Thực đơn cho người bệnh gout trong 1 tuần 

Cập nhật 20/11/2024

333

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Gout là một bệnh lý gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến các cơn đau nhức và viêm khớp. Để kiểm soát tốt tình trạng này, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong một tuần, người bệnh gout cần chú trọng đến việc lựa chọn thực phẩm ít purin và giàu dinh dưỡng, giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát cơn đau. Thực đơn cho người bệnh gout dưới đây, Tổ hợp y tế MEDIPLUS  sẽ mang đến những gợi ý giúp người bệnh gout duy trì lối sống lành mạnh một cách dễ dàng.

1. Chế độ ăn cho người bị gout ảnh hưởng thế nào đến tình trạng bệnh?

Gout là một dạng viêm khớp phổ biến do rối loạn chuyển hóa, thường liên quan đến chế độ ăn uống. Khi thận không thể lọc hết axit uric trong máu, axit này tích tụ và hình thành các tinh thể, lắng đọng ở khớp, gây viêm, sưng và đau. Việc kiểm soát chế độ ăn uống và duy trì nồng độ axit uric ổn định là yếu tố quan trọng giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa các đợt tái phát.

Gout là một dạng viêm khớp gây khó khăn khi di chuyển

Gout là một dạng viêm khớp gây khó khăn khi di chuyển

Thực đơn cho người bệnh gout khác với người thường. Với Phần lớn axit uric được sản sinh tự nhiên trong cơ thể, nhưng người bệnh gout gặp khó khăn trong việc đào thải chúng. Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin, axit uric tích tụ và dẫn đến các cơn đau gout. Vì vậy, thực đơn cho người bệnh gout nên tập trung vào việc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin để ngăn ngừa tình trạng này, giúp duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ bùng phát cơn gout.

Thừa cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout, và việc giảm cân có thể giúp hạ nồng độ axit uric trong cơ thể. Người bị gout nên tránh tiêu thụ thực phẩm giàu purin như tạng động vật, thịt đỏ, thịt xông khói, cá, tôm, cua, sò điệp vì chúng làm tăng nguy cơ đau gout cấp tính. Thay vào đó, có thể ăn trứng, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám và giới hạn lượng thịt ở mức không quá 150g mỗi ngày để kiểm soát bệnh hiệu quả.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh gout

Thực đơn cho người bệnh gout nên tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng để người bệnh dễ tiếp thu các dưỡng chất vào cơ thể. Một số thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn uống dành cho người bệnh gout: 

Rau xanh

Khi thiết lập thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout, rau xanh là thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua. Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm viêm khớp và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bó xôi, bắp cải rất tốt cho người bệnh gout nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin C, folate và sulforaphane – Một hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt tác nhân gây viêm và thậm chí cả tế bào ung thư.

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống của người bệnh

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống của người bệnh

Sữa ít béo

Sữa ít béo cung cấp protein chất lượng cao, đồng thời là nguồn dồi dào canxi, magie, vitamin D và K giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh gout. Ngoài sữa tươi, các sản phẩm khác như sữa chua không đường hay sữa chua Hy Lạp cũng là lựa chọn tốt. Loại sữa này nên được bổ sung vào thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout

Vì có nhiều dưỡng chất thiết yếu và cần thiết, sữa ít béo là thực phẩm thường dùng trong thực đơn dành cho người bệnh gout. 

Các loại đậu

Trong thực đơn dành cho người bệnh gout thì không thể thiếu các loại đậu. Đậu nành, đậu xanh, đậu đen không chỉ giàu chất xơ, vitamin C và folate, mà còn chứa alkaline – một hợp chất kiềm giúp cân bằng pH, hòa tan axit uric, từ đó giảm viêm và sưng khớp. Các loại đậu có thể chế biến thành các món ăn chữa bệnh gout hiệu quả. 

Ngũ cốc nguyên hạt

Carbohydrate phức tạp từ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng gout và cung cấp dinh dưỡng tốt hơn so với carbohydrate tinh chế. Ngũ cốc có thể được chế thành bữa sáng cho người bệnh gout. 

Người bệnh gout nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

Người bệnh gout nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

Trái cây có múi

Cam, quýt, bưởi giàu vitamin C, giúp giảm viêm và cung cấp nước cùng chất xơ, rất có lợi cho người bệnh gout. Nên bổ sung các loại trái cây này vào chế độ ăn bệnh gout

Quả anh đào

Trong chế độ ăn bệnh gout, nên bổ sung thêm quả anh đào. Quả anh đào chứa quercetin, hỗ trợ thận hoạt động tốt. Đây cũng là thực phẩm đào thải axit uric, giúp kiểm soát tình trạng gout hiệu quả.

Thịt nạc trắng

Thịt gà và cá cung cấp protein chất lượng với đầy đủ 9 axit amin thiết yếu, giúp duy trì sức khỏe và giảm các biến chứng do gout. Thịt nạc trắng là lựa chọn tốt hơn so với thịt đỏ như thịt bò, lợn. Đây cũng là các loại thức ăn đào thải acid uric rất tốt. 

Trứng

Trứng không chỉ là thức ăn đào thải acid uric, mà còn là nguồn protein chất lượng cao, dễ bổ sung vào thực đơn qua các món salad như salad bơ trứng hay salad trứng mayonnaise, giúp kiểm soát cơn đau do gout. Trứng cũng có thể làm bữa sáng cho người bệnh gout

Trứng là món ăn tốt với người bệnh gout

Trứng là món ăn tốt với người bệnh gout

Dầu thực vật nguyên chất

Dầu thực vật không chứa purine và giàu chất béo không bão hòa, giúp ngăn chặn bệnh gout tiến triển và giảm nguy cơ các biến chứng như đái tháo đường hay bệnh tim. Các loại dầu như dầu ô liu và dầu hạt cải còn chứa omega-3, giúp giảm viêm. Bạn nên bổ sung dầu thực vật vào chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout

Tìm hiểu: 15 Cách chữa bệnh gout không cần dùng thuốc tại nhà theo dân gian

3. Gợi ý thực đơn cho người bị bệnh gout trong 1 tuần

Người bệnh gout có nhiều lựa chọn thực phẩm phong phú để sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày. Sau đây là gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout, giúp người bệnh linh hoạt thay đổi các loại thực phẩm khác nhau nhằm tạo sự đa dạng và phong phú cho bữa ăn, đồng thời hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả.

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng dành cho người bệnh gout

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng dành cho người bệnh gout

Thực đơn theo ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
Thứ 2 Phở thịt bò: Đây là một trong những món ăn cho người bệnh gout khá phổ biến, dễ mua và dễ làm.  Những món ăn cho người bệnh gout như sau: 

  • Cơm gạo tẻ 
  • Sườn lợn rim 
  • Đậu phụ rán 
  • Su su xào 
  • Canh cải xanh 
  • Vải thiều 
  • Cơm gạo tẻ 
  • Cá rô phi lọc thịt rán 
  • Mướp đắng xào trứng 
  • Canh rau ngót 
  • Dưa hấu 
Thứ 3 Yến mạch (khoáng 100gr)

1 hộp sữa chua không đường

50 g việt quất

  • 1 bát cơm
  • 100 g ức gà viên sốt cà chua
  • 100 g súp lơ xanh luộc
  • 100 g đu đủ
  • 1 bát cơm
  • 100 g cá thu sốt chiên
  • 150 g canh bầu nấu tôm khô
  • 70 g nho
Thứ 4 1 bát phở gà: Đây là món ăn tốt cho người bị bệnh gout.
  • 2 bát con cơm trắng
  • 50g tôm rang lá chanh
  • Canh cải cúc nấu thịt bằm
  • Trái cây tráng miệng
  • 1 – 1.5 bát con cơm trắng
  • Canh bí đỏ nấu tỏi
  • 80g Thịt ba chỉ rang cháy cạnh
  • 1 ly sữa tươi không đường
Thứ 5 Thức ăn tốt cho bệnh gout vào sáng thứ 5 là 1 bát cháo sườn và 1 ly sữa hạt
  • 2 bát con cơm trắng
  • Ức gà băm xào cùng với cà rốt và ngô ngọt
  • Canh mồng tơi
  • 1/2 bìa đậu rán
  • 1 – 1.5 bát con cơm trắng
  • Canh chua cá lóc
  • Lạc rang
  • Trái cây tráng miệng
Thứ 6 Cháo đậu xanh: Bạn có thể mua hoặc tự chế biến món ăn cho người bệnh gout
  • 1 bát cơm trắng
  • 150 g thịt gà xào sả ớt
  • Rau muống luộc
  • 1 bát cơm
  • Thịt sốt cà chua
  • 150 g bắp cải luộc
  • 1 quả trứng luộc
  • 70 g lê
Thứ 7
  • Cháo đậu xanh hầm với hạt sen béo bùi
  • 1 ly nước ép cam
  • 2 bát con cơm trắng
  • Rau cải chân vịt xào tỏi
  • Canh gà hầm nấm đông cô
  • Trái cây tráng miệng
  • 1 – 1.5 bát con cơm trắng
  • Cá chép om dưa
  • Su hào luộc chấm muối vừng
  • 1 quả chuối tráng miệng. 
Chủ nhật Món ăn tốt cho người bị bệnh gout vào sáng chủ nhật là 1 bát bún chả. 
  • 2 bát cơm trắng (nhỏ)
  • Thịt ức gà luộc
  • Canh mướp nấu cùng với mọc. Đây là thức ăn tốt cho bệnh gout.
  • Trái cây tráng miệng
  • 1 – 1.5 bát con cơm trắng
  • Su su xào thịt heo
  • Đậu bắp luộc chấm tương
  • Trái cây tráng miệng

Xem thêm: Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường: 3 nhóm nên ăn và nên tránh

4. Thói quen tốt cho bệnh gout

Để kiểm soát và chung sống tốt với bệnh gout, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần duy trì chế độ sinh hoạt cho người bệnh gout, cụ thể: 

  • Giảm cân khoa học: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc gout do gây kháng insulin, khiến nồng độ axit uric tăng cao. Giảm cân hợp lý giúp giảm kháng insulin và hạ axit uric, nhưng cần tránh giảm cân quá nhanh để tránh kích hoạt cơn gout. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện giúp duy trì cân nặng và kiểm soát nồng độ axit uric, ngăn ngừa các cơn gout hiệu quả.
  • Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước mỗi ngày hỗ trợ thải trừ axit uric qua nước tiểu, đặc biệt cần uống nhiều nước hơn khi tập thể dục để bù đắp lượng nước mất qua mồ hôi.
  • Bổ sung vitamin C: Để duy trì chế độ sinh hoạt cho người bệnh gout, bạn cần bổ sung Vitamin C giúp thận loại bỏ axit uric, ngăn ngừa các cơn đau gout.
  • Tránh chất kích thích: Hạn chế rượu bia và các chất kích thích để tránh axit uric tích tụ, ngăn ngừa sự hình thành tinh thể rắn gây viêm khớp.
Người bệnh nên bổ sung Vitamin, tập thể dục đều đặn

Người bệnh nên bổ sung Vitamin, tập thể dục đều đặn

5. Giải đáp thắc mắc về ăn uống với người bệnh gout

Ngoài thắc mắc về chế độ ăn cho người bệnh gout, nhiều người bệnh cũng rất quan tâm đến các vấn đề sau đây. 

Thực đơn cho người gout và mỡ máu như thế nào?

Chế độ ăn cho người bệnh gout và mỡ trong máu như sau: 

Bữa sáng

  • Bánh mì nguyên cám: 1 lát bánh mì nguyên cám kẹp với 1 quả trứng luộc hoặc 1 ít phô mai không béo.
  • Trái cây: 1 quả táo hoặc 1 quả kiwi.
  • Đồ uống: 1 ly nước lọc hoặc 1 ly trà xanh không đường.

Bữa trưa

  • Protein: 100g ức gà hấp hoặc luộc, có thể ướp với gia vị nhẹ (muối, tiêu, tỏi).
  • Cơm: 1/2 bát cơm gạo lứt.
  • Rau xanh: 1 đĩa salad rau sống (xà lách, cà chua, dưa chuột) với nước sốt giấm nhẹ.
  • Canh: 1 bát canh rau ngót hoặc canh bí đao.

Bữa tối

  • Cá: 100g cá hồi nướng hoặc hấp với một ít gia vị và chanh.
  • Rau củ: 1 đĩa rau củ luộc (bông cải xanh, cà rốt, mồng tơi).
  • Ngũ cốc: 1/2 bát quinoa hoặc yến mạch.
  • Trái cây: 1 ly nước ép cà chua hoặc 1 quả lê.

Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường ra sao?

Bữa sáng

  • Yến mạch: 1 bát yến mạch nấu với nước hoặc sữa đậu nành không đường, có thể thêm một ít quả mọng (như việt quất hoặc dâu tây).
  • Trái cây: 1 quả táo hoặc 1 quả chuối nhỏ.
  • Đồ uống: 1 ly trà xanh hoặc nước lọc.

Bữa trưa

  • Protein: 150g thịt ức gà luộc hoặc hấp, có thể chế biến với gia vị nhẹ như muối và tiêu.
  • Cơm: 1 bát cơm gạo lứt.
  • Rau xanh: 1 đĩa salad rau sống (xà lách, cà chua, dưa chuột) với nước sốt giấm nhẹ.
  • Canh: 1 bát canh rau ngót hoặc canh mồng tơi.

Bữa tối

  • Cá: 100g cá hồi nướng hoặc hấp, có thể thêm một ít chanh để tăng hương vị.
  • Rau củ: 1 đĩa rau luộc (bông cải xanh, cà rốt, mồng tơi).
  • Canh: 1 bát canh bí đao hoặc canh củ cải.
  • Trái cây: 1 ly nước ép cà chua hoặc 1 quả lê để tráng miệng.

Đây là thực đơn ăn uống chữa bệnh gout khá hiệu quả. Tuy nhiên, để điều trị bệnh tốt hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị. 

Người bị gout không nên ăn những thực phẩm nào?

Để kiểm soát bệnh gout hiệu quả, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là những thực phẩm và đồ uống mà người mắc bệnh gout nên kiêng:

  • Thực phẩm giàu purin: Người bệnh nên tránh tiêu thụ các loại thịt như thịt bò, nội tạng động vật, thịt chó, thịt ngỗng, và hải sản như tôm, cua, ghẹ, ốc, hến. Việc tiêu thụ những thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ axit uric, gây ra cơn đau cấp tính.
  • Rau củ và trái cây: Mặc dù phần lớn rau củ và trái cây đều có lợi cho sức khỏe, một số loại như cải bắp, rau bina, măng tây, và nấm nên được kiêng. Các loại trái cây có nhiều fructose như táo, đào, nho, và lê cũng nên tránh.
  • Thực phẩm có vị chua và lên men: Những thực phẩm này có thể làm tăng tổng hợp axit uric, do đó cần hạn chế.
  • Đồ uống: Người bệnh nên kiêng rượu bia và nước ngọt có gas, vì chúng có thể làm tăng axit uric và ngăn cản thận thải axit uric ra khỏi cơ thể.
Người bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm nhiều purine

Người bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm nhiều purine

Người bệnh gout nên ăn loại rau gì?

Dưới đây là 12 loại rau tốt cho người bệnh gout, dễ tìm và có lợi cho sức khỏe:

  • Củ cải
  • Khoai tây
  • Súp lơ xanh
  • Bí xanh
  • Cải bó xôi (lá trưởng thành)
  • Dưa chuột
  • Rau cần tây
  • Rau tía tô
  • Lá lốt
  • Bí đỏ
  • Cà chua
  • Cải bẹ xanh.

Bệnh gout có thể ăn trứng gà được không?

Trứng là thực phẩm giàu protein, với khoảng 14,5g protein trong mỗi 100g trứng gà, nhưng lại thuộc nhóm thực phẩm có lượng purin thấp (0-50mg/100g). Do đó, trứng an toàn cho người bệnh gout và có thể được sử dụng để thay thế nguồn đạm từ thịt đỏ và hải sản.

Bệnh gout ăn bơ có được không?

Bơ là một loại trái cây giàu vitamin E, chất kháng viêm và chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh gout.

Bệnh gout có thể ăn cá lóc được không?

Khi nồng độ axit uric trong máu quá cao, nó có thể gây ra bệnh gút. Do đó, người bệnh gút nên hạn chế tiêu thụ cá, bao gồm cả cá lóc, để ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Khi chế biến món ăn cho người bệnh gout, bạn cần lưu ý về các thực phẩm này. 

Trên đây là các gợi ý về thực đơn cho người bệnh gout. Bạn đọc có thể tham khảo để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh. Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh gout cũng nên tập thể dục thường xuyên, tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng của bệnh. 

*Lưu ý: Bài viết là kiến thức chia sẻ, không thay thế cho khám, và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Bị đau cánh tay trái, cảnh báo bệnh gì? Mách bạn cách điều trị hiệu quả

    Đau cánh tay trái có thể nguy hiểm nếu là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và đi kèm một số triệu chứng…

    22 Th1, 2024
    1.0K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Ngón Chân Cái Bị Đau Buốt – Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?

    Ngón chân cái bị đau buốt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ…

    24 Th1, 2024
    547

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Các phương pháp đo mật độ xương và những ai nên thực hiện

    Bệnh loãng xương là tình trạng phổ biến thường xảy ra với những người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh,.. Điều…

    22 Th2, 2024
    495

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau buốt trong xương cánh tay- Nguyên nhân và những vấn đề cần lưu ý

    Đau buốt trong xương cánh tay là một tình trạng phổ biến thường gặp ở người cao tuổi và những người trong độ tuổi lao…

    26 Th12, 2023
    2.0K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám