Làm gì khi bị dị ứng da nổi mẩn đỏ? Nguyên nhân và cách chữa trị

Cập nhật 16/08/2023

3.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Da liễu

Bị dị ứng da nổi mẩn đỏ là triệu chứng phổ biến của bệnh về da liễu. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh về da khác nhau. Để hiểu rõ và phân biệt được các triệu chứng này, hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

Nguyên nhân gây dị ứng da nổi mẩn đỏ

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng da bị nổi mẩn đỏ ngoài dị ứng. Tuỳ tình trạng nhẹ hay nặng của các vết mẩn đỏ, chúng ta sẽ có những cách xử lý khác nhau. Vậy nguyên nhân của những vết mẩn đỏ, dị ứng này là gì?

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ rất nhiều, phổ biến nhất có những nguyên nhân như sau:

  • Dị ứng với một số thành phần của thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…
  • Dị ứng thực phẩm như hải sản, trứng, sữa,…
  • Dị ứng lông động vật
  • Dị ứng thực vật như phấn hoa
  • Dị ứng các chất hoá học như mỹ phẩm, hoá phẩm gia đình,…
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột, thất thường
  • Chà xát da mạnh hoặc mặc quần áo quá bó vào da
  • Nhiễm các loại virus, vi khuẩn 
Nguyên nhân gây dị ứng da nổi mẩn đỏ

Nguyên nhân gây dị ứng da nổi mẩn đỏ

Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh các nguyên nhân từ môi trường tác động, các vết mẩn đỏ trên da còn có thể là do nguyên nhân từ sâu bên trong cơ thể mỗi người, tức là có khả năng bạn đang có sẵn mầm bệnh tiềm ẩn nào đó dưới đây

  • Gan có vấn đề: Gan là bộ phận thải độc của cơ thể, khi gan gặp các vấn đề khiến cho khả năng đào thải độc tố bị ảnh hưởng, các độc tố bị thải ngược ra ngoài, từ đó khiến cho cơ thể phản ứng, nổi các nốt mẩn ngứa.
  • Cơ thể nhiễm giun sán: Giun sán và các ấu trùng vi khuẩn sản sinh trong cơ thể người có thể làm tắc nghẽn và gián đoạn quá trình lưu thông ở ống mật. Độc tố lưu lại cơ thể khiến cơ thể phản ứng và gây nên tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ ở da
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Các bệnh lý về tuyến giáp khiến cho toàn bộ cơ thể bị rối loạn trong các hoạt động trao đổi chất, cơ thể phản ứng với sự rối loạn này gây nên các vết đỏ, ngứa trên da

Các nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đều rất phổ biến và rất nhiều người Việt Nam gặp phải bởi những tác động từ môi trường sống, môi trường làm việc, các bệnh lý phổ biến hay gặp,… đều khiến cho nguy cơ bị dị ứng nổi mẩn đỏ tăng cao.

Các bệnh lý khiến da bị dị ứng nổi mẩn đỏ

Da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu là các triệu chứng chúng ta rất hay gặp, nhưng khi tình trạng ngứa, đỏ còn nhẹ, chúng ta thường chủ quan, bỏ qua và chỉ gãi theo phản xạ. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về da, trong đó có một số bệnh nếu để kéo dài, không chữa trị, có thể tiến triển thành các bệnh lý da liễu nghiêm trọng hơn, khó chữa hơn và thậm chí ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của chúng ta nếu để lại sẹo hoặc da không thể hồi phục về trạng thái ban đầu. 

Nếu da bạn thường xuyên bị nổi mẩn đỏ, nổi mẩn đỏ kéo dài hoặc tình trạng mẩn ngứa trầm trọng, tiến triển nặng, có thể bạn đã mắc phải một trong số những loại bệnh lý về da liễu sau

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong số những bệnh da liễu thường gặp nhất với người Việt do đặc thù khí hậu nước ta. Ngoài yếu tố môi trường, thời tiết, viêm da cơ địa có thể phát triển do yếu tố di truyền. Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ trên da, đồng thời gây ngứa ngáy, khi người bệnh gãi sẽ làm những vết mụn nước bị vỡ, chảy dịch, khiến cho bệnh càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi gãi, chà xát liên tục một thời gian dài, các vết mẩn ngứa sẽ dày lên khiến da rơi vào tình trạng khô, nứt nẻ.

Bệnh vảy nến

Vảy nến cũng là một bệnh lý về da thường gặp, chiếm gần 10% các bệnh da liễu. Vảy nến có nhiều loại khác nhau như vảy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể toàn thân, thể đảo ngược,… Bệnh vảy nến không nguy hiểm và cũng không lây truyền nhưng khiến cho cơ thể người bị mắc bệnh xuất hiện các mảng đỏ lớn, ngứa rát, làm mất thẩm mỹ và có thể khiến người bệnh tự ti về tâm lý. 

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến

Viêm da mủ

Đây là một bệnh da liễu hay gặp vào mùa hè, mùa nắng nóng. Khí hậu khiến cơ thể đổ mồ hôi, lâu ngày tích tụ lại cùng các vi khuẩn phát triển thành các vết mủ. Viêm da mủ chia làm hai nhóm bệnh, một nhóm do tụ cầu khuẩn và một nhóm do liên cầu khuẩn gây nên.

Các nhóm bệnh thuộc viêm da mủ bao gồm:

  • Viêm nang lông nông, sâu
  • Nhọt ổ gà
  • Chốc lây
  • Chốc loét
  • Chốc mép
  • Hăm kẽ

Nổi mề đay, mẩn ngứa

Nổi mề đay có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu để lâu không chữa trị kịp thời có thể khiến người mắc bệnh bị sốc phản vệ dẫn tới tử vong. Mề đay có 2 dạng: mề đay cấp (thời gian ngắn, kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần) và mề đay mãn tính (kéo dài từ 6 tuần trở lên). Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nổi mề đay là các tình trạng dị ứng, có thể kể đến dị ứng với các thành phần của thuốc, dị ứng thực phẩm, hoá phẩm, dị ứng lông động vật, bị côn trùng cắn, đốt,….

Bệnh mề đay nguy hiểm hay không tuỳ thuộc vào độ mẫn cảm, nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện bệnh ở mỗi người. Với tình trạng nổi mề đay nhẹ, có thể tự khỏi hoặc uống thuốc theo đơn tại các quầy thuốc. Đối với các trường hợp nặng hơn hoặc bệnh mạn tính, cần được can thiệp điều trị chuyên khoa.

Nổi mề đay, mẩn ngứa

Nổi mề đay, mẩn ngứa

Bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh da liễu do một loại côn trùng ký sinh trên bề mặt da gây nên, thường gặp vào các mùa nóng ẩm như xuân, hè. Bệnh ghẻ có thể lây qua đường tiếp xúc thông thường như nằm chung giường đệm, mặc chung quần áo, quan hệ tình dục,… Do tính chất dễ lây lan nên bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh ghẻ, đặc biệt là những người cùng chung một gia đình do khu vực sinh hoạt chung và tiếp xúc trực tiếp.

 

Bệnh ghẻ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nhưng gây sự khó chịu đối với người bệnh. Các loại ghẻ thường thấy là ghẻ thường, ghẻ nhiễm khuẩn, ghẻ vảy. Khi bị ghẻ, người bệnh sẽ không thể phát hiện ngay các dấu hiệu trong khoảng từ 6 đến 8 tuần, sau đó, người bệnh sẽ bắt đầu thấy những cơn ngứa dữ dội và đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm do ghẻ cái thường đào hang trên da người vào ban đêm. 

Bệnh Zona

Zona biểu hiện là những vết phát ban đỏ, nếu không chữa kịp thời sẽ tiến triển thành các mụn nước, mụn nước của bệnh Zona gây cảm giác rất khó chịu, đau rát và khiến da trở nên nhạy cảm. Bệnh Zona xuất hiện khắp các bộ phận trên cơ thể nhưng chủ yếu là phần thân mình và kéo dài khoảng 2 tuần. 

Bệnh chàm

Chàm là một bệnh lý da liễu không lây nhiễm, chàm biểu hiện bằng những vùng da đỏ, ngứa và khô. Bệnh chàm phát triển có thể do tiếp xúc nhiều và lâu ngày với các chất hoá học như xà phòng, chất gây dị ứng. 

Dấu hiệu khi bị chàm là trên da xuất hiện các mảng màu hồng, gây ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nặng sẽ xuất hiện các mụn nước ở trên da, dẫn đến bội nhiễm khi mụn bị vỡ. Mụn nước vỡ sẽ để lại các dấu vết, khiến da trở nên khô cứng, đóng vảy gây mất thẩm mỹ

Bệnh chàm

Bệnh chàm

Cách trị dị ứng da, mẩn đỏ tại nhà

Khi gặp các vấn đề về da, bệnh lý da liễu, MEDIPLUS khuyên bạn nên đến thăm khám trực tiếp với các bác sĩ, chuyên gia uy tín để bắt bệnh và điều trị bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít để lại các di chứng. Tuy nhiên, đối với các tình trạng dị ứng nhẹ, nổi mẩn đỏ nhẹ, bạn vẫn có thể sử dụng những phương pháp sau, có sẵn tại nhà, dễ mua, dễ tìm và dễ thực hành để có thể giảm tình trạng mẩn ngứa, dị ứng da của mình. 

  • Chườm lạnh hoặc tắm bằng nước mát: Cách làm này giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa rát và giảm các vết mẩn đỏ
  • Dùng nha đam: Nha đam cũng là một nguyên liệu nổi tiếng lành tính và có hiệu quả trong việc làm dịu da, phục hồi da khi da bị đỏ ngứa
  • Uống nhiều nước: Đa số các bệnh viêm da sẽ khiến cho làn da bị khô, bong tróc, cấp đủ nước cho da sẽ giúp giảm tình trạng khô nứt, giảm ngứa cho da
  • Bôi các loại kem dưỡng có vitamin B5 hoặc kẽm: Đây là 2 nguyên tố giúp phục hồi các làn da khô ráp, nứt nẻ. B5 và kẽm sẽ giúp dưỡng ẩm sâu, kích thích quá trình phục hồi tái tạo làn da và tăng miễn dịch cho da
  • Tắm lá chè xanh: Đây là mẹo truyền thống của ông ta từ xưa tới nay, lá chè xanh có công dụng kháng khuẩn, làm dịu da mạnh mẽ nên hay được khuyên dùng đối với những người có vấn đề về da liễu. Lá chè hay lá trà cũng được sử dụng phổ biến trong các dòng mỹ phẩm có chức năng kháng mụn, viêm, phục hồi da.
Cách trị dị ứng da, mẩn đỏ tại nhà

Cách trị dị ứng da, mẩn đỏ tại nhà

Các cách trên được sử dụng với các tình trạng da bị viêm nhiễm, nổi mẩn ngứa nhẹ, nếu sau khi áp dụng, da không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tình trạng viêm ngứa nặng hơn, bạn cần đến thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên ngành để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Trên đây là các vấn đề khi bị dị ứng da nổi mẩn đỏ. MEDIPLUS hi vọng bạn đã hiểu hơn về các dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng da này. Đồng thời nâng cao sự cảnh giác để không tiến triển thành các bệnh lý về da nặng hơn. Hãy đọc thêm các bài viết của MEDIPLUS để kịp thời nắm bắt thông tin và bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như gia đình. Mọi thắc mắc và câu hỏi cần giải đáp, hãy liên hệ ngay Hotline 1900 3366 để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám