Đau khớp ngón tay: Biến chứng thoái hóa đừng chủ quan

Cập nhật 31/05/2023

1.7K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau khớp ngón tay, các khớp sưng viêm gây đau là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Không chỉ gây hạn chế cử động khớp ngón tay cái của người bệnh và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày mà nó còn có thể gây nhiều biến chứng thoái hóa khác nếu không chẩn đoán ra nguyên nhân và có hướng điều trị sớm. Cùng đọc tiếp nội dung chia sẻ dưới đây để có thêm những kiến thức giúp điều trị và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xua tan cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Viêm đau khớp ngón tay là gì?

Viêm khớp ngón tay là tình trạng viêm phần xương giữa các khớp ngón tay. Thông thường, đầu xương ngón tay sẽ được bảo vệ bởi phần sụn khớp, tuy nhiên theo thời gian thì phần sụn này có thể bị mài mòn làm lộ các đầu xương. Các phần xương lúc này dễ bị va chạm vào nhau gây tổn thương, từ đó kích thích tạo các phản ứng viêm.

Viêm đau khớp ngón tay, sưng đỏ khó cầm nắm hay sinh hoạt

Viêm đau khớp ngón tay, sưng đỏ khó cầm nắm hay sinh hoạt

Dựa vào nguyên nhân có thể chia viêm khớp ngón tay thành các nhóm sau:

  • Viêm khớp lão hoá: Theo thời gian lớp sụn ở khớp xương sẽ bị bào mòn, làm lộ ra các phần xương dưới khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý tự miễn, trong đó các tế bào miễn dịch của cơ thể tự tấn công phần sụn khớp của chính mình. Hậu quả là phần sụn khớp bị tổn thương và gây viêm tại các đốt xương.
  • Bệnh Gout: Là hiện tượng sự lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp. Các tế bào miễn dịch nhận diện các tinh thể này là kháng nguyên lạ đối với cơ thể nên sẽ khởi phát các phản ứng miễn dịch để chống lại. Tuy nhiên, quá trình này không những không giúp làm mất tinh thể acid uric mà còn gây viêm dữ dội tại các khớp.
Viêm khớp dạng thấp, phần sụn khớp bị tổn thương

Viêm khớp dạng thấp, phần sụn khớp bị tổn thương

Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm khớp ngón tay. Một số nguyên nhân thường hay gặp nhất là:

  • Tình trạng lão hoá: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ lão hoá các sụn khớp ngón tay càng lớn làm tăng khả năng viêm khớp ngón tay.
  • Chế độ ăn uống: Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, đường fructose làm tăng tích lũy acid uric trong cơ thể gây ra bệnh Gout.
  • Chấn thương ngón tay: Các chấn thương ngón tay có thể để lại những vết nứt trong xương. Các vết thương này có thể khởi phát các phản ứng viêm nhiều năm sau đó nếu không được chữa trị và chăm sóc đúng cách.
  • Do yếu tố di truyền: người có bố mẹ, anh chị em hoặc họ hàng ruột thịt mắc bệnh viêm khớp ngón tay, nhất là trường hợp viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này hơn người bình thường.

Biểu hiện khi bị viêm khớp ngón tay

Khi khớp ngón tay bị viêm có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau các khớp ngón tay: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc nặng tuỳ vào mức độ và nguyên nhân gây ra viêm khớp. Trong bệnh Gout, cơn đau thường rất dữ dội. Ngoài ra một số yếu tố khác có thể làm cơn đau trở nặng hơn như: thời tiết trở lạnh, ăn nhiều thức ăn cay nóng,…
  • Ngón tay bị biến dang: Tình trạng đau viêm kéo dài không được xử lý có thể có xu hướng cong vẹo, nghiêng về một phía. Không chỉ gây đau nhức khó chịu, người bệnh còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng tay trong các hoạt động hàng ngày.
  • Biến dạng liên đốt: Các đốt ngón tay bị gập hoặc duỗi quá mức làm biến dạng. Biến dạng cổ thiên nga, biến dạng boutonniere… các khớp liên đốt gần bị gập và khớp liên đốt xa duỗi ra.
  • Cứng khớp: Các khớp ngón tay bị viêm xoay chuyển khó khăn, kém linh hoạt hơn so với bình thường. Tình trạng này thường xảy ra sau một thời gian dài các khớp viêm không vận động, chẳng hạn như sau một đêm ngủ dậy.
  • Sưng khớp: Đặc trưng của các phản ứng viêm khớp là các biểu hiện sưng, đau, nóng đỏ tại khớp viêm.

>>> Có thể bạn đang quan tâm:

Chẩn đoán sớm viêm khớp ngón tay

Bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để đưa ra kết luận về tình trạng hiện tại của người bệnh. Quá trình thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ bao gồm:

Tiến hành khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và tìm kiếm biểu hiện sưng hoặc u cục trên khớp ngón tay. Đánh giá mức độ tổn thương bằng cách giữ khớp khi người bệnh di chuyển ngón tay cái. Nếu chuyển động tạo âm thanh, có cảm giác đau đớn hoặc gây khó chịu chứng tỏ sụn khớp có thể đã bị bào mòn và các xương cọ xát vào nhau.

Làm các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng

Các xét nghiệm được thực hiện để khẳng định chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân gây nhiễu. Một số xét nghiệm thường được chỉ định trong chẩn đoán viêm khớp ngón tay là:

  • Xét nghiệm RF (rheumatoid factor): Đây là xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp có trong máu, có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán các bệnh viêm khớp có yếu tố tự miễn như bệnh lý viêm khớp dạng thấp.
  • CRP test: Xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ viêm cũng như theo dõi quá trình điều trị bệnh lý nhiễm trùng.
  • Anti-CCP: Đây là xét nghiệm giúp phát hiện kháng thể và đo lường kháng thể CCP, loại trừ được nguyên nhân viêm khớp dạng thấp…
  • Chọc dò dịch khớp: Thường chỉ định để phát hiện tinh thể acid uric trong dịch khớp để xác định viêm khớp ngón tay do Gout.
  • Chụp X – quang: Thông qua kết quả chụp X – quang, bác sĩ sẽ xác định được mức độ viêm do thoái hóa khớp, sự thay đổi của khớp, có gai xương hay không.
Chụp x quang xác định tình trạng viêm đau khớp ngón tay

Chụp x quang xác định tình trạng viêm đau khớp ngón tay

Biến chứng do viêm khớp ngón tay

Tình trạng viêm đau khớp ngón tay nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra các biến chứng như dị tật ngón tay, bàn tay, khớp co cứng, teo cơ gây biến dạng khớp hoặc thậm chí là tàn phế. Chính vì thế, người bệnh cần điều trị sớm kết hợp những biện pháp luyện tập phù hợp để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

>>> Xem thêm bài viết: Bị bệnh Gout nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Điều trị viêm đau khớp ngón tay

Chủ động thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe nếu có các triệu chứng các bệnh xương khớp. Qua thăm khám và chẩn đoán, các Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp ở từng giai đoạn của bệnh một cách hiệu quả.

Sử dụng thuốc kê theo toa

Đây là phương pháp thường được các Bác sĩ chỉ định khi bệnh mới ở giai đoạn đầu và chưa tiến triển. Một số thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm khớp ngón tay là:

  • Thuốc uống: Bao gồm các thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, hoặc nhóm thuốc NSAID có thêm công dụng kháng viêm với các hoạt chất thường gặp như: Meloxicam, Diclofenac, Celecoxib,…
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Huyết tương có hàm lượng tiểu cầu cao được tiêm vào khớp giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại chỗ các tế bào bị tổn thương, giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Tiêm Cortisol: Cortisol được tiêm thẳng vào khớp giúp nhanh chóng làm giảm các cơn đau nặng.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương

Băng nẹp ngón tay

Đeo nẹp giúp hạn chế sự vận động, va chạm và ngăn ngừa chấn thương khớp. Việc đeo nẹp giúp giảm đau, giúp khớp nghỉ ngơi và ngăn ngừa dị tật khớp. Có thể nẹp ngón tay vào ban đêm khi không phải cử động hoặc làm việc, sinh hoạt nhiều.

Nẹp đốt ngón tay giúp giảm đau và ngăn ngừa dị tật khớp

Nẹp đốt ngón tay giúp giảm đau và ngăn ngừa dị tật khớp

Phẫu thuật can thiệp điều trị

Trong trường hợp viêm khớp nặng khiến bạn không thể chuyển động ngón tay hoặc khi điều trị thất bại với thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật để giải quyết tình trạng viêm khớp ngón tay. Một số phương pháp phẫu thuật thường gặp:

  • Phẫu thuật làm cứng khớp: Thủ thuật này nhằm mục đích làm mất cảm giác đau của khớp nhưng lại làm khớp kém linh hoạt do được cố định vĩnh viễn.
  • Thay khớp: Phần khớp bị ảnh hưởng được thay bởi khớp nhân tạo và cần được chăm sóc, thay khớp định kỳ.

Bên cạnh đó Bác sĩ chuyên khoa cũng đưa ra yêu cầu, bệnh nhân viêm khớp ngón tay nên hạn chế ăn các thực phẩm có tính cay, nóng, uống nhiều rượu bia hoặc hút thuốc lá vì các loại thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm phản ứng viêm.

Thay vào đó, nên bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất và đặc biệt là vitamin C nhằm tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm nhanh phản ứng viêm. Một số thực phẩm giàu vitamin C như: hoa quả họ cam quýt, súp lơ xanh, ớt chuông, ổi, nho, dâu,…

Viêm khớp ngón tay có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu như phát hiện sớm và tích cực điều trị. Khi có dấu hiệu đau nhức tại các khớp ngón tay, người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp.

Nếu đang gặp phải vấn đề về đau khớp ngón tay, hay triệu chứng của các bệnh xương khớp khác, quý khách vui lòng liên hệ liên hệ Hotline 1900 3366 để được các chuyên gia xương khớp hàng đầu tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh chóng nhất.

*Bài viết tham khảo thêm, không thay thế phác đồ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Bị ngã chùn cột sống có nguy hiểm không? 3 cách chữa

    Bị ngã chùn cột sống lưng có thực sự nguy hiểm? Đây là mối quan tâm của nhiều người sau những chấn thương không mong…

    25 Th12, 2024
    349

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thoái hóa cột sống có chữa được không? 5 Lưu ý

    Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thoái hóa cột sống là một…

    29 Th11, 2024
    120

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Dấu hiệu loãng xương: Những nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị hiệu quả

    Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây giảm mật độ xương và dễ gãy xương. Bạn có biết những dấu…

    26 Th2, 2024
    677

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    2 Cách bổ sung canxi cho người thoái hóa cột sống hiệu quả

    Thoái hóa cột sống là một căn bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi. Để quản lý và điều trị hiệu quả tình…

    29 Th11, 2024
    150

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám