1.2K
Tham vấn y khoa:ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Covid-19
MỤC LỤC
Số ca F0 tại Hà Nội và trên cả nước vẫn đang cao, để giảm tải áp lực cho các bệnh viện, Bộ Y tế đã cho phép các bệnh nhân F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tự điều trị tại nhà. Nếu bạn là F0 đang tự chăm sóc mà chưa biết phải làm gì, hãy cùng tìm hiểu các kinh nghiệm chăm sóc F0 tại nhà dưới đây.
Để đạt hiệu quả điều trị, kinh nghiệm chăm sóc F0 tại nhà đầu tiên là tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Khi xuất hiện triệu chứng sốt cao hoặc có các biểu hiện đau người, mệt mỏi thì có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Ngoài ra, cần đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong suốt quá trình tự chăm sóc tại nhà. Người bệnh không được tiếp xúc gần với người khác và vật nuôi trong nhà để tránh lây nhiễm cho người khác.
Trong quá trình tự chăm sóc, khi thấy bản thân có các dấu hiệu dưới đây thì cần liên hệ tới các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất hoặc hotline của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS 1900 3366 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các bác sĩ và nhân viên y tế:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị
Đường lây truyền chủ yếu của virus Sars-CoV-2 là thông qua các giọt bắn ở đường hô hấp. Do đó, bệnh này có thể lây nhiễm cho người tiếp xúc gần với người bệnh mang virus. Chính vì thế, người nhiễm Covid – 19 cần cách ly riêng biệt với những người thân trong gia đình bằng cách ở trong phòng riêng, sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh riêng, thùng đựng rác thải lây nhiễm riêng có lót và nắp đậy. Phòng cách ly của người bệnh phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí và không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm cùng với phòng khác.
Đặc biệt, người bệnh nhiễm Covid-19 không được dùng chung đồ dùng và ăn cùng với những người trong gia đình.
Đối với một số trường hợp cần có người chăm sóc thì người này cũng cần được cách ly và trang bị bảo hộ đầy đủ để không bị lây nhiễm chéo. Không tiếp xúc với người khác là giải pháp tối ưu để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Thường xuyên đeo khẩu trang giúp hạn chế được một phần khả năng lây nhiễm bệnh. Cần đeo găng tay khi dọn dẹp các chất thải lây nhiễm và sát khuẩn thường xuyên các bề mặt như: nắm cửa, mặt bàn, ghế,… Sau khi xử lý xong thì cần bỏ găng tay vào thùng rác và sát khuẩn tay ngay lập tức. Không được chạm tay vào mắt, mũi, miệng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Bạn cần rửa tay bằng xà phòng và nước trong thời gian ít nhất 20 giây hoặc dùng dung dịch sát khuẩn chứa cồn 60%.
Thường xuyên đeo khẩu trang và sát khuẩn tay để phòng ngừa lây nhiễm chéo
Khi tự cách ly tại nhà, người bệnh hoặc người chăm sóc cần theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm những bất thường. Đo SpO2, kiểm tra nhiệt độ 2-3 lần mỗi ngày được Bộ Y tế khuyến cáo. Nếu SpO2 giảm còn 95% kèm theo các triệu chứng khó thở, đau thắt ngực thì cần nhanh chóng liên hệ cho các cơ sở y tế.
Theo dõi các triệu chứng nhẹ để sử dụng thuốc cho phù hợp. Cụ thể, nếu người bệnh sốt cao trên 38,5ºC thì cần uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp cân nặng của mỗi người. Đồng thời người bệnh cần súc miệng họng hàng ngày bằng các dung dịch dung dịch povidone iodine 1,0% hoặc chlorhexidine 0,12-0,20%,…
Người bệnh cần lưu ý một số thuốc chống viêm và thuốc chống virus chỉ được dùng khi có chỉ định của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng.
Để hạn chế những diễn biến nặng và nguy kịch, cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Người bị nhiễm Covid-19 có thể bị mất vị giác, khứu giác khiến cho khả năng ăn uống giảm sút làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
Vì vậy, việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng trong thời gian rất cần thiết, tăng cường hàng rào bảo vệ của cơ thể bao gồm: hệ miễn dịch, kháng thể, da, niêm mạc hô hấp làm nâng cao sức đề kháng.
Cần xây dựng cho người bệnh một chế độ dinh dưỡng phong phú và đa dạng bao gồm các nhóm chất:
Ngoài ra người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các loại mỡ động vật, nội tạng động vật, các thực phẩm chứa nhiều muối. Tránh xa rượu, bia, cà phê, thuốc lá, các đồ uống có gas,…
Mẫu thực đơn dành cho người bệnh F0 của chuyên gia dinh dưỡng tại MEDIPLUS
Thịt gà rang gừng
Đậu phụ luộc
Củ cải xào
Canh rau ngót
5 miếng vừa
1 bìa
bát con rau
1 bát con canh
Thanh long
3 miếng
Cá hồi sốt bơ tỏi
Rau củ luộc
Ổi
1 khúc cá trung bình
1 bát con rau
⅔ quả
Hy vọng một số kinh nghiệm chăm sóc f0 tại nhà trên đây đã hỗ trợ người bệnh phần nào những lo lắng, hoang mang khi không biết nên làm gì. Khi có bất cứ thắc mắc nào, hãy tiên hệ tới hotline của chúng tôi 1900 3366 để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế của MEDIPLUS.
*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
Trong suốt 27 năm cống hiến tại chuyên ngành hô hấp, Trung tâm hô hấp của Bệnh viện Bạch Mai, ThS.BS Nguyễn Thị Diệu Hồng đã trở thành ân nhân…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.