1.4K
Tham vấn y khoa:ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Covid-19
MỤC LỤC
Trong số 2,2 triệu bệnh nhân đã khỏi Covid-19 tại Việt Nam, rất nhiều trường hợp người bệnh phải gánh chịu những di chứng hậu Covid, thậm chí các di chứng này còn nặng nề hơn khi đang mắc bệnh. Để có thể giúp mình và người thân, hãy cùng tìm hiểu rõ ràng hơn về Hội chứng hậu Covid trong bài này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition) là tình trạng bệnh lý ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường xuất hiện sau 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi và những người mắc nhiều bệnh nền nghiêm trọng mà những người trẻ tuổi và khỏe mạnh cũng có thể có các triệu chứng hậu covid-19. Giống như khi bị nhiễm COVID-19, hội chứng hậu COVID kéo dài gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan: tim mạch, hô hấp thần kinh, nội tiết, thận, da, lông…Với Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Khi cơ thể bị tấn công bởi virus SARS-CoV-2, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các cytokine gây viêm ức chế virus. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của một số người phản ứng quá mức dẫn tới viêm toàn hệ thống (cơn bão cytokine) tấn công ngược lại cơ thể, làm các cơ quan nội tạng suy kiệt, tăng nguy cơ mắc nhiều di chứng:
Các tổn thương tim mạch hậu Covid-19 thường gặp gồm: viêm cơ tim, xơ hóa mô kẽ cơ tim, suy chức năng tế bào nội mạc và viêm mạch máu, thuyên tắc huyết khối, rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân dẫn đến các tổn thương trên cơ tim trực tiếp do nCoV và gián tiếp do cơn bão cytokine gây viêm, hoại tử các tế bào cơ tim, dẫn đến viêm cơ tim và hậu quả là suy tim.
Quá trình tổn thương tế bào nội mạc mạch máu và viêm mạch máu do nCoV làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối (cục máu đông) trong lòng mạch máu và gây tắc mạch máu. Tắc huyết khối ở các vị trí nguy hiểm đều có thể dẫn đến đột tử như tắc động mạch phổi, nhồi máu cơ tim cấp.
Họ & Tên Số điện thoại:
Δ
nCoV thường tấn công mạnh mẽ nhất vào phổi người bệnh, gây ra các tổn thương. Bao gồm các rối loạn chức năng hô hấp: giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi, bất thường hình ảnh học: xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực. Dù những tổn thương này đã được chữa lành nhưng cũng sẽ để lại các mô xơ, gây sẹo rải rác ở phổi và các sẹo này không thể phục hồi về trạng thái ban đầu, giống như sẹo trên da.
Viêm toàn thân và rối loạn đông máu do nCoV ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, gây ra tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật, thiếu máu não. Lúc này khả năng điều chỉnh đường máu, điện giải (như natri, kali, clo, canxi…) khiến khả năng co bóp của cơ và khả năng dẫn truyền thần kinh suy giảm.
Các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân COVID-19 như là nhức đầu, chóng mặt, thay đổi ý thức, rối loạn khứu giác và vị giác, co giật và đột quỵ. Và các biến chứng thần kinh do COVID-19 có thể gây ra như viêm não, viêm tủy, hội chứng Guillain-Barré, đột quỵ…
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng virus SARS-CoV-2 sau khi nhiễm vào cơ thể con người có thể khiến tinh trùng của nam giới giảm chất lượng và số lượng. Còn ở nữ thì hoạt động của buồng trứng và tử cung bị ảnh hưởng làm giảm khả năng thụ thai (do nang trứng không phát triển) và giảm khả năng làm tổ của trứng.
Giải thích cho điều trên, vì cấu trúc protein của virus SARS-CoV-2 có các gai S. Những gai này rất có ái lực với thụ thể ACE 2 (angiotensin-converting enzyme 2). Khi muốn xâm nhập vào tế bào cơ thể người, virus phải gắn gai S với thụ thể ACE 2 nằm trên màng tế bào. Sau đó, chúng chuyển vật liệu di truyền, hòa vào nhân tế bào con người.
Thụ thể ACE2 hiện diện rất nhiều ở màng tế bào niêm mạc miệng, phổi, tim và các cơ quan khác khắp cơ thể, trong đó có cơ quan sinh dục – là cơ quan đích dễ bị virus tấn công. Ở nam nhiều nhất là tinh hoàn và ở nữ là buồng trứng, nội mạc tử cung. Chính vì vậy mà khả năng sinh sản của người bệnh sau mắc Covid sẽ bị ảnh hưởng.
Những cú sốc về mặt tâm lý như mất người thân do đại dịch, chứng kiến các đồng bệnh qua đời, bản thân bị bệnh tật giày vò, phải đối mặt với cái chết, cô đơn khi đi điều trị một mình… nhưng không thể điều hòa được cảm xúc về bình thường sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý, mất ngủ, trầm cảm… ở các F0 khỏi bệnh.
Tình trạng kinh tế suy sụp kéo dài trong hơn hai năm qua, đặc biệt nhiều ngành nghề gần như không hoạt động gì, dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập giảm như các ngành nghề du lịch, nhà hàng, khách sạn, cho thuê nhà, đất… là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý lo âu, trầm cảm của bệnh nhân.
BẠN CẦN BIẾT:
Bệnh nhân hậu Covid-19 cần chú ý lắng nghe cơ thể mình, nếu có bất kỳ dấu hiệu như khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, ngất… thì lập tức thăm khám để được chỉ định các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim, siêu âm tĩnh mạch chi dưới tìm huyết khối tĩnh mạch sâu… nhằm phát hiện và điều trị kịp thời.
Khi phát hiện có tình trạng đông máu, bệnh nhân lập tức đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ cho uống thuốc chống đông máu theo liều lượng và thời gian thích hợp. Nếu có biểu hiện suy tim thì bệnh nhân được điều trị các thuốc cải thiện suy tim, giảm khó thở, sưng chân và theo dõi sự cải thiện của viêm cơ tim với điều trị nội khoa. Các thuốc chống loạn nhịp tim thích hợp với từng loại rối loạn nhịp tim cũng sẽ được cân nhắc kỹ càng.
Khi bệnh nhân khó thở cần bình tĩnh và kiên trì tập thở, chủ động tăng cường dinh dưỡng, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Trường hợp bị mất mùi nên tập ngửi bằng các loại tinh dầu hoặc vỏ cam, vỏ chanh có mùi hương. Người bị rụng tóc cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, nhất là kẽm, B Complex. Mệt mỏi thì nên cố gắng ngủ đủ giấc, điều độ, nghỉ ngơi hợp lý…
Người bị ho cần kiểm tra những tác động từ thời tiết, bệnh lý hen suyễn, cảm cúm để loại trừ nguyên nhân do hậu COVID-19. Người có biểu hiện đau nhức xương khớp, cơ thể nên sử dụng thuốc xoa bóp, uống giảm đau, tăng cường tập luyện vận động, làm việc nhà nhẹ nhàng. Chỉ nên đi khám hậu COVID-19 khi đã tăng cường nhiều giải pháp nhưng biểu hiện bệnh vẫn kéo dài.
Nhận biết triệu chứng nghiêm trọng để đến bệnh viện kịp thời: Đừng bỏ qua các dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất. Hội chứng hậu Covid-19 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh:
Người bệnh cũng được khuyến cáo dùng những loại thuốc hỗ trợ như vitamin, khoáng chất, các sản phẩm giúp giảm căng thẳng như các loại thực phẩm chức năng tác dụng an thần, tăng cường tuần hoàn não… có nguồn gốc thảo dược.
Tập thể dục gắng sức ngay sau khi khỏi Covid-19 có thể gây căng thẳng cho tim và các cơ quan khác của cơ thể như phổi, gan. Vì vậy, người bệnh cần bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng như: bài tập co duỗi chân, gập gối, đứng nhón chân, dang gập khuỷu tay, squat… sau đó từ từ tăng cường độ tập lên như lúc chưa mắc bệnh.
Đồng thời, phổi thường là bộ phận bị ảnh hưởng nhất sau khi mắc Covid-19, vì vậy người bệnh cần tập trung các bài tập phục hồi chức năng phổi rất cần thiết để cải thiện chức năng hô hấp, từ đó giảm các triệu chứng nặng nề của các bộ phận khác. Một số bài tập mà bạn có thể tham khảo:
Bài tập dành cho chân: Bài tập vận động chân như đi bộ, bước lên cầu thang, ngồi duỗi thẳng gối, gập duỗi cổ chân, xoay cổ chân, gập duỗi gối, nâng hạ chân, gập duỗi ngón chân, dạng chân ở tư thế nằm nghiêng…
Bài tập dành cho tay: Các bài tập dành cho tay bao gồm xoay vai, giơ cao hai tay, gập khuỷu với vật nặng; ấn vai xuống giường hoặc nền, dang ngang vai 90 độ với vật nặng, giơ hai tay lên cao với vật nặng; gập khuỷu khi hai tay dang ngang.
Bài tập kết hợp chân và thân mình: Đứng nhón gót chân/mũi chân hai tay vịn vào ghế, làm động tác squat, chuyển từ tư thế đứng sang ngồi và ngược lại.
Bài tập hít thở sâu
Bài tập thở ngực
Người bệnh đã mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh thì nên đi khám nếu các triệu chứng vẫn kéo dài hoặc khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng (suy nhược nặng, dấu hiệu đông máu, khó thở, rối loạn tâm thần như hoảng loạn, bế tắc,…). Bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ vẫn nên đi khám hậu Covid-19 để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các xét nghiệm có tác dụng chẩn đoán sớm di chứng hậu Covid-19 bao gồm:
Phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau mắc Covid-19. Chính vì vậy, chụp CT phổi sẽ giúp đánh giá chính xác chức năng, tình trạng và vị trí tổn thương ở phổi. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được những phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng.
Để giúp sàng lọc sớm những di chứng cho người bệnh sau khi mắc Covid-19, MEDIPLUS xây dựng gói chăm sóc sức khỏe hậu Covid với các danh mục khám như sau:
MEDIPLUS tự hào là một trong những cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao từ chất lượng điều trị đến dịch vụ chăm sóc khách hàng
Hy vọng với những chia sẻ trên đây về hội chứng hậu Covid, các triệu chứng chững như di chứng hậu Covid để lại, phần nào giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích trong việc phòng và điều trị bệnh một cách tốt nhất. Nếu cần được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn về tinh trạng bệnh, liên hệ tới Hotline: 1900 3366 để biết thêm chi tiết về gói khám hậu Covid-19.
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
Trong suốt 27 năm cống hiến tại chuyên ngành hô hấp, Trung tâm hô hấp của Bệnh viện Bạch Mai, ThS.BS Nguyễn Thị Diệu Hồng đã trở thành ân nhân…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.