Chăm sóc trẻ F0 tại nhà – 9 nguyên tắc chuyên gia Y tế khuyến cáo

Cập nhật 23/03/2023

852

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Hiện nay số lượng bệnh nhân mắc Covid – 19 tăng cao, trong đó có trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do lây nhiễm từ người thân trong gia đình. Đây là những đối tượng có thể chưa nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh cũng như tự chăm sóc bản thân khi cách ly tại nhà. 9 nguyên tắc chăm sóc trẻ F0 tại nhà dưới đây sẽ giảm bớt phần nào nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh.

1. Trẻ mắc COVID – 19 có những biểu hiện gì?

Thời gian để virus SARS – CoV – 2 ủ bệnh trung bình là từ 4 – 5 ngày. Khi bệnh khởi phát, trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Đau họng.
  • Ho khan.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Tiêu chảy, nôn, đau cơ.
  • Mất vị giác, khứu giác.

Ho và sốt là hai triệu chứng chủ yếu ở trẻ bị nhiễm Covid – 19. Ngoài ra, trẻ còn bị các biến chứng nghiêm trọng hơn như tiêu chảy, mệt mỏi quá mức hoặc viêm phổi.

Những trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe như: rối loạn di truyền, bệnh tim bẩm sinh, béo phì, bệnh mãn tính, hen suyễn hoặc hệ thống miễn dịch kém sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các triệu chứng nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

trieu-chung-covid-19

Sốt, ho, đau họng là những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhiễm covid -19

2. 9 nguyên tắc chăm sóc trẻ F0 tại nhà

Phần lớn trẻ mắc Covid – 19 sẽ không biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà. Chính vì thế, bố hoặc mẹ cần nắm vững 9 nguyên tắc chăm sóc trẻ F0 tại nhà dưới đây để tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra:

2.1. Thường xuyên theo dõi nồng độ oxy trong máu

Nồng độ oxy trong máu được biểu diễn thông qua chỉ số SpO2. Đây là thước đo chính xác lượng oxy có trong máu giúp bác sĩ theo dõi chặt chẽ được sinh tồn của cơ thể giúp phát hiện nhanh chóng những bất thường có thể xảy ra nhằm đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Sp02 là chỉ số giúp phát hiện sớm hiện tượng thiếu hụt oxy trong máu giúp kịp thời cấp cứu những trường hợp trở nặng trước khi xuất hiện tím tái. Đồng thời có thể dựa vào chỉ số này để phân loại mức độ mắc bệnh ở trẻ.

  • Mức độ nhẹ: Trẻ có chỉ số SpO2 > 96% với các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, tiêu chảy, mệt mỏi.
  • Mức độ trung bình: Chỉ số SpO2 nằm trong khoảng từ 94 – 96% kèm theo các triệu chứng ở mức độ nhẹ, thở nhanh, phổi có rale nổ, nhịp tim nhanh.
  • Mức độ nặng: Chỉ số SpO2 < 94%, nhịp thở nhanh 25 lần/phút, nhịp tim nhanh, các cơ hô hấp bị co kéo. Ở mức độ này cần cho trẻ thở oxy bằng thiết bị chuyên dụng.
  • Mức độ nguy kịch: Chỉ số SpO2 < 90% kèm theo dấu hiệu tím tái, rối loạn nhịp thở, hôn mê. Trong trường hợp này cần kịp thời đặt nội khí quản cho trẻ.
theo-doi-nong-do-oxy

Chỉ số SpO2 cho biết khả năng hô hấp của trẻ.

2.2. Hạ sốt cho trẻ khi có triệu chứng sốt cao

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đối với những trẻ F0 không xuất hiện triệu chứng hoặc xuất hiện các triệu chứng nhẹ thì tự cách ly và điều trị tại nhà. Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên thì cần cho trẻ uống paracetamol với liều 10 – 15mg/kg/lần mỗi 4 – 6 giờ một lần. Liều lượng cụ thể đối với từng đối tượng như sau:

Tuổi Dạng thuốc Liều lượng
Dưới 1 tuổi Paracetamol bột 80mg/ mỗi 4 – 6 giờ 1 lần
Từ 1 tuổi đến dưới 2 tuổi Paracetamol bột 150mg/ mỗi 4 – 6 giờ 1 lần
Từ 2 tuổi đến dưới 5 tuổi Paracetamol bột 250mg/ mỗi 4 – 6 giờ 1 lần
Từ 5 tuổi đến 12 tuổi Paracetamol viên 325mg/ mỗi 4 – 6 giờ 1 lần
Trên 12 tuổi Paracetamol viên 500mg/ mỗi 4 – 6 giờ 1 lần

2.3. Giảm ho nếu trẻ có triệu chứng ho

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng ho thì ưu tiên sử dụng các loại siro ho chiết xuất từ thảo dược.

2.4. Bù nước, bù điện giải trong trường hợp trẻ bị mất nước do sốt cao, tiêu chảy.

Trẻ bị nhiễm Covid – 19 có thể xuất hiện các triệu chứng sốt cao và tiêu chảy gây mất nước. Nếu trẻ bị mất nước nặng có thể dẫn đến tình trạng li bì, trụy mạch, suy hô hấp, co giật. Chính vì thế, khi trẻ bị sốt cao hoặc tiêu chảy, người chăm sóc trẻ cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung thêm oresol theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

bu-nuoc-bu-dien-giai

Bổ sung đủ nước cho trẻ giúp ngăn ngừa mất nước trong trường hợp trẻ sốt cao, tiêu chảy

2.5. Vệ sinh vùng mũi họng, răng miệng sạch sẽ

Tai, mũi , họng, răng, hàm, mặt là vị trí mà vi khuẩn và virus dễ phát triển. Vì vậy, người chăm sóc trẻ cần thường xuyên vệ sinh vùng mũi, họng, răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa sự phát triển của virus cũng như các tác nhân gây bệnh khác.

2.6. Hướng dẫn trẻ luyện tập thể dục thể thao

Việc tập luyện thể dục thể thao cũng là một phương pháp hiệu quả giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, người chăm sóc trẻ cần hướng dẫn trẻ thực hiện các động tác hít thở sâu giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.

2.7. Bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ.

Tăng cường bổ sung các nhóm chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ bao gồm:

  • Protein: Đây là thành phần chính của kháng thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Tăng cường bổ sung protein thông qua các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa nâng cao hệ miễn dịch.
  • Vitamin A: Có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Bạn có thể bổ sung vitamin A cho trẻ thông qua sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Vitamin D: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa phản ứng miễn dịch của con người. Bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm như: cá hồi, nấm, trứng, sữa, dầu cá.
  • Vitamin C: Là chất chống oxy hóa mạnh giúp nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây bao gồm: cam, bưởi, chanh, ổi, dâu tây, bông cải xanh, rau ngót.
  • Kẽm: Kẽm tham gia vào hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp ngăn ngừa các tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa. Đồng thời nâng cao sức đề kháng cho trẻ giúp ngăn ngừa quá trình phát triển của tác nhân gây bệnh. Một số thức ăn giàu kẽm như tôm, thịt, cá, trứng, sữa, hàu,…

Đối với những trẻ còn bú mẹ thì cần cho trẻ bú đều đặn và bổ sung đủ nước hằng ngày.

bo-sung-dinh-duong

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho bé.

2.8. Đảm bảo không lây nhiễm chéo

Người chăm sóc trẻ cần phải chú ý đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên, khi tiếp xúc gần với người bệnh cần trang bị bảo hộ và kính chắn giọt bắn đầy đủ. Đồng thời, tuyệt đối không được sử dụng chung các đồ dùng cá nhân hoặc ăn uống chung với trẻ.

2.9. Theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đến bệnh viện khi các triệu chứng trở nặng

Hầu hết các trường hợp trẻ em nhiễm Covid – 19 thường biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp chuyển biến nặng buộc phải cho trẻ nhập viện để điều trị. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có các biểu hiện:

  • Thở nhanh, gắng sức
  • Mệt
  • Ho, đau nhức
  • SpO2 <95%
  • Không ăn uống, li bì
  • Co giật, tím tái

3. Những biến chứng nguy hiểm ở trẻ khi mắc Covid – 19

Có nhiều báo cáo cho thấy một số trường hợp trẻ nhiễm Covid – 19 tiến triển hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ. Hội chứng này có thể đe dọa đến tính mạng khi các tổn thương tại các cơ quan không được chữa trị kịp thời. Triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống bao gồm:

  • Sốt kéo dài.
  • Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Kết mạc mắt đỏ, môi đỏ, nứt nẻ, phát ban.
  • Lưỡi đỏ, bàn tay bàn chân sưng.
  • Xuất hiện hạch bạch huyết vùng cổ.
  • Suy giảm chức năng tim.
  • Suy hô hấp.

Các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khoảng 2 – 6 tuần khi trẻ bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid – 19.

Bất cứ lúc nào bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ tới hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS.

Tài liệu tham khảo:

https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/coronavirus-outbreak-and-kids

https://kidshealth.org/en/parents/coronavirus-child-is-sick.html

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám