Ung thư cột sống: 2 Nguyên nhân và 4 Cách điều trị

Cập nhật 29/11/2024

105

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Các cơn đau lưng nghiêm trọng có dẫn đến ung thư cột sống hay không là băn khoăn được rất nhiều người bệnh xương khớp mãn tính quan tâm. Mặc dù hầu hết các cơn đau lưng không liên quan đến ung thư hoặc khối u, nhưng việc kiểm tra y tế là điều rất quan trọng. Bài viết này, Mediplus sẽ gửi đến bạn nguyên nhân, cách chẩn đoán và các điều trị ung thư cột sống. 

1. Các loại khối u cột sống, và dấu hiệu ung thư xương, cột sống

U cột sống là khối mô bất thường bên trong hoặc xung quanh tủy sống hoặc quanh cột sống. Các tế bào này sẽ phát triển và nhân lên không kiểm soát được. U cột sống có thể là lành tính hoặc ác tính. 

Có 2 loại u cột sống phổ biến:

  • U cột sống nguyên phát là những khối u có nguồn gốc từ cột sống. Tình trạng bệnh này tương đối hiếm, thường lành tính và chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các khối u tủy sống. 
  • U cột sống di căn là những khối u đã di căn đến cột sống từ các vùng khác trên cơ thể. Nếu khối u có thể di căn thì điều này cubgx có nghĩa là khối u đó là ác tính. Có khoảng 30 đến 70% bệnh nhân ung thư phát triển ung thư cột sống di căn trong quá trình mắc bệnh. Ung thư phổi, tuyến tiền liệt và ung thư vú là ba loại ung thư phổ biến nhất có xu hướng sẽ di căn đến cột sống.
U cột sống có thể là lành tính hoặc ác tính

U cột sống có thể là lành tính hoặc ác tính

Khi khối u cột sống phát triển, nó có thể làm xương bị yếu đi, gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh, dẫn đến gãy xương cột sống và chấn thương hệ thần kinh. Thông thường, dấu hiệu u cột sống đầu tiên là các cơn đau mà bạn cảm thấy do những thay đổi này. 

Khối u cột sống gần các dây thần kinh chính có thể làm gián đoạn khả năng truyền tải thông điệp giữa cơ thể và não của bạn. Điều này có thể gây ra các dấu hiệu ung thư xương lưng, bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc tê và yếu ở cả hai chân hoặc cánh tay
  • Gây khó khăn khi đi bộ hoặc mất khả năng giữ thăng bằng
  • Người bệnh gặp các vấn đề về cảm giác
  • Làm mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang

2. 2 Nguyên nhân nào gây ra khối u cột sống

Nguyên nhân của hầu hết các khối u cột sống nguyên phát hiện vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng và cụ thể. Một số khối u gây ra là do tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư. Một số nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất liên quan đến ung thư cột sống như: 

U tủy sống thứ phát di căn

Khối u cột sống thứ phát là do ung thư hình thành ở nơi khác trong cơ thể và lan rộng đến cột sống. U di căn thường phát triển nhất khi các tế bào ung thư tách khỏi khối u chính và xâm nhập qua hệ thống máu hoặc bạch huyết của bạn. Các hệ thống này có thể mang các tế bào ung thư từ cơ quan này sang cơ quan khác trong cơ thể.

U di căn thường phát triển nhất khi các tế bào ung thư tách khỏi khối u chính

U di căn thường phát triển nhất khi các tế bào ung thư tách khỏi khối u chính

Di căn cũng có thể phát triển tư·các tế bào ung thư đi ra từ khối u chính, thường là ở khoang bụng và nó sẽ vỡ ra cũng như phát triển ở các khu vực lân cận như gan, phổi hoặc xương. Vì cột sống là nơi có nguồn cung cấp máu đáng kể và nằm gần hệ thống dẫn lưu bạch huyết và tĩnh mạch nên cũng là nơi dễ bị di căn nhất.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cột sống 

  • Tiếp xúc với các chất có hại

Việc tiếp xúc trong thời gian dài với một số hóa chất như các loại hóa chất trong ngành cao su, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Lối sống không lành mạnh

Lối sống không lành mạnh như thức khuya, ngủ không đủ giấc hay các tư thế ngồi không đúng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và làm hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó là nguyên nhân khiến cho các yếu tố gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn. 

  • Di truyền

Các yếu tố di truyền có thể khiến người bệnh có nguy cơ mắc ung thư cột sống cao hơn như bệnh u xơ thần kinh loại 1 và 2, bệnh von Hippel-Lindau, bệnh xơ cứng củ, hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Turcot, hội chứng Gorlin và hội chứng Cowden.

  • Tuổi cao

Nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao nhất đối với những người trong độ tuổi từ 10-30 tuổi, đặc biệt là giai đoạn phát triển của thời kỳ thanh thiếu niên. Điều này cho thấy có thể sẽ có mối liên quan giữa sự phát triển xương và nguy cơ hình thành nên khối u. 

Tuổi cao có thể là yếu tố gây nguy cơ mắc ung thư cột sống

Tuổi cao có thể là yếu tố gây nguy cơ mắc ung thư cột sống

Ngược lại, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm ở tuổi trung niên và tăng trở lại ở người cao tuổi, thường là người trên 60 tuổi. Khối u xương ác tính ở người cao tuổi thường liên quan đến nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh xương dài.

  • Tiền sử ung thư 

Những người đã từng bị ung thư và đã được điều trị bằng xạ trị có thể có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư xương trong tương lai. 

  • Suy giảm miễn dịch

Một số bệnh lý chẳng hạn như hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) và các phương pháp điều trị y tế, như thuốc dùng ngăn ngừa đào thải nội tạng sau khi cấy ghép có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc ung thư, bao gồm cả khối u cột sống.

3. Ung thư cột sống phát triển thế nào? Ai có nguy cơ bị bệnh?

Ung thư cột sống thường phát triển theo các giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn 0 (Tại chỗ): Giai đoạn tại chỗ và cũng là giai đoạn đầu sẽ biểu thị ung thư cư trú ở bề mặt xương. Các tế bào ung thư này chưa xâm lấn vào các mô sâu hơn và chưa di căn đến các hạch bạch huyết cũng như các vị trí xa hơn.
  • Giai đoạn I: Ở giai đoạn I, ung thư khu trú và chỉ giới hạn ở xương với kích thước khối u nhỏ. Và u sẽ chưa lan đến hạch bạch huyết hoặc các vị trí xa hơn.
  • Giai đoạn II: Ở giai đoạn II, khối u vẫn sẽ còn khu trú ở xương nhưng có thể có kích thước lớn hơn hoặc bắt đầu liên quan đến các cấu trúc gần đó. Khối u sẽ chưa lan đến hạch bạch huyết hoặc các vị trí xa.
  • Giai đoạn III: Giai đoạn này cho thấy ung thư chưa di căn đến các vị trí xa hơn nhưng đã lan đến các hạch bạch huyết ở gần và bắt đầu cho thấy nguy cơ di căn cao hơn.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn IV thể hiện ung thư cột sống đã tiến triển có di căn xa. Các tế bào ung thư đã lây lan sang các cơ quan hoặc xương khác. Đây cũng là tình trạng ung thư cột sống giai đoạn cuối
Ung thư cột sống giai đoạn cuối là giai đoạn đã di căn

Ung thư cột sống giai đoạn cuối là giai đoạn đã di căn

Hiểu rõ được các giai đoạn ung thư cột sống rất quan trọng trong việc xác định các lựa chọn điều trị và dự đoán tiên lượng. Bất kỳ ai cũng có thể bị khối u cột sống, nhưng bệnh lý này có nhiều khả năng gặp ở những người đã hoặc đang bị ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, vú và tuyến tiền liệt. Đây được coi là bệnh lý khối u cột sống di căn hoặc thứ phát.

U cột sống nguyên phát rất hiếm gặp nhưng có nhiều khả năng xảy ra ở người lớn từ 65-74 tuổi và trẻ em từ 10-16 tuổi.

4. Ung thư cột sống có chữa được không? Sống được bao lâu?

Khi gặp các cơn đau lưng không rõ nguyên nhân kéo dài trong vài tuần mặc dù đã nghỉ ngơi hoặc tự chăm sóc tại nhà, thì lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá y khoa. Đau lưng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày hoặc kèm theo các triệu chứng như buồn nôn hoặc sụt cân cũng đều cần được đánh giá y khoa ngay lập tức.

Đối với những người hiện đang hoặc đã từng bị ung thư, khi gặp bất kỳ cơn đau lưng nào thì người bệnh cũng nên tới các bệnh viện để được thăm khám ngay. Điều quan trọng cần lưu ý là đau lưng sẽ hiếm khi trở thành ung thư. Và chẩn đoán chính xác về triệu chứng này từ các bác sĩ sẽ là bước đầu tiên quan trọng để tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe khi gặp các bất thường

Gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe khi gặp các bất thường

Kết quả của ung thư cột sống thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào các yếu tố như loại ung thư, giai đoạn chẩn đoán và hiệu quả của các phương pháp điều trị. Trong khi một số trường hợp ung thư có thể khá khó điều trị, những trường hợp khác lại đáp ứng tốt với phương pháp điều trị và có tiên lượng tốt hơn. 

Theo nghiên cứu, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm điều trị đối với ung thư cột sống và khớp là 68,9%. Và trong quá trình này thì người bệnh sẽ luôn cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được đánh giá tình hình cụ thể và xác định phác đồ điều trị phù hợp nhất để có kết quả tốt nhất có thể.

5. 4 cách điều trị Ung thư cột sống

Có một số cách để điều trị ung thư cột sống. Phương pháp phù hợp với bạn phụ thuộc nhiều vào vị trí của khối u và bệnh đã di căn hay chưa. Các bác sĩ có thể sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị, bao gồm phẫu thuật và xạ trị để tăng hiệu quả chữa bệnh.  

Thuốc chứa Steroid giúp giảm sưng và đau lưng

Steroid có sẵn ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả thuốc viên và thuốc tiêm. Steroid có thể có hiệu quả đối với chứng đau lưng, có thể giúp giảm tình trạng viêm dây thần kinh cột sống có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, tùy thuộc vào tình trạng gây đau lưng và mức độ nghiêm trọng thì các loại thuốc chứa corticosteroid có thể không đủ để điều trị đau lưng. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.

Thuốc corticosteroid dạng tiêm

Thuốc corticosteroid dạng tiêm

Hóa trị

Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư bao gồm việc sử dụng thuốc, thường là thuốc uống hoặc thuốc tiêm, nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư hoặc hạn chế sự phát triển và lây lan của chúng. Hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư cột sống khác. 

Xạ trị

Xạ trị ung thư xương cột sống thường sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các dạng bức xạ khác nhau để tiêu diệt triệt để tế bào ung thư hoặc làm co các khối u. Biện pháp này thường được sử dụng kết hợp với phẫu thuật hoặc như một phương pháp điều trị chính cho các khối u khó có thể cắt bỏ bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần khối u

Biện pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần khối u là một biện pháp điều trị triệt căn, giúp lấy hết các tế bào ung thư và lấy rộng tổ chức cân cơ bị xâm lấn trong cơ thể. Việc cắt bỏ khối u sẽ đảm bảo không còn tế bào ác tính nhưng người bệnh có thể bị mất 1 đoạn xương hoặc toàn bộ xương ở chi đó. 

Phẫu thuật giúp loại bỏ triệt để các tế bào ung thư

Phẫu thuật giúp loại bỏ triệt để các tế bào ung thư

Hiện nay, khi máy móc, thiết bị hiện đại thì phẫu thuật bảo tồn chi dần thay thế cho phẫu thuật cắt cụt chi thể. Các quy trình tạo hình xương và khớp cũng được nghiên cứu và ứng dụng nhiều với các loại phẫu thuật: 

  • Phẫu thuật bảo tồn chi bằng cách sử dụng ghép xương đồng loại, từ người chết hiến tặng. 
  • Phẫu thuật bảo tồn chi bằng cách sử dụng các vật liệu nhân tạo như vật liệu y sinh, titan, hợp kim,…
  • Phẫu thuật bảo tồn chi bằng cách sử dụng mảnh ghép xương tự thân đã qua xử lý nitơ lỏng. 

6. Phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ ung thư cột sống thế nào?

Có một số cách giúp giảm nguy cơ ung thư nói chung và có thể giúp ngăn ngừa khối u cột sống thứ phát. Bao gồm:

  • Lựa chọn lối sống tích cực: Người bệnh sẽ cần duy trì cân nặng phù hợp, xây dựng chế độ ăn uống bổ dưỡng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng cũng như tránh xa thuốc lá, rượu bia để có thể thúc đẩy sức khỏe tốt và giảm nguy cơ ung thư.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất có hại: Tránh điều trị bằng bức xạ với các bệnh khi không cần thiết. Đồng thời tuân thủ mọi hướng dẫn an toàn trong môi trường nghề nghiệp để có thể làm giảm tiếp xúc với các chất gây ung thư liên quan đến u cột sống.
  • Đi khám bác sĩ thường xuyên: Khám sức khỏe và sàng lọc định kỳ có thể giúp phát hiện những thay đổi bất thường và tình trạng bệnh lý có thể là dấu hiệu của khối u cột sống và giúp can thiệp sớm hơn. 
  • Quản lý các yếu tố nguy cơ đã biết: Theo dõi và quản lý sức khỏe thường xuyên nếu bạn có các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh có thể giúp phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu phát triển ung thư cột sống.
Duy trì cân nặng phù hợp để cơ thể luôn khỏe mạnh

Duy trì cân nặng phù hợp để cơ thể luôn khỏe mạnh

7. Giải đáp thắc mắc về ung thư cột sống

  • Ung thư cột sống có gây đau lưng như thế nào? 

Tình trạng đau do ung thư cột sống sẽ xảy ra chủ yếu khi bạn ngồi hoặc đứng, là do khối u đang gây ra tình trạng yếu hoặc mất ổn định ở xương cột sống của bạn. 

  • Cảm giác đau do ung thư cột sống như thế nào? 

Các cơn đau sẽ thường xuất hiện chủ yếu vào ban đêm hoặc sáng sớm và sẽ giảm dần khi bạn di chuyển. Đây thường là triệu chứng đầu tiên của khối u cột sống. Cơn đau này xảy ra là do khối u tạo ra rất nhiều tình trạng viêm và tuyến thượng thận của bạn không sản xuất steroid khi ngủ.

  • Ung thư xương bao nhiêu tuổi thì hay bị?

Bất kỳ ai cũng có thể bị khối u cột sống, nhưng chúng có nhiều khả năng phát triển ở những người đã hoặc đang bị ung thư. 

  • Ung thư di căn xương sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với ung thư cột sống và khớp là 68,9% nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Ung thư cột sống là bệnh tương đối hiếm và với sự chăm sóc và điều trị y tế phù hợp, nhiều người bệnh có thể thuyên giảm, sống trong nhiều năm hoặc thậm chí là chữa khỏi bệnh. Theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng để đánh giá phản ứng với điều trị và phát hiện bất kỳ nguy cơ tái phát hoặc di căn nào.

*Lưu ý: Bài viết các y học thường thức, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    9 Bài tập cột sống lưng cải thiện thoái hóa, đau lưng tại nhà

    Đau lưng hay thoái hóa cột sống không còn là vấn đề lớn nếu bạn biết cách áp dụng các bài tập cột sống lưng…

    05 Th1, 2025
    46

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bàn chân bẹt: 2 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Bàn chân bẹt, còn được gọi là vòm bàn chân sụp xuống, khiến toàn bộ lòng bàn chân chạm đất, dẫn đến khó chịu và…

    18 Th12, 2024
    123

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh gout có hết không? 8 Lưu ý để cải thiện bệnh

    Bệnh gout có hết không là thắc mắc của nhiều người mắc phải căn bệnh này. Dù không thể khỏi hoàn toàn, nhưng với lối…

    25 Th12, 2024
    355

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh loãng xương có chữa được không? Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe xương!

    Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…

    20 Th2, 2024
    651

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám