1.9K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến, không chỉ gặp ở người lớn tuổi, hay do quá trình lão hóa tự nhiên, mà tỷ lệ người trẻ vẫn có thể mắc bệnh ngày càng gia tăng. Tình trạng thoái hóa, nứt, rách gây chèn ép thần kinh, gây ra các cơn đau và có thể biến chứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nắm rõ được nguyên nhân và triệu chứng bệnh lý sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị hợp lý, hiệu quả và hạn chế nguy cơ tái phát.
Trước hết cần biết, đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống được cấu tạo bởi xung quanh là lớp bao xơ ở bên ngoài và nhân nhầy ở bên trong, đảm nhận vai trò chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự linh hoạt và mềm dẻo cho cột sống. Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là hiện tượng bao xơ bên ngoài bị rách khiến cho phần nhân nhầy đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí ban đầu xuyên qua dây chằng và chèn ép lên rễ thần kinh gây đau nhức.
>>>Bạn cũng quan tâm: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, trượt đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang trở nên khá phổ biến, người trẻ vẫn có nguy cơ mắc
Theo thông kê gần đầy, tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm lên tới 30% dân số, trở thành bệnh thường gặp nhất ở người trưởng thành. Những đối tượng thường gặp phải chủ yếu là do thói quen, làm việc, người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ mắc:
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị, giảm các cơn đau nhức, khó chịu do bệnh lý gây ra. Tham vấn y khoa, Tiến sĩ BSCKII Lê Quốc Việt – Nguyên Giám đốc Trung tâm Cơ Xương khớp Bệnh viện E; Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, một số nguyên nhân khiến đĩa đệm bị thoát vị có thể kể đến:
Thoát vị đĩa đệm có thể mắc ở nhiều đối tượng khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí. Đĩa đệm bị thoát vị có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ xương gây các triệu chứng điển hình dưới đây:
Cơn đau buốt vùng lưng dưới cảnh báo thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống khiến người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, lâu ngày gây khó cử động cổ, tay, chân,… nếu không được phát hiện và có hướng điều trị kịp thời nguy cơ cao gây những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Biến chứng nguy hiểm nhưng ít người biết
Để xác định chính xác tình trạng bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cần được chỉ định khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết.
Với các chẩn đoán lâm sàng
Khi thăm khám nếu thấy có xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì có thể nghĩ đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Chẩn đoán cận lâm sàng
Để xác định chính xác mức độ tổn thương và tình trạng hiện tại của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây:
Chụp CT chẩn đoán vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Hình ảnh chụp Cắt lớp vi tính (CT) bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp đĩa đệm lệch chưa gây chèn ép rễ thần kinh, người bệnh chỉ cần dùng thuốc và tập vật lý trị liệu. Nếu quá trình điều trị nội khoa mà bệnh không thuyên giảm, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Có các triệu chứng nên đi chẩn đoán sớm và điều trị, tránh biến chứng sau này
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp bao gồm: Omega – 3, Vitamin D, Protein , canxi, chất xơ,…
Những nguồn thực phẩm bổ sung các dưỡng chất cần thiết này bao gồm: sữa, trứng, cá hồi, các loại hạt, hạnh nhân, súp lơ xanh, bông cải xanh,… Đồng thời người bệnh cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích, đồ ăn chứa nhiều chất đạm và nhiều dầu mỡ.
Để cải thiện triệu chứng bệnh lý, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc tân dược. Đây là phương pháp cho hiệu quả điều trị tốt nếu người bệnh sử dụng đúng cách và đúng liều lượng ngay từ sớm.
Tùy thuộc vào từng mức độ tổn thương và từng đối tượng cụ thể. Các loại thuốc thường được chỉ định: Thuốc giảm đau acetaminophen, giảm đau, chống viêm NSAIDS, corticosteroid, giãn cơ hoặc giảm đau opioid,…
Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây các tác dụng không mong muốn trên dạ dày, gan, thận hoặc xương. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp đưa thuốc vào khoảng trống quanh tủy sống giúp giảm sưng đau, giảm viêm tạm thời. Ngoài ra, việc tiêm thuốc có tác dụng giảm sưng đau bên trong hoặc xung quanh các dây thần kinh đã bị tổn thương.
Để xác định chính xác vị trí tiêm, bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi huỳnh quang hoặc chỉ định chụp CT. Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp đau dữ dội lan dọc cột sống thắt lưng, không thể vận động sinh hoạt bình thường được.
*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc, tự điều trị tại nhà mà chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe!
Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng kéo giãn cột sống và tăng cường sức mạnh của cơ. Từ đó có tác dụng cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Một số bài tập vật lý trị liệu người bệnh có thể tham khảo:
Massage mô sâu có tác dụng làm giảm co thắt, giảm căng cơ và tăng cường hoạt động ở các vị trí bị thoát vị. Tiến hành xoa bóp vùng cổ, vai gáy, lưng và vùng xương chậu,… để cải thiện triệu chứng đau nhức do thoát vị.
Có 2 loại nhiệt trị liệu thường áp dụng là: nhiệt nóng (chườm nóng) và nhiệt lạnh (chườm lạnh):
Phẫu thuật chỉ được bác sĩ cân nhắc chỉ định khi dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép tổn thương nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp trị liệu ở trên, qua đó Bác sĩ có thể chỉ định được thực hiện gồm: Cắt bỏ phần đĩa đệm bị nhô ra hoặc thay đĩa đệm nhân tạo.
Bên cạnh đó cần chủ động để phòng ngừa bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, qua đó mọi người cần lưu ý một vài các yếu tố sau trong chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn chi tiết về tình trạng đau nhức xương khớp, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Lá lốt giúp giảm nhẹ cảm giác đau…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Ngón chân cái bị đau buốt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ…
Bạn đang bị loãng xương và muốn tìm hiểu về phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không? Bạn có biết rằng truyền dịch…
Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây giảm mật độ xương và dễ gãy xương. Bạn có biết những dấu…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.