Teo cơ delta là gì? Nguyên nhân và phác đồ điều trị tốt nhất

Cập nhật 18/08/2023

2.5K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Teo cơ Delta là một bệnh lý về cơ gây ra sự suy giảm sức mạnh cơ bắp, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Vậy bệnh này có dấu hiệu nhận biết, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người và cách phòng tránh ra sao? Mời bạn cùng MEDIPLUS khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về bệnh teo cơ delta

Cơ delta là một loại cơ có cấu tạo bao trọn khớp vai, giống như hình tam giác. Nhiệm vụ của cơ là giúp nâng đỡ phần cánh tay trong lúc vận động. Cơ được chia thành 3 phần là vùng xương bả vai, xương mỏm cùng vai và vùng xương đòn gắn vào đầu bám gọi là lồi củ delta trên xương cánh tay.

Phía trước và phía sau của phần cơ này được liên kết với nhau tạo thành vùng đầu bám, phần cơ ở chính giữa được gọi là đa pha. Cấu tạo này giúp cho cánh tay chúng ta cử động linh hoạt theo ý muốn.

Teo cơ Delta là tình trạng mất khối lượng cơ Delta do tiêm thuốc quá nhiều, tình trạng lão hóa da hoặc chấn thương. Nội dung sau đây sẽ phân tích chi tiết về teo cơ Delta mà bạn có thể tham khảo.

Tìm hiểu về bệnh teo cơ delta

Tìm hiểu về bệnh teo cơ delta

1.1 Teo cơ delta là gì?

Bệnh teo cơ delta hay còn gọi là xơ hóa cơ Delta, đây là hiện tượng rối loạn dưỡng cơ, các sợi đai của cơ delta bị xơ hóa. Hầu hết, cả 3 phần kể trên đều bị ảnh hưởng nhưng phổ biến nhất là vùng đa pha. Tình trạng này thường xuất hiện ở một hoặc hai bên vai và cánh tay, khiến cho bệnh nhân khó thực hiện những cử động liên quan đến các xương quanh khu vực vai.

Bạn có thể tham khảo những hình ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh teo cơ delta ở trẻ em và người lớn.

Hình ảnh teo cơ Delta người lớn

Hình ảnh teo cơ Delta người lớn

 

Hình ảnh teo cơ Delta trẻ em

Hình ảnh teo cơ Delta trẻ em

1.2 Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết teo cơ delta

Việc tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh rất quan trọng, điều này có thể giúp người bệnh phát hiện kịp thời để chữa trị, tiết kiệm chi phí và khả năng hết bệnh nhanh. Sau đây là những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết teo cơ Delta:

1.2.1 Nguyên nhân 

Hiện nay, chưa có kết luận nào về nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh teo cơ Delta. Nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia, bệnh có thể xảy ra do những vấn đề sau đây:

  • Tổn thương thần kinh: Khi dây thần kinh mũ (dây thần kinh nách) bị tổn thương trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh teo cơ delta.
  • Tiêm thuốc nhiều lần: Tiêm thuốc vào cơ delta quá nhiều sẽ làm thay đổi trong cấu trúc và chức năng của cơ, khiến cho bệnh nhân đau mỏi cơ và gây nên tình trạng xơ hóa.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc dưới đây có khả năng suy giảm chức năng cơ Delta như Dramamine, Iron, Penicillin, Lincomycin, Pentazocine/Talwin, Hypodermoclyses, Streptomycin, Tetracycline, và thuốc chống sốt rét,…
  • Loạn dưỡng cơ dạng mặt-vai-cánh tay: Đây là tình trạng mất khối lượng cơ và yếu cơ do di truyền, một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất gây teo cơ Delta.
  • Khiếm khuyết di truyền: Có thể do gen di truyền dẫn đến teo cơ cục bộ hoặc một số vị trí của cơ thể, trong đó có cơ Delta.
  • Lão hóa: Bệnh có thể xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể ở người lớn tuổi. Lão hoá sẽ làm cho chức năng của cơ delta sẽ ảnh hưởng và suy giảm theo thời gian.
  • Chế độ ăn uống: Khi bữa ăn thiếu dưỡng chất tăng cơ, kích thích tạo cơ như protein, calo,… sẽ dẫn đến cơ delta của bệnh nhân mất sức và teo nhỏ lại.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết teo cơ delta

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết teo cơ delta

1.2.2 Dấu hiệu

Ở giai đoạn đầu của bệnh thường có dấu hiệu chưa rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện. Nhưng nếu để tình trạng này tiếp tục sẽ khiến một lượng cơ mất đi, điều này sẽ gây ra khó khăn cho người bệnh trong việc sinh hoạt. Rất khó để phát hiện bệnh teo cơ delta trong giai đoạn đầu, do lúc này bệnh không có triệu chứng nào cụ thể.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng diễn tiến, khi một lượng cơ mất đi, bạn có thể nhanh chóng nhìn thấy những triệu chứng của bệnh như: 

  • Xuất hiện bất thường ở vai: Xương bả vai nhô cao lên trong khi vùng giữa hai vai bị xệ xuống. Về lâu dài, cơ teo khiến hai bả vai ngày càng nhô cao, có hình dạng như cái cánh.
  • Trong trường hợp chỉ teo cơ ở một bên, người bệnh sẽ có cảm giác bị vẹo khiến cơ thể mất cân đối.
  • Giảm khả năng vận động do các cơ yếu khó nâng đỡ cánh tay
  • Giảm phản xạ gân xương.
  • Mất cảm giác, người bệnh không cảm nhận được nóng hay lạnh.
  • Thường xuyên bị trật xương khớp cánh tay.
  • Khả năng khép khớp bị hạn chế.

Ngoài ra, khi mắc bệnh, lực của cơ trở nên yếu hơn, đồng thời phản xạ gân xương cũng giảm đi. Điều này dẫn đến dây thần kinh nách bị ảnh hương, gây rối loạn cảm giác và có các triệu chứng như tê tay, làm giảm khả năng cảm nhận nhiệt độ.

Teo cơ Delta được chia ra các dạng như sau:

  • Teo cơ phần giữa: Bờ vai giang rộng.
  • Teo cơ phần trước: Cánh tay như bị uốn cong và rẽ ra.
  • Teo cơ phần sau: Bệnh nhân sẽ cảm giác cánh tay bị kéo dài và rẻ ra.

2. Phác đồ điều trị teo cơ Delta

Bệnh teo cơ delta được đánh là là bệnh lý nghiêm trọng so với nhiều tổn thương khác ở vùng cơ. Nếu không can thiệp sớm thì bệnh khó điều trị và dễ phát sinh các biến chứng như: dị tật không thể hồi phục, hạn chế hoặc mất khả năng vận động, tê liệt, bại liệt ở bên bị teo cơ. Để hạn chế các biến chứng về sau, bệnh nhân nên nắm rõ các triệu chứng nhận biết của bệnh ngay khi có dâu hiệu để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. 

Với công nghệ tiên tiến và hiện đại, các nhà chẩn đoán đã nghiên cứu một số phương pháp trị liệu chứng bệnh teo cơ delta. Sau đây là một số phác đồ điều trị bác sĩ khuyến cáo:

  • Khám lâm sàng: Bệnh nhân sẽ đến khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra lời khuyên trong quá trình điều trị cho người bệnh. Sau đó bác sĩ tiến hành khám cận lâm sàng siêu âm, chụp X-quang, điện cơ đồ, CT scan, MRI.
  • Chế độ ăn dinh dưỡng: Bổ sung cho cơ thể bằng cách cung cấp protein, glutamine, creatine trong các bữa ăn sẽ giúp bệnh nhanh chóng được phục hồi.
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh sẽ chú trọng đến các bài tập trên vai cánh tay như tập khép ngang vai, gấp khép và xoay ngoài,… Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân nên sử dụng các công cụ hỗ trợ, thanh nẹp để cơ được phục hồi nhanh chóng.
  • Thuốc: Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng như: Giảm đau-kháng viêm, thuốc tăng tạo cơ, thuốc giảm hủy cơ, chất ức chế Myostatin,…..
  • Liệu pháp gene: Với phác đồ này, người bệnh sẽ được trị liệu tận gốc và không để lại di chứng sau này. Trong liệu pháp, bác sĩ sẽ tác động trực tiếp lên gen của người bệnh, giúp cơ delta được phục hồi và phát triển như người bình thường.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tỷ lệ thành công cao, khả năng tái phát thấp.
Phác đồ điều trị teo cơ Delta

Phác đồ điều trị teo cơ Delta

 

3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh teo cơ Delta

Sau đây là những biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo trong việc phòng ngừa bệnh teo cơ delta, giúp bệnh nhân giảm khả năng xuất hiện bệnh: 

  • Tập thể dục: Người bệnh nên tập thể dục và vận động khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày, điều này giúp cơ thể tăng cường sức cơ và ngừa teo cơ hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc làm tăng khả năng teo cơ như thuốc ngừa sốt rét, Penicillin, Streptomycin, Tetracycline,… Bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế tiêm thuốc nhiều lần vào vùng cơ delta vì sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của cơ, gây nên tình trạng đau mỏi cơ và xơ hóa.
  • Ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, chất đạm, protein,… đây là những chất giúp duy trì và phát triển cơ bắp.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh teo cơ Delta

Các biện pháp phòng ngừa bệnh teo cơ Delta

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh teo cơ delta, căn bệnh về xương khớp đang được nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết trên của MEDIPLUS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân của bệnh, từ đó có thể điều trị bệnh kịp thời.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Kéo giãn cột sống: 3 Phương pháp và 2 Lưu ý

    Kéo giãn cột sống là một phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả, giúp giảm đau, cải thiện sự linh hoạt và hỗ trợ…

    29 Th11, 2024
    168

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Các bệnh về cột sống: 10 bệnh thường gặp và cách điều trị

    Các bệnh về cột sống rất phong phú và hầu hết đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu…

    25 Th12, 2024
    341

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    2 Cách bổ sung canxi cho người thoái hóa cột sống hiệu quả

    Thoái hóa cột sống là một căn bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi. Để quản lý và điều trị hiệu quả tình…

    29 Th11, 2024
    135

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    12+ bài thuốc trị gai cột sống tại nhà [theo dân gian]

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc và điều trị y tế, nhiều người tìm đến các phương pháp dân gian để giảm triệu chứng và…

    25 Th12, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám