu thuật.
  • Tái khám định kỳ: Thực hiện các buổi tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi tiến trình hồi phục và kịp thời điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Lưu ý thật kỹ khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Lưu ý thật kỹ khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ

5. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ cột sống, mổ thoát vị đĩa đệm

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm là một quá trình quan trọng giúp tăng tốc hồi phục và giảm thiểu biến chứng. Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ cột sống, cần lưu ý vài điều như sau: 

  • Nghỉ ngơi đúng cách: Sau mổ, nên để bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1 – 2 tuần, tránh để họ làm các công việc nặng và vận động mạnh. Việc nghỉ ngơi giúp vết mổ lành lại và tránh nhiễm trùng hoặc đau quá mức. Các nguy cơ như nhiễm lạnh hoặc cơn đau tê quá mức cần được theo dõi kỹ và báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường.
  • Chăm sóc vết mổ: Giúp bệnh nhân vệ sinh vết mổ sạch sẽ và khô ráo trong 4 ngày đầu. Sau khi cắt chỉ, cần tiếp tục chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi: Dùng ghế tựa lưng chắc chắn để bệnh nhân ngồi và không nên cho bệnh nhân ngồi quá 30 phút. Khi nằm, chọn nệm phẳng và không nằm quá lâu ở một tư thế. Đứng đúng tư thế để giảm căng thẳng lên cột sống.
  • Luyện tập phục hồi chức năng: Thực hiện các bài tập thể dục cho người mổ cột sống theo sự hướng dẫn của bác sĩ sau khi mổ. Đặc biệt trong tháng đầu, nên cho bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều, tránh đi lại để bảo vệ cột sống. Sau 3 tháng, bệnh nhân có thể bắt đầu các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, nhưng cần tránh các động tác xoắn, vặn cột sống hay nâng vật nặng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của người bệnh, nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là tăng cường calo, đạm, canxi và vitamin D để hỗ trợ quá trình hồi phục xương khớp và làm lành vết mổ cho bệnh nhân. Chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 6 bữa/ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ cột sống khoa học

Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ cột sống khoa học

Chăm sóc sau mổ bắt vít cột sống cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Người bệnh cần nắm rõ việc sau mổ cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì để giúp cho quá trình hồi phục được thuận lợi hơn. Nên kiêng cử đầy đủ, luyện tập các bài tập nhẹ nhàng để giúp cột sống được ổn định, mau lành hơn. 

Hy vọng các thông tin mà MEDIPLUS chia sẻ có thể giúp bạn đọc biết được sau mổ bắt vít cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì. Để đặt lịch khám với bác sĩ giỏi tại Mediplus, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3366 để được hỗ trợ tốt nhất. 

**Lưu ý: Bài viết  không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? 5 Lưu ý khi chữa bệnh 

    Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.…

    16 Th12, 2024
    100

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    5 dấu hiệu bàn chân bẹt và 7 cách nhận biết

    Dấu hiệu bàn chân bẹt là một tình trạng khá phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do ít gây khó chịu trong giai đoạn…

    10 Th12, 2024
    119

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cong vẹo cột sống: 9 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Cong vẹo cột sống là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng…

    27 Th11, 2024
    117

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu: Bí quyết từ thiên nhiên

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có thực sự hiệu quả? Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý thường gặp ở người…

    04 Th3, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám