1.3K
Tham vấn y khoa:ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Covid-19
MỤC LỤC
Theo số liệu thống kê của WHO, hầu hết tất cả người bệnh hồi phục sau khi mắc Covid nhưng có khoảng 20% người bệnh xuất hiện di chứng kéo dài. Những triệu chứng hậu Covid có thể xuất hiện ngay từ thời điểm mắc phải loại virus này và có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng gây các dấu hiệu từ mức độ nhẹ đến nặng. Dưới đây là 9 triệu chứng hậu Covid mà người bệnh cần lưu ý.
Virus Sars-CoV-2 tấn công vào phổi gây các bệnh lý nghiêm trọng ở phổi. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng thở nông hoặc sâu hơn bình thường. Các hoạt động thường ngày đều có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở. Khi chụp X-quang sẽ cho hình ảnh tổn thương trắng xóa và xơ hóa tại phổi.
Trong đa số các trường hợp, tổn thương tại phổi sẽ hồi phục theo thời gian. Tuy nhiên có số ít những trường hợp phát triển xơ hóa, tổn thương này sẽ không hồi phục và có thể dẫn tới tình trạng khó thở yêu cầu cung cấp oxy thậm chí suy hô hấp nguy kịch nếu không được phát hiện kịp thời.
Cần đo lường chỉ số SpO2, được đánh giá chức năng hô hấp, cũng như tái khám chuyên gia hô hấp để được theo dõi các di chứng tại phổi và phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm. Từ đó, có phác đồ điều trị hợp lý cho người bệnh. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng khó thở, người bệnh cũng cần tập các bài tập thở như tập thở bụng và tập thở ngực giúp hỗ trợ tăng quá trình thông khí ở phổi.
Khó thở là triệu chứng hậu Covid-19 nguy hiểm
Có nhiều nguyên nhân gây ho sau khi khỏi Covid trong đó có 4 nhóm nguyên nhân chính, cụ thể:
Triệu chứng ho kéo dài sau Covid không có sự khác biệt đối với trường hợp nhiễm các loại virus khác. Có trường hợp chỉ ho túc tắc, ngứa họng nhưng cũng có những trường hợp ho sặc sụa.
Hoặc có những trường hợp hít phải không khí lạnh, thở bằng miệng nhiều, ăn quá no cũng gây ho.
Để cải thiện các cơn ho kéo dài không dứt các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ho là do bệnh lý tại phổi, do dị ứng, trào ngược hay do hậu Covid.
Với những trường hợp ho kéo dài do hậu Covid thì người bệnh cần thực hiện một số biện pháp giúp làm giảm cơn ho dưới đây:
Khám sức khỏe hậu Covid giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ho kéo dài
Mệt mỏi cũng là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng hậu Covid. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 50 – 90% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mệt mỏi.
Phương pháp chủ yếu để cải thiện triệu chứng này vẫn là các bài tập vật lý trị liệu và vận động tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, khi luyện tập người bệnh cần lưu ý tránh vận động quá sức và bắt đầu bằng những hoạt động nhẹ nhàng, đơn giản dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu.
Mất ngủ sau khi mắc Covid có thể gây ra do người bệnh bị căng thẳng. Theo thống kê cho thấy, nam giới có nhiều nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ hơn và người bệnh trong độ tuổi từ 35-44 có tỷ lệ mất ngủ cao nhất (khoảng 70%).
Người bệnh bị mất ngủ có thể do phản ứng miễn dịch của cơ thể kích thích cơ thể sản xuất các hoạt chất trung gian như cytokine, chemokine,… Những chất này nếu được sản xuất nhiều sẽ gây tổn thương tế bào thần kinh gây rối loạn giấc ngủ.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ bạn cần thay đổi các thói quen trước khi đi ngủ, không sử dụng chất kích thích, thư giãn tinh thần bằng cách đọc sách nghe nhạc thay vì sử dụng máy tính, điện thoại. Đồng thời, tập thể dục đều đặn hàng ngày, ăn uống đầy đủ và có thể dành thời gian thư giãn trước khi ngủ.
Thông thường dòng đời của tóc trải qua 3 giai đoạn: phát triển, chuyển tiếp và pha nghỉ. Khi các sợi tóc bước vào pha nghỉ trong khoảng từ 2-4 tháng thì sẽ bắt đầu rụng.
Bệnh nhân bị mắc Covid thường lo lắng, căng thẳng khiến cho cơ thể tiết ra hormone chống stress. Tuy nhiên các hormone này lại gây co mạch ngoài da, cản trở lượng máu lưu thông đến chân tóc gây tổn thương nang tóc. Đồng thời khi stress kéo dài sẽ làm tăng sinh nhiều cortisol, tạo ra các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do sẽ gây phá hủy các mô tế bào, gây lão hóa da và làm cho nang tóc bị tổn thương khiến cho tóc dễ gãy, rụng.
Để ngăn ngừa tình trạng này, điều quan trọng nhất là người bệnh cần giữ cho tinh thần thoải mái, tăng cường vận động mỗi ngày và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi buổi tối. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung thêm chất đạm và các loại vitamin, khoáng chất quan trọng như: vitamin C, D, B12, acid folic, sắt, kẽm,… Đồng thời cần chú trọng hơn trong quá trình chăm sóc tóc, tránh nhiệt độ quá cao hoặc các phương pháp tác động tới tóc như nhuộm, uốn hoặc duỗi.
Bạn quan tâm: Làm sao để khắc phục tình trạng rụng tóc sau khi mắc Covid?
Rụng tóc là một trong những triệu chứng hậu Covid người bệnh có thể gặp
Có khoảng 37% bệnh nhân sau khi mắc Covid xuất hiện di chứng nhức đầu, chóng mặt. Một số nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này là do lượng máu lên não bị giảm sút khiến cho lượng oxy không được cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, triệu chứng đau đầu này cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác như đột quỵ hay u não. Do đó, người bệnh vẫn cần đi khám nếu triệu chứng này đi kèm với các dấu hiệu nguy hiểm khác như yếu liệt, rối loạn ý thức hay chúng gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động hàng ngày.
Bệnh nhân khi xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt hậu Covid có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng giúp tăng cường tuần hoàn não. Ngoài ra, người bệnh cần luyện tập thể dục thường xuyên và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng
Theo thống kê cho thấy có khoảng 20-30% trường hợp bệnh nhân khỏi Covid xuất hiện các vấn đề liên quan đến xương khớp như: đau nhức cơ xương khớp, cứng khớp. Các vấn đề viêm khớp, đau khớp ở bệnh nhân nhiễm Covid có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Virus Sars-CoV-2 có thể khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và tự tấn công vào các mô cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể trong đó có xương khớp như khớp tay, khớp chân, khớp gối, khớp háng,… Bệnh lý này được gọi là bệnh lý viêm khớp tự miễn hệ thống.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc chống viêm steroid kéo dài, không đúng liều lượng trong quá trình điều trị Covid có thể gây teo cơ, loãng xương ở người bệnh, khiến cho các khớp bị tổn thương khó hồi phục. Ngoài ra, trong khoảng thời gian nhiễm Covid việc bổ sung các chất dinh dưỡng không đầy đủ, giảm vận động sẽ là nguy cơ gây các bệnh xương khớp sau khi mắc Covid.
Chính vì thế, để hạn chế triệu chứng hậu Covid này, trong quá trình điều trị người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, vận động nhẹ nhàng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức khớp sau khi mắc Covid-19
Theo số liệu thống kê cho thấy có tới 1/5 bệnh nhân F0 xuất hiện tổn thương tim kéo dài và khoảng 20-60% bệnh nhân có hiện tượng rối loạn nhịp tim sau khi nhiễm Covid 2 tháng và sau 6 tháng thì vẫn còn 5-9% trường hợp vẫn còn tổn thương tim.
Virus Sars-CoV-2 có thể tấn công vào các mô cơ quan trong cơ thể trong đó có hệ tim mạch gây tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng co bóp của tim. Khi cơ thể bị nhiễm Covid có thể gây viêm trong lòng động mạch gây tổn thương động mạch. Điều này sẽ thu hút các tiểu cầu trong máu đến tập kết tại vị trí tổn thương tạo thành các cục máu đông ở trong lòng mạch gây rối loạn nhịp tim hoặc các bệnh lý về tim mạch khác.
Để chẩn đoán sớm các bệnh lý tim mạch ở người bệnh sau khi mắc Covid, bác sĩ cần tiến hành thăm khám và chỉ định các phương pháp cận lâm sàng khác như điện tim, siêu âm tim, chụp CT động mạch vành. Đồng thời vận động thể lực đều đặn, tăng cường bổ sung các loại rau củ, protein, chất béo bão hòa và tránh các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối và nhiều đường.
Mất khứu giác và vị giác là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. Có những trường hợp hồi phục khứu giác và vị giác nhanh chóng chỉ trong vòng 10 ngày nhưng có những trường hợp kéo dài đến 4 tuần. Tuy nhiên, một số rối loạn chức năng vẫn có thể tồn tại trong khoảng ⅓ các trường hợp.
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng mất khứu giác là do virus gây tổn thương các tế bào khứu giác ở trong mũi hoặc tế bào thần kinh giúp não cảm nhận được mùi hương.
Triệu chứng mất khứu giác có thể được cải thiện bằng cách luyện tập cho khứu giác hàng ngày. Tập ngửi các loại tinh dầu có mùi khác nhau để kích thích khứu giác hoạt động. Đồng thời rửa mũi họng hàng ngày để làm sạch mũi họng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Trên đây là một số triệu chứng hậu Covid mà người bệnh cần cảnh giác. Để ngăn ngừa các di chứng hậu Covid xảy ra thì trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ và khám sức khỏe hậu Covid ở các cơ sở uy tín, chất lượng sớm nhất có thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ tới hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế của MEDIPLUS.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
Trong suốt 27 năm cống hiến tại chuyên ngành hô hấp, Trung tâm hô hấp của Bệnh viện Bạch Mai, ThS.BS Nguyễn Thị Diệu Hồng đã trở thành ân nhân…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.