1.1K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Covid-19
MỤC LỤC
Từ khi được tiêm đủ mũi vacxin ngừa Covid-19 các triệu chứng của người bệnh đã nhẹ hơn rất nhiều so với được đây. Đa số người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như cảm cúm bình thường. Tuy nhiên, hiện nay, sau khi khỏi bệnh nhiều người bệnh gặp phải những di chứng hậu Covid kéo dài, trong đó có di chứng suy tim hậu covid vô cùng nguy hiểm. Thực hư các biến chứng tim mạch hậu Covid như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về di chứng này nhé!
Theo báo cáo của tạp chí Y khoa Hoa Kỳ, khi nghiên cứu hồ sơ bệnh án của 138 bệnh nhân nhập viện vì mắc Covid-19 thì thấy có gần 17% người bệnh bị rối loạn nhịp tim và hơn 7% bị tổn thương cấp tính bao gồm: nhồi máu cơ tim, ngừng tim, suy tim cấp tính và viêm cơ tim.
Đặc biệt có đến 70% bệnh nhân có bệnh nền tim mạch đã tử vong do virus SARS-CoV-2 gây tổn thương cơ tim nghiêm trọng. Điều này cho thấy, virus SARS-CoV-2 tác động nghiêm trọng đến bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch và rối loạn nhịp tim.
Xrm thêm:
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tim mạch sau Covid-19 là do hệ miễn dịch bị ức chế làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này sẽ làm giảm lượng oxy trong máu, tăng nguy cơ gây rối loạn nhịp tim.
Đồng thời, sự xuất hiện của các đối tượng lạ trong cơ thể sẽ kích thích phản ứng miễn dịch tạo ra các báo động giả, kích thích các hoạt động của thần kinh làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
Virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm vào cơ thể thông qua các thụ thể Angiotensin converting enzyme 2 (ACE 2) gây tổn thương tại phổi và tổn thương cơ tim cấp tính như: viêm cơ tim, viêm mạch máu, thuyên tắc huyết khối, rối loạn nhịp tim.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm cơ tim ở người bệnh mắc Covid-19 là do xuất hiện cơn bão cytokine. Hội chứng này khiến hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng liên tục và kéo dài kể cả khi virus không còn khả năng gây bệnh. Các cytokine tấn công cơ thể gây viêm, hoại tử các tế bào cơ tim gây viêm cơ tim. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ suy tim.
Các triệu chứng viêm cơ tim có thể xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như: khó thở, tim đập nhanh, suy tim, đau tức ngực.
Hình ảnh siêu âm tim cho thấy tim giãn lớn, thành tim giảm động, áp suất tống máu ở tâm thất trái giảm và tăng áp lực động mạch phổi. Làm xét nghiệm máu thấy chỉ số men gan tăng, dấu ấn sinh học suy tim tăng.
Xơ hóa cơ tim lan tỏa hoặc từng vùng ở người bệnh nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng ở tim mạch. Tình trạng xơ hóa mô kẽ lan tỏa với các biểu hiện như hồi hộp, đau tức ngực không điển hình hoặc khó thở.
Xơ hóa mô kẽ cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng thất trái dẫn đến suy tim.
Tình trạng suy tim hậu Covid tiến triển nặng sẽ là nguyên nhân gây các biểu hiện rối loạn nhịp tim như: nhịp nhanh thất, rung thất, nhịp tim chậm nguy hiểm hơn là có thể gây ngừng tim.
Bên cạnh đó, các thuốc kháng virus, kháng sinh có thể làm giảm lượng oxy trong máu, gây rối loạn điện giải. Điều này càng khiến cho tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn. Hiện tượng này thường gặp ở những bệnh nhân nặng phải điều trị tại phòng hồi sức cấp cứu.
Virus SARS-CoV-2 có khả năng làm tổn thương các tế bào nội mạc mạch máu và gây viêm mạch máu làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch gây tắc mạch máu. Sự xuất hiện của huyết khối sẽ làm tăng mức độ nặng và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
Nếu người bệnh bị thuyên tắc tại các vị trí nguy hiểm như thuyên tắc động mạch phổi, nhồi máu cơ tim cấp sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Một số triệu chứng cảnh báo người bệnh cần lưu ý như: đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi khi gắng sức,… Khi làm xét nghiệm thì có thể thấy chỉ số men tim tăng.
Dựa vào thăm khám lâm sàng ban đầu và các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các chẩn đoán hình ảnh cần làm như: Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt động mạch phổi hay chụp động mạch vành để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời.
Virus SARS-CoV-2 gây tổn thương nội mạc mạch máu thông qua cơ chế gây tổn thương trực tiếp và gián tiếp qua đáp ứng miễn dịch. Từ đó gây rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, làm giảm ly giải sợi fibrin, tăng nguy cơ đông máu.
Các xét nghiệm đặc trưng của tình trạng tăng đông máu ở bệnh nhân COVID-19 bao gồm: Fibrinogen, D-Dimer tăng, Thời gian PT và aPTT bình thường hoặc kéo dài, chỉ số tiểu cầu tăng hoặc giảm nhẹ.
Tất cả những biến chứng tim mạch ở trên nếu để kéo dài, không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến suy tim hậu Covid rất cao.
Họ & Tên Số điện thoại:
Δ
Chuyên gia y tế khuyến cáo, các bệnh nhân hậu Covid-19 cần phải luôn lắng nghe cơ thể mình. Nếu có bất kỳ thay đổi gì trong cơ thể hoặc cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh thì cần nhanh chóng tới gặp các bác sĩ tim mạch để được thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: siêu âm tim, điện tâm đồ, siêu âm tĩnh mạch chi dưới, xét nghiệm đông máu, men tim, NT-BNP,…
Các xét nghiệm rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời những biến chứng tim mạch, tăng khả năng hồi phục cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:
Suy tim hậu Covid là biến chứng ít gặp ở những bệnh nhân khỏe mạnh, không có bệnh lý nền nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, để đảm bảo luôn có một sức khỏe tốt thì sau khi khỏi Covid-19 người bệnh cần đi khám sức khỏe hậu Covid càng sớm càng tốt để được sàng lọc và phát hiện sớm những nguy cơ bệnh lý có thể gặp và điều trị kịp thời.
*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.