Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì? 5 Lời khuyên

Cập nhật 29/11/2024

93

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bên cạnh việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh thoái hóa cột sống phục hồi nhanh chóng. Nhiều thắc mắc rằng không biết bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì. Trong bài viết sau đây, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giới thiệu cho bạn các thực phẩm tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống. 

1. Vai trò của dinh dưỡng trong việc điều trị và phục hồi thoái hóa cột sống

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh thoái hóa cột sống, góp phần duy trì sức khỏe và hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa. Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giảm đau nhức mà còn giúp ức chế sự phát triển của bệnh. Thực phẩm lành mạnh có thể làm dịu các triệu chứng viêm và hạn chế tổn thương đến cột sống.

Ngược lại, một chế độ ăn uống không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp, gây sưng viêm và đẩy nhanh tình trạng bệnh. Việc tiêu thụ các thực phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng thoái hóa diễn tiến nặng hơn.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh thoái hóa cột sống

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh thoái hóa cột sống

Do đó, người bệnh cần chú ý lựa chọn những thực phẩm có lợi và tránh các thực phẩm có hại, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị thoái hóa cột sống.

2. Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Người bị bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người. Sau đây là các thực phẩm tốt với xương khớp, cột sống mà người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. 

Thực phẩm giàu Canxi

Canxi là vi chất thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và độ bền chắc của khung xương. Việc bổ sung đủ lượng canxi không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp mà còn hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng. Đối với người trưởng thành, nhu cầu canxi hàng ngày là 1.000 mg, nhưng những người gặp vấn đề xương khớp cần bổ sung tới 1.500 mg mỗi ngày.

Người thoái hóa cột sống nên bổ sung canxi vào khẩu phần ăn của mình

Người thoái hóa cột sống nên bổ sung canxi vào khẩu phần ăn của mình

Để đáp ứng nhu cầu này, việc cân đối và lựa chọn thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống là rất quan trọng. Các thực phẩm có chứa nhiều canxi mà người bệnh nên bổ sung gồm có: Trứng, sữa, hải sản và xương hầm. Bổ sung đầy đủ các thực phẩm này không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn phòng ngừa hiệu quả các triệu chứng như đau lưng và viêm khớp.

Protein thực vật, động vật

Không phải tất cả protein động vật đều gây hại cho người bệnh thoái hóa cột sống. Việc tiêu thụ các loại thịt nạc, ít mỡ ở mức vừa phải giúp bổ sung đủ dinh dưỡng và ngăn ngừa thiếu hụt protein.

Các loại thịt nên ăn bao gồm: Thịt ức gà, thịt nạc heo, thịt vịt, và thịt cừu. Những nguồn protein này cung cấp dưỡng chất cần thiết mà không làm tăng nguy cơ viêm hoặc tổn thương xương khớp.

Protein từ thực vật, như các loại đậu và hạt, rất tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống, giúp giảm viêm, sưng đau, và ngăn chặn bệnh tiến triển. Ăn nhiều protein thực vật hỗ trợ sức khỏe xương khớp, trong khi hạn chế protein động vật như thịt bò và thịt lợn có thể giúp giảm nguy cơ viêm thêm.

Thực phẩm giàu Omega-3

Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì? Người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm có chứa Omega 3 vào khẩu phần ăn của mình. Omega-3 rất tốt cho cơ thể và não, giúp phòng ngừa nhiều bệnh như đột quỵ và viêm khớp dạng thấp. Loại axit béo này còn hỗ trợ sự phát triển của xương và mô, đồng thời có tác dụng kháng viêm. Omega-3 có nhiều trong cá béo, các loại hạt, dầu, và sữa chua.

Thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho cơ thể của người thoái hóa cột sống

Thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho cơ thể của người thoái hóa cột sống

Thực phẩm, thực phẩm chức năng giàu Glucosamin

Glucosamine là chất tự nhiên trong cơ thể, giúp tổng hợp glycosaminoglycan, cấu tạo mô sụn và các chất liên quan đến gân, dây chằng, và dịch nhầy ở khớp. Mức glucosamine giảm dần theo tuổi tác. Các thực phẩm chức năng chứa glucosamine có thể hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp nhẹ và trung bình, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Các loại cá béo

Cá béo chứa hàm lượng cao Omega-3 cùng vitamin D và B12, rất tốt cho việc phục hồi hệ cơ xương khớp và đĩa đệm bị tổn thương. Người bệnh thoái hóa cột sống nên bổ sung cá vào chế độ ăn từ 3-4 lần mỗi tuần, bao gồm các loại như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, và cá cơm.

Rau xanh

Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu vitamin K, giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm, loãng xương, và các bệnh lý thoái hóa. Một số loại rau nên bổ sung hàng ngày bao gồm rau bina, cải xoăn, và bắp cải.

Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống

Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư và cải thiện sức khỏe cột sống. Các loại ngũ cốc nên bổ sung bao gồm yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, hạt diêm mạch, các loại đậu, và quả óc chó.

Quả bơ

Quả bơ chứa nhiều chất béo tốt, chất xơ, và kali, rất có lợi cho cột sống. Tuy nhiên, do bơ là thực phẩm béo, nên cần sử dụng hợp lý để tận dụng tối đa lợi ích của nó. Bơ có thể được chế biến thành nhiều món ngon như sinh tố, salad trộn, hoặc bánh mì bơ. Nếu còn thắc mắc thoái hóa cột sống nên ăn gì, bạn nên bổ sung các loại quả có nhiều chất béo như bơ vào khẩu phần ăn. 

Thực phẩm bổ sung Collagen

Thực phẩm giàu collagen giúp cơ thể sản sinh collagen và axit amin, hỗ trợ chống lão hóa và điều trị các bệnh xương khớp, giảm đau thoái hóa khớp, đồng thời tăng cường tính linh hoạt của khớp và sự tạo xương. Một số thực phẩm giúp chuyển hóa collagen bao gồm thịt gà, trứng gà, trái cây có múi (cam, chanh, bưởi), cá hồi và rau màu xanh đậm.

Các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất

Vitamin và khoáng chất rất quan trọng, đặc biệt với những người gặp vấn đề về xương khớp. Sau đây là các loại vitamin cần thiết cho cơ thể của người bị thoái hóa cột sống. 

  • Vitamin C: Có nhiều trong cam, chanh, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh, và rau cải xoăn. Vitamin C hỗ trợ miễn dịch, giúp hấp thu sắt và duy trì sức khỏe da.
  • Vitamin D: Giúp chuyển hóa canxi, tăng cường độ chắc khỏe của xương. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm lòng đỏ trứng, dầu gan cá.
  • Vitamin A và E: Bảo vệ khớp, giảm tình trạng khô cứng và thoái hóa khớp.
  • Vitamin B12: Hiệu quả trong việc phòng ngừa loãng xương.
  • Vitamin K: Tìm thấy nhiều trong các loại trái cây như quýt, cam, giúp hỗ trợ sức khỏe xương.
  • Magie: Có nhiều trong hạt hạnh nhân, hạt bí, rau chân vịt, bơ, và các loại đậu. Magie quan trọng cho chức năng cơ bắp và xương chắc khỏe.
  • Sắt: Tìm thấy trong thịt đỏ, gan, rau bina, đậu lăng, và đậu phụ. Sắt giúp vận chuyển oxy trong máu và hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch.
Nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin thiết yếu

Nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin thiết yếu

Bổ sung đầy đủ các vitamin này sẽ hỗ trợ bảo vệ xương khớp và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.

3. Thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì?

Người mắc bệnh thoái hóa cột sống nên kiêng gì? Người bệnh nên hạn chế dùng các thực phẩm sau đây: 

Thực phẩm quá ngọt, nhiều đường hóa học, nhiều muối

Người bị thoái hóa cột sống nên kiêng gì? Bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và muối. Việc ăn quá nhiều đường và muối sẽ làm tăng tốc độ trao đổi chất, tăng lượng insulin, và suy yếu hệ thống chống oxy hóa của cơ thể, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm tình trạng khớp trở nên tồi tệ hơn.

Tránh đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đóng hộp

Để ngăn ngừa gia tăng tình trạng lão hóa, người bệnh thoái hóa khớp nên hạn chế ăn đồ ăn đóng hộp, thịt đỏ đã qua chế biến, thức ăn chứa gluten, thực phẩm giàu gốc oxy hóa, thức ăn nhanh, và đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này có thể làm tăng quá trình lão hóa và làm tình trạng sức khỏe xấu đi.

Hạn chế dùng các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

Hạn chế dùng các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

Không dùng bia, rượu, chất kích thích

Người mắc bệnh xương khớp, viêm khớp và đặc biệt là bệnh thoái hóa cột sống nên tránh sử dụng các chất kích thích và rượu, bia. Các thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng thoái hóa trở nên nặng hơn. 

Omega-6

Người bệnh thoái hóa cột sống không nên ăn gì? Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ, lưng và viêm khớp nên tránh các thực phẩm giàu omega-6, vì tiêu thụ quá nhiều có thể gây giữ nước, tê bì vùng cổ và tay, làm tăng sưng viêm. Omega-6 có trong dầu thực vật từ hạt điều, hạt hướng dương, hạt mè và đậu nành, nên nên thay thế bằng dầu oliu để giảm nguy cơ viêm.

Thực phẩm nhiều Ages dầu mỡ, gia vị cay nóng

Ages (Advanced glycation end products) là hợp chất thúc đẩy quá trình lão hóa. Để làm chậm lão hóa, người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều ages, bao gồm soda, thịt nướng cháy, đồ uống có cồn, bơ sữa, dầu đã qua tinh chế và thực phẩm chiên rán nhiều muối.

Thức ăn chứa gluten

Thoái hóa cột sống không nên ăn gì? Gluten là một loại chất đạm có trong ngũ cốc như đại mạch, hắc mạch và lúa mì. Mặc dù có lợi, nhưng đối với những người mẫn cảm với gluten, việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây phản ứng giữa gluten và tế bào miễn dịch, dẫn đến viêm, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bệnh nhân có vấn đề về xương khớp.

Không nên dùng các thực phẩm có chứa Gluten

Không nên dùng các thực phẩm có chứa Gluten

4. Lời khuyên cho người thoái hóa cuộc sống

Ngoài việc tìm hiểu về vấn đề thoái hóa cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý vài điều như sau: 

Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, ăn uống đúng giờ, đủ bữa

Lựa chọn thực phẩm tươi sạch là rất quan trọng, vì thực phẩm càng tươi sẽ càng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, cần chú ý đến nguồn gốc của thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn.

Làm việc, tập luyện vừa sức

Khi làm việc, lao động hay tập luyện thể dục thể thao, nên duy trì cường độ vừa sức, tránh nâng vật nặng hay tạ quá nặng để giảm áp lực lên cột sống và ngăn ngừa chấn thương.

Luyện tập thể dục vừa sức để nâng cao sức khỏe

Luyện tập thể dục vừa sức để nâng cao sức khỏe

Giữ tinh thần thoải mái

Giữ tinh thần thoải mái là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị thoái hóa cột sống. Tinh thần lạc quan giúp giảm căng thẳng, cải thiện khả năng phục hồi và làm giảm cảm giác đau đớn. Hãy duy trì một lối sống tích cực, thư giãn cho bản thân và tìm kiếm những hoạt động yêu thích như nghe nhạc, đọc sách… Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động xã hội có thể giúp nâng cao tâm trạng và hỗ trợ quá trình điều trị.

Tuân thủ theo phác đồ điều trị thoái hóa cột sống của bác sĩ

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là yếu tố then chốt giúp đạt hiệu quả tối đa trong việc điều trị thoái hóa cột sống. Điều này bao gồm việc uống thuốc đúng liều lượng và thời gian, tham gia các liệu trình điều trị như vật lý trị liệu, châm cứu (nếu có chỉ định), và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng theo đúng hướng dẫn. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào trong tình trạng sức khỏe để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.

Khám sức khỏe định kỳ và luôn theo dõi tình trạng bệnh

Việc theo dõi tình trạng bệnh và khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những thay đổi và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.

MEDIPLUS đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc thoái hóa cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là yếu tố giúp người bệnh phục hồi sức nhanh chóng. Nên chú ý ăn uống, sinh hoạt đúng tư thế để tình trạng thoái hóa cột sống được thuyên giảm. 

*Lưu ý: Bài viết là kiến thức y học, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (3 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau Mỏi Vai Gáy Tê Bì Chân Tay: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

    Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là triệu chứng thường gặp, liên quan tới xương khớp. Bệnh lý này có thể do nhiều…

    22 Th1, 2024
    790

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cong vẹo cột sống nhẹ: 4 Nguyên nhân, 4 cách điều trị

    Cong vẹo cột sống làm cho cột sống không được thẳng, nếu không được điều trị sớm sẽ để lại các biến chứng rất nguy…

    20 Th11, 2024
    417

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường: 3 nhóm nên ăn và nên tránh

    Cả bệnh gout và tiểu đường đều là những căn bệnh khó điều trị và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó,…

    25 Th12, 2024
    942

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Kéo giãn cột sống: 3 Phương pháp và 2 Lưu ý

    Kéo giãn cột sống là một phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả, giúp giảm đau, cải thiện sự linh hoạt và hỗ trợ…

    29 Th11, 2024
    155

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám