Công dụng cây xương rồng trong việc chữa bệnh xương khớp

Cập nhật 09/01/2025

25.2K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Trong y học, cây xương rồng còn được sử dụng như một dược liệu với nhiều tác dụng điều trị bệnh, đặc biệt xương rồng chữa bệnh xương khớp đã được ứng dụng trong dân gian từ xa xưa. Cùng chuyên gia MEDIPLUS tìm hiểu rõ hơn về công dụng và các bài thuốc của cây xương rồng trong điều trị các bệnh xương khớp qua bài viết dưới đây.

Tác dụng của cây xương rồng

Cây xương rồng hay còn được dân gian gọi là cây Bá vương tiêm hoặc cây Hóa ương lặc, là loại cây có gai, thân mọng nước và có thể sinh trưởng ở nhiều nơi với các điều kiện khí hậu khác nhau.

Hiện nay, trong tự nhiên có hơn 2000 loại xương rồng, trong đó xương rồng chữa bệnh xương khớp thường được sử dụng phổ biến là xương rồng ba cạnh và xương rồng bẹ. Có thể dễ dàng phân biệt 2 loại xương rồng này thông qua các đặc điểm hình dáng cây: Xương rồng ba cạnh có thân và cành cây được cấu tạo bởi 3 cạnh lồi rõ ràng, trong khi đó xương rồng bẹ có hình dáng giống tai thỏ nên còn được gọi là xương rồng tai thỏ.

Xương rồng chữa bệnh xương khớp

Xương rồng bẹ thường được dùng trong điều trị bệnh xương khớp

Theo y học cổ truyền, cây xương rồng có tính hàn, vị đắng. Mỗi bộ phận của cây đều có những tác dụng khác nhau:

  • Thân cây: Thân cây xương rồng mọng nước, có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, thường được dùng trong điều trị mụn nhọt, viêm mủ da, đau răng, đau lưng, đau các khớp trong bệnh gout, …
  • Lá cây: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng trong trường hợp bí đại tiểu tiện.
  • Nhựa cây: Có tác dụng chống ngứa, tác dụng xổ nên được dùng trong táo bón, mụn cóc, nấm da…

Theo y học hiện đại, nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng và hỗ trợ giảm đau hiệu quả đã được phát hiện có trong cây xương rồng gồm: Taraxerol, Friedelan-3a-ol, Euphorbol, Tartric,… Do đó, cây xương rồng thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý viêm khớp và các bệnh về xương khớp khác như đau thắt lưng, thấp khớp, gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…

Những cách chữa bệnh xương khớp bằng cây xương rồng đơn giản tại nhà

Để phát huy hiệu quả chữa bệnh xương khớp của cây xương rồng, người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số cách chế biến xương rồng  chữa bệnh xương khớp mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà:

1. Chữa bệnh xương khớp bằng xương rồng và muối trắng

Muối trắng được biết đến là một chất khử khuẩn hữu hiệu và thường được dùng kết hợp với dược liệu khác trong các bài thuốc Đông y. Trong điều trị bệnh lý xương khớp, người bệnh thường chườm nóng bằng muối trắng để tăng quá trình tán nhiệt và giữ nhiệt, giúp ổn định lưu lượng tuần hoàn máu, chống viêm, giảm đau và tăng cường quá trình sửa chữa các tổn thương tại khớp. Ngoài ra, việc sử dụng muối sẽ có tác dụng hỗ trợ bồi bổ gân cơ, tăng sự dẻo dai cho xương khớp.

Cách thực hiện

Nguyên liệu: 2-3 nhánh xương rồng, 100g muối trắng

Thực hiện:

  • Cắt bỏ phần gai và vỏ bên ngoài của xương rồng, sau đó rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút.
  • Giã nhỏ các nhánh xương rồng  và thêm 1 ít muối vào rồi đun hỗn hợp đến khi ấm nóng thì dừng lại.
  • Cho hỗn hợp trên vào một túi vải và chườm trực tiếp lên vùng cột sống, hoặc xương khớp bị đau.
  • Thực hiện trong khoảng 30 phút, nếu túi thuốc bị nguội cần thay bằng túi thuốc khác. Người bệnh nên duy trì bài thuốc này 1-2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
muối trắng chữa bệnh xương khớp

Muối trắng có khả năng khử khuẩn hiệu quả

2. Chữa bệnh xương khớp bằng xương rồng và giấm táo

Giấm táo là chất được lên men tự nhiên từ táo và nước. Giai đoạn đầu lên men, đường trong táo sẽ tạo thành rượu, sau đó rượu tiếp tục lên men và chuyển thành giấm. Giấm táo chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe tim mạch như axit chlorogenic trong giấm hỗ trợ giảm mức cholesterol xấu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, với hàm lượng axit malic cao, giấm táo có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tiêu diệt một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Kết hợp xương rồng và giấm táo trong điều trị các bệnh xương khớp với mục đích tách các hoạt chất trong xương rồng như Taraxerol, Friedelan-3a-ol, Euphorbol,… có tác dụng giảm đau kháng viêm cho người bệnh, làm tăng hiệu quả điều trị của xương rồng.

Cách thực hiện

Nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng, 1 bát cám gạo, nửa bát giấm táo

Thực hiện:

  • Xương rồng được rửa sạch, loại bỏ gai và vỏ bên ngoài, sau đó được cắt thành những miếng nhỏ và giã nát.
  • Đun nóng phần xương rồng vừa giã, thêm lần lượt cám gạo, giấm táo vào và đảo đều đến khi tạo thành một hỗn hợp kết dính.
  • Cho hỗn hợp vào túi vải và chườm lên vị trí bị đau trong 10 – 15 phút. Duy trì thực hiện bài thuốc mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao.

3. Chữa bệnh xương khớp bằng xương rồng và ngải cứu

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tăng tuần hoàn máu mang chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Ngoài ra, khi dùng kết hợp với các vị thuốc khác, ngải cứu còn giúp tăng tác dụng giảm đau kháng viêm. Do đó, ngải cứu là vị dược liệu thường được sử dụng kết hợp với xương rồng cùng cúc tần và dây tơ hồng để điều trị các bệnh lý xương khớp.

Cách thực hiện

Nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng bẹ, 100g ngải cứu, 1 nắm dây tơ hồng và cúc tần.

Thực hiện:

  • Xương rồng được rửa sạch, loại bỏ gai và cắt thành miếng nhỏ.
  • Ngải cứu, dây tơ hồng, cúc tần được rửa sạch và phơi khô trước khi dùng.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào chảo, sao nóng, cho hỗn hợp vào túi vải và chườm lên vị trí bị đau trong 5 – 10 phút.
  • Duy trì chườm nóng mỗi ngày để thấy rõ hiệu quả.
Chườm hỗn hợp ngải cứu xương rồng

Chườm túi thuốc lên các vị trí xương khớp, cột sống bị tổn thương

4. Chữa bệnh xương khớp bằng xương rồng và rượu gừng

Rượu có tính ấm, vị cay và là dung môi hữu cơ có tác dụng tách các hoạt chất có trong dược liệu, giúp phát huy tác dụng của các hoạt chất một cách hiệu quả nhất. Gừng cũng là một loại dược liệu có tính ấm, vị cay được dùng phổ biến trong Đông y có khả năng tiêu viêm và giảm đau. Do vậy, kết hợp rượu gừng và xương rồng chữa bệnh xương khớp sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Cách thực hiện

Nguyên liệu: 4 nhánh xương rồng, 500ml rượu trắng, 3 củ gừng tươi.

Thực hiện:

  • Xương rồng được sơ chế tương tự các bài thuốc trên, cắt thành miếng nhỏ, mỏng.
  • Gừng được rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng
  • Cho xương rồng và gừng đã chuẩn bị vào bình rượu trắng, ngâm khoảng 10 ngày.
  • Lấy rượu đã được ngâm thoa trực tiếp lên vị trí cột sống, xương khớp bị tổn thương và xoa bóp nhẹ nhàng.

5. Chữa bệnh xương khớp bằng canh cá nấu xương rồng

Khi xương rồng được nấu chín cùng canh cá, các hoạt chất có tác dụng giảm đau chống viêm trong xương rồng (Taraxerol, Friedelan-3a-ol, Euphorbol, Tartric,…) sẽ dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể và phát huy tác dụng nhanh chóng. Do đó, canh cá nấu xương rồng là một món ăn không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà có tác dụng giúp thuyên giảm các triệu chứng sưng, đau nhanh trong các bệnh xương khớp. Người bệnh có thể thực hiện món ăn này 3 – 4 lần/ tuần.

Cách thực hiện

Nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng, 1 con cá (thường lựa chọn cá lóc), các gia vị

Cách thực hiện:

  • Xương rồng rửa sạch, loại bỏ gai, vỏ, cắt thành lát mỏng và trộn với ít muối để loại bỏ nhựa, sau đó rửa sạch lại.
  • Cá lóc được làm sạch, cắt miếng.
  • Xào qua xương rồng, cho 500ml nước đun sôi, sau đó cho cá và gia vị vừa ăn, hầm thêm 10 – 15 phút và tắt bếp.
  • Người bệnh nên dùng khi còn nóng.

6. Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng và chanh

Theo Đông y, Chanh có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu, chữa cảm sốt. Khi kết hợp chanh với xương rồng sẽ giúp làm giảm bớt độc tính của xương rồng. Vì vậy, áp dụng sự kết hợp này trong điều trị các bệnh lý xương khớp sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, tan máu bầm hiệu quả và an toàn.

Cách thực hiện

Nguyên liệu: 4 nhánh xương rồng, 3 quả chanh, 100g muối

Thực hiện:

  • Vắt chanh lấy phần nước cốt, cho thêm 1 ít muối vào
  • Xương rồng sau khi được sơ chế, cắt nhỏ thì cho vào nước cốt chanh, để trong 10 phút
  • Vớt phần xương rồng ra và sao vàng đến nóng
  • Chườm trực tiếp lên vùng cột sống, xương khớp bị tổn thương giúp giảm đau, giảm viêm nhanh chóng.
Chanh chữa bệnh xương khớp

Chanh có tác dụng giảm độc tính của xương rồng

Lưu ý cách dùng và liều dùng cây xương rồng

Mặc dù chứa nhiều hoạt chất có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh cơ xương khớp nhưng người bệnh cũng cần lưu ý khi sử dụng bởi một số loại có chứa độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Lựa chọn đúng loại xương rồng có thể dùng làm dược liệu để đảm bảo an toàn, hiệu quả
  • Nhựa cây có độc nên khi sơ chế cần chú ý loại bỏ phần nhựa bằng cách ngâm với nước muối và rửa sạch lại với nước.
  • Đảm bảo loại bỏ hết gai xương rồng, tránh gây tổn thương cho mô mềm khi chườm.
  • Liều lượng sử dụng cần tuân theo khuyến cáo, không nên sử dụng một lượng lớn trong thời gian dài để tránh nguy cơ gây kích ứng niêm mạc, da…
  • Lưu ý chỉ nên áp dụng các bài thuốc trên khi người bệnh đang ở mức độ tổn thương nhẹ và chưa xuất hiện biến chứng nghiêm trọng,
  • Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm để có hướng điều trị phù hợp.

Như vậy, dùng xương rồng chữa bệnh xương khớp là một phương pháp điều trị hỗ trợ có hiệu quả tốt trong cải thiện các triệu chứng bệnh xương khớp. Tuy nhiên, để áp dụng các bài thuốc từ cây xương rồng an toàn và hiệu quả, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Lưu ý: Bài viết là kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám, và điều trị y khoa.

5/5 - (2 bình chọn)

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    2 Cách chăm sóc sau mổ bắt vít cột sống

    Phẫu thuật mổ bắt vít cột sống là một giải pháp quan trọng giúp ổn định cột sống và giảm đau cho bệnh nhân. Tuy…

    20 Th12, 2024
    108

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Lệch cột sống: 6 Nguyên nhân và 3 cách điều trị

    Cột sống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ tủy sống và hệ thần kinh. Ngày nay, nhiều người thường xuyên…

    28 Th11, 2024
    124

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo loãng xương: Phương pháp, chỉ số và ý nghĩa kết quả

    Mọi người thường lầm tưởng rằng những tác động ảnh hưởng đến xương sẽ do các hoạt động mạnh hay tai nạn, té ngã. Nhưng…

    19 Th2, 2024
    2.6K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Các phương pháp đo mật độ xương và những ai nên thực hiện

    Bệnh loãng xương là tình trạng phổ biến thường xảy ra với những người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh,.. Điều…

    22 Th2, 2024
    583

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám