Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Một vài lưu ý khi bạn mắc bệnh

Cập nhật 06/03/2024

635

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bạn có thắc mắc liệu tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Đừng bỏ lỡ cơ hội đọc đoạn thông tin này! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về vấn đề này, từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến các phương pháp điều trị hiệu quả. Khám phá ngay để hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết cách bảo vệ sức khỏe của bạn.

Tràn dịch khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Tìm hiểu về bệnh tràn dịch khớp gối

Tìm hiểu về bệnh tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là tình trạng có sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong và xung quanh khớp gối, khiến khớp sưng lên, đau và giảm khả năng vận động. Đây có thể là một tình trạng cấp tính hoặc mạn tính và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm hoạt động mạnh quá mức, chấn thương, nhiễm khuẩn, hoặc mắc phải một số bệnh lý khác. Đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa sớm sẽ gây ảnh hưởng rất xấu.

Nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối là do đâu? Sau đây là một số nguyên nhân bạn có thể tham khảo:

  • Nguyên nhân 1: Do chấn thương khi chơi các môn thể thao làm rách hoặc giãn dây chằng, bong gân và bị gãy xương.
  • Nguyên nhân 2: Do đã có bệnh lý về xương: Gout ,thoái hoá xương khớp, viêm khớp,….
  • Nguyên nhân 3: Trong chế độ sinh hoạt không tốt gây nên xương bị nhiễm vi khuẩn

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? 

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không

Tràn dịch khớp gối là một bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên có rất nhiều người không quá quan tâm đến những vấn đề này. Nếu phát hiện ra bệnh sớm có thể điều trị bệnh dứt điểm và không để lại hậu quả về sau.Nhưng đa phần khi mọi người đi khám, bệnh đã đang ở giai đoạn nặng nề xuất hiện nhiều mủ trong đầu gối hay đã bị nhiễm trùng nặng. Khi bệnh đã nặng sẽ gây nguy cơ rất nguy hiểm đến người bệnh như teo cơ, nhiễm trùng xương nặng,…thậm chí còn ảnh hưởng đến xương của toàn bộ cơ thể người bệnh. Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy dành thời gian đi khám định kỳ ở các cơ sở để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời theo chỉ định của bác sĩ.

Cách nhận biết tràn dịch khớp gối

Hiện nay,con người không phải ai cũng có thói quen khám sức khoẻ định kỳ vậy nên trường hợp phát hiện bệnh khi bệnh chuyển biến nặng hơn khiến mất nhiều chi phí,thời gian cũng như để lại nhiều hậu quả về lâu dài. Nhận biết sớm được bệnh vừa giảm thiểu được những rủi ro và tiền bạc đối với bệnh nhân. 

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không

Tìm hiểu các phương pháp giúp nhận biết bệnh tràn dịch khớp gối

  • Nhận biết qua mắt thường: Hiện tượng sưng tấy đỏ ở đầu gối khi có quá nhiều dịch dư thừa. Hơn nữa người bệnh còn gặp các vấn đề đau nhức gối, không thể di chuyển bình thường, khó cử động các khớp đầu gối.
  • Nhận biết khi chụp x-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI: Các bạn hãy chọn đến các cơ sở y tế để thăm khám, chụp xương để có thể thấy rõ xem xương có bị rạn, gãy hay không
  • Công thức máu: Các bác sĩ sẽ thực hiện lấy máu và xét nghiệm xem trong máu có đang nhiễm khuẩn hay không để điều trị kịp thời
  • Chọc xét nghiệm dịch: Sau khi lấy được dịch sẽ xét nghiệm và đưa ra nguyên nhân trực tiếp của bệnh nhân.

“Tổ hợp y tế MEDIPLUS” là nơi có kinh nghiệm,chuyên môn cao về các bệnh liên quan đến xương khớp. Ở đây được trang bị các thiết bị chụp x-quang, siêu âm tiên tiến có chất lượng cao cùng với đó là đội ngũ bác sĩ rất có tâm với nghề.

Các cách điều trị và chăm sóc tràn dịch khớp gối hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh tràn dịch khớp gối hiệu quả tuy nhiên bạn nên đi đến thăm khám và điều trị theo hướng của bác sĩ. Có ba cách điều trị bệnh này: Điều trị nội khoa, ngoại khoa, điều trị vật lý trị liệu.

Tổng hợp các cách điều trị và chăm sóc tràn dịch khớp gối hiệu quả

Tổng hợp các cách điều trị và chăm sóc tràn dịch khớp gối hiệu quả

Điều trị nội khoa:

  • Phương pháp nẹp đầu gối

Nẹp đầu gối là phương pháp sử dụng nẹp để cố định chắc chắn gối của mình từ đó làm giảm sự vận động mạnh đến đầu gối. Để biết mình nên sử dụng loại nẹp nào nên tham khảo qua bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt.

  • Phương pháp chườm lạnh

Việc chườm lạnh là phương pháp đơn giản có thể làm tại nhà tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp giảm tình trạng đau đớn ở người bệnh.Chúng ta lấy đá sau đó cho vào 1 chiếc khăn hoặc dùng chai nước mát sau đó lăn xung quanh đầu gối khoảng chừng 15 phút cơn đau sẽ nhanh chóng dịu lại tức thì.

  • Phương pháp tập thể dục

Dù có bệnh hay không có bệnh con người cũng đều nên tập thể dục, đây cũng là một phương pháp hiệu quả đối với bệnh nhân tràn dịch khớp gối. 

  •  Bài hỗ trợ cân bằng đầu gối: Điều chỉnh cho cơ thể đứng thẳng,lấy ghế làm điểm tựa sau đó nâng từ từ 1 chân lên và giữ khoảng 10 giây, làm lặp lại với bên chân còn lại và mỗi chân thực hiện 3 lần
  • Bài hỗ trợ dựa lưng vào tường: Người bệnh đứng thẳng sau đó dựa lưng vào tường hai tay duỗi thẳng theo thân người rồi điều chỉnh sao cho thân người và phần bắp chân vuông góc giữ 10 giây và lặp đi lặp lại 7 lần. Lưu ý: Cần phải đứng chân rộng bằng vai để thực hiện đúng và dễ dàng hơn.

Điều trị ngoại khoa:

Điều trị ngoại khoa bệnh tràn dịch khớp gối

Điều trị ngoại khoa bệnh tràn dịch khớp gối

Đối với phương pháp điều trị ngoại khoa này các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chữa tràn dịch khớp gối cho người bệnh. So với nội khoa thì phương pháp điều trị ngoại khoa chỉ được áp dụng khi bệnh nặng: tràn dịch do khớp bị nhiễm trùng, khớp gối bị biến dạng, chọc hút dịch quá nhiều nhưng vẫn không điều trị đc dứt điểm bệnh

  • Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đó là một chiếc ống sáng đưa vào trong khớp rồi điều chỉnh lại những vấn đề khớp gối đang bị tổn thương
  • Phẫu thuật thay khớp đầu gối: Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này khi bệnh đã chuyển biến quá nặng, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ gặp phải biến chứng sau này.

Điều trị vật lý trị:

Phương pháp vật lý trị liệu là phương pháp ngày càng được mọi người sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi và hiệu quả của nó. Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng laser công suất cao, các bài tập trị liệu hoặc sử dụng điện xung để kích thích sự phát triển của xương giúp cho xương ngày càng trở nên linh hoạt hơn.

Xem thêm:

Một vài lưu ý khi mắc phải tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không

Một vài lưu ý khi bị bệnh tràn dịch khớp gối

Khi quan sát gối của mình có vấn đề sưng tấy, việc đi lại đột nhiên trở nên khó khăn người bệnh cần đến nơi uy tín để thăm khám sức khỏe hoặc có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây.

  • Dừng hoạt động quá sức, đi lại nhiều bởi khi đi lại nhiều khiến tăng trọng lực lên gối và ngày càng làm cho gối bị sưng hơn, đau nhức hơn.Thay vào đó hãy nằm nghỉ ngơi và tránh những hoạt động mạnh tác động lên đầu gối.
  • Nên điều chỉnh sao cho chân cao hơn tim sẽ giảm sưng đau và máu lưu thông ngày càng trở nên dễ dàng hơn
  • Chườm đá để xoa dịu đi hiện tượng đau nhức, sưng phù
  • Đối với chế độ ăn uống, người bệnh nên tập trung vào các thực phẩm có chứa chất chống viêm như cá giàu omega-3 để hỗ trợ điều trị.

Kết Luận

Tràn dịch khớp gối là một bệnh không quá khó chữa nhưng cũng không vì chủ quan mà khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn dẫn đến có hệ luỵ sau này. Vì vậy, MEDIPLUS là một địa chỉ thăm khám uy tín để quý khách hàng có thể đến kiểm tra về vấn đề xương khớp của bản thân. Nơi đây trang bị rất nhiều máy móc tiên tiến, hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp đã sẵn sàng để phục vụ quý khách một cách tốt nhất. Xin hãy liên hệ với hotline 1900 3366 để đặt lịch và nghe bác sĩ tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Dị tật bàn chân bẹt và 2 cách điều trị

    Dị tật bàn chân bẹt là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và cả người trưởng thành. Tình trạng này…

    15 Th12, 2024
    77

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thực đơn cho người bệnh gout trong 1 tuần 

    Gout là một bệnh lý gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến các cơn đau nhức và viêm khớp.…

    25 Th12, 2024
    988

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    [Gợi ý] 9 loại thuốc trị bệnh gout hàng đầu hiện nay

    Bệnh gout đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người với những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc…

    11 Th10, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Lệch cột sống: 6 Nguyên nhân và 3 cách điều trị

    Cột sống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ tủy sống và hệ thần kinh. Ngày nay, nhiều người thường xuyên…

    28 Th11, 2024
    120

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám