2.3K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Thống kê cho thấy, trước đây bệnh thường gặp ở phần lớn đối tượng trên 60 tuổi, tuy nhiên những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ cũng đang dần tăng cao. Bệnh này thường gây đau đớn, khó chịu, đặc biệt mất ngủ cho người bệnh. Tuy nhiên nếu điều chỉnh tư thế nằm ngủ phù hợp sẽ giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng đau nhức và có một giấc ngủ ngon. Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu ngay tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ trong bài viết dưới đây!
Tham vấn Tiến sĩ Bác sĩ Lê Quốc Việt – Chuyên gia cơ xương khớp MEDIPLUS cho biết, tư thế nằm có tác động rất lớn đến sự phát triển của xương khớp. Tư thế nằm đúng sẽ đem lại những lợi ích sức khoẻ như giảm tình trạng đau nhức xương khớp, bảo vệ cột sống khoẻ mạnh, thúc đẩy sự lưu thông máu trong cơ thể, duy trì vóc dáng, đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ và giữ cho tinh thần của người bệnh được thư giãn hơn.
Tư thế nằm đúng giúp giảm các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ
Ngược lại, tư thế nằm sai sẽ càng làm tăng áp lực lên vùng cột sống cổ gây triệu chứng đau nhức,tê bì vùng cổ, giảm lưu thông tuần hoàn máu, biến dạng xương khớp và các cơn đau có thể xuất hiện liên tục, lan dần ra phía trước ngực, vùng vai, cánh tay, cẳng tay và bàn tay.
Chính vì thế, tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Việc duy trì thực hiện một tư thế nằm đúng không những tạo cảm giác thoải mái mà còn giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi thoái hoá đốt sống cổ.
Tư thế nằm đúng đối với người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp giảm bớt áp lực cho vùng xương cột sống, từ đó hạn chế xuất hiện các cơn đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ được chuyên gia xương khớp MEDIPLUS khuyến cáo:
Tư thế nằm ngửa
Các nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe cho thấy nằm ngửa khi ngủ là một trong những tư thế ngủ tốt nhất cho người bị thoái hoá đốt sống cổ.Tư thế nằm ngửa giúp phân bố đều trọng lượng của cơ thể, tránh gây sức ép lên các khớp. Vì vậy, tư thế nằm ngửa giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm các cơn đau vùng cổ. Khi nằm ngửa, người bệnh cần kê thêm gối ở dưới vùng thắt lưng khi ngủ, hai tay để dọc hai bên để giảm tối đa các cơn đau và tình trạng cứng khớp khi thức dậy.
Lưu ý, người bệnh cũng cần lựa chọn gối kê đầu phù hợp. Không chọn gối quá mềm hay quá cứng, phải lựa chọn gối có độ cao vừa phải, chất liệu có thể là cao su non hoặc cao su tổng hợp sẽ thích hợp với người bệnh hơn.
Tư thế nằm ngửa khi ngủ giúp giảm đau hiệu quả
Nằm nghiêng kết hợp với gối
Trên thực tế, người bệnh thường không duy trì một tư thế nằm ngủ nhất định.Việc duy trì một tư thế ngủ quá lâu cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây tình trạng đau nhức. Chính vì vậy, người bệnh nên kết hợp linh động các tư thế ngủ tốt cho sức khỏe. Nằm nghiêng kết hợp với gối khi ngủ cũng là một tư thế ngủ tốt cho những người bị thoái hoá đốt sống cổ, có thể chuyển sang tư thế này khi nằm ngửa quá lâu.
Khi nằm ngủ, phần thân người nên tạo một góc 120 độ với giường. Đặc biệt, không nên nằm nghiêng một góc 90 độ, bởi vì có thể gây chèn ép và tăng áp lực lên cột sống vùng cổ.
Lựa chọn gối nằm hỗ trợ cho giấc ngủ là rất quan trọng, tránh sử dụng gối quá cao hoặc cứng, khiến cổ bị uốn cong qua đêm và có thể dẫn đến đau và cứng khớp vào buổi sáng. Người bệnh nên lựa chọn loại gối đầu có chiều dài cân bằng với phần vai.
Nằm nghiêng kết hợp với gối kích thước và chất liệu phù hợp
Không nằm sấp
Nằm sấp khi ngủ khiến cho phần lưng bị cong và vùng cổ xoay sang một bên có thể gây chứng vẹo cổ, đau gáy khi ngủ dậy. Chính vì thế, người bệnh cần tránh nằm sấp khi ngủ để giảm áp lực lên vùng đầu cổ khiến cho tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trầm trọng hơn.
Ngoài ra, tư thế nằm sấp khiến ngực bị đè ép gây cản trở hoạt động của nhiều hệ cơ quan, đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Chính vì vậy, người bị thoái hoá đốt sống cổ tuyệt đối tránh tư thế nằm sấp trong lúc ngủ.
Bị thoái hóa đốt sống cổ không nên nầm sấp
Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, việc lựa chọn tư thế nằm khi ngủ cũng như loại gối và đệm phù hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chuyên gia cơ xương khớp MEDIPLUS hướng dẫn người bệnh lựa chọn các loại gối và đệm như sau:
Lựa chọn gối cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Những người bị thoái hóa đốt sống cổ nên lựa chọn loại gối có kích thước và chất liệu tạo cảm giác thoải mái khi ngủ và giảm các triệu chứng đau nhức tại vùng cổ.
Nên chọn loại gối được sản xuất từ 100% mút hoạt tính, có độ đàn hồi tốt sẽ giúp cho người bệnh có nhiều tư thế ngủ khác nhau mà không làm ảnh hưởng tới các đốt sống cổ bị tổn thương.
Người bệnh nên chọn loại vỏ gối được sản xuất từ chất liệu mềm như vải Bamboo và cao su non. Tuỳ thuộc vào thói quen nằm ngủ, người bệnh sẽ lựa chọn độ cao gối cho thích hợp, nhìn chung là các loại gối có độ cao trung bình, độ cứng vừa phải như gối cao su non, gối thiết kế lượn sóng,…
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học hiện đại đã sản xuất ra gối hồng ngoại – một thiết kế được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng, dành riêng cho người thoái hoá đốt sống cổ.
Lựa chọn gối phù hợp khi nằm ngủ giúp thoải mái hơn gảm các cơn đau
Chọn và sử dụng đệm
Lựa chọn đệm phù hợp có ý nghĩa quan trọng đối với giấc ngủ của người bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn dựa vào một số tiêu chí dưới đây:
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm trước khi ngủ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giúp lưu thông máu, giảm căng thẳng, stress, giãn cơ và giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra, tắm nước ấm vào ban đêm thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khiến người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không tắm quá muộn, tốt nhất nên tắm trước 23h và trước khi đi ngủ từ 1,5-2h để có một giấc ngủ ngon.
Tư thế thức dậy
Người bị thoái hóa đốt sống cổ cần lưu ý không nên bật dậy đột ngột và thay đổi tư thế ngay khi thức giấc. Việc thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế, gây mất thăng bằng hoặc chóng mặt. Điều này có thể dẫn đến hậu quả chấn thương do ngã đột ngột, làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Chuyên gia MEDIPLUS cho biết, người bệnh nên nằm nghiêng trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó ngồi dậy một cách từ từ.
Kết hợp với tập luyện và nghỉ ngơi
Bên cạnh việc duy trì và điều chỉnh một tư thế nằm phù hợp, người bệnh cần xây dựng và thực hiện chế độ làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi một cách khoa học, hợp lý. Cụ thể như sau:
Hiện nay, phác đồ điều trị chung cho bệnh nhân thoái hoá đốt sống cổ bao gồm điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau, giãn cơ kết hợp với tập vật lý trị liệu, tập thể dục nhịp điệu, tập yoga,… Tuy nhiên, khi có dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống cổ thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán sớm và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ lựa chọn được tư thế nằm cho người thoái hoá đốt sống cổ phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 3366 hoặc Fanpage, Zalo để nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế của MEDIPLUS!
*Bài viết chia sẻ tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa!
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Gai cột sống lưng là một vấn đề phổ biến gây ra đau đớn và khó chịu cho nhiều người. Việc tìm kiếm các phương…
Vôi cột sống là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi, gây ra các triệu chứng…
Chấn thương cột sống có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chấn thương cột sống này? Làm sao để chăm sóc…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.