Phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật 16/08/2023

8.7K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Da liễu

Phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt là một bệnh rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nên các phương pháp điều trị bệnh này được nhiều người quan tâm. Tuy vậy, phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt có rất nhiều nguyên nhân gây nên, bạn phải biết chính xác mình bị do đâu thì mới tìm được cách chữa phù hợp. Hãy tham khảo các thông tin dưới đây sẽ có đầy đủ những thông tin mà bạn đang cần.

Trẻ bị phát ban da nổi mẩn đỏ ngứa nhưng không có hiện tượng sốt

Trẻ bị phát ban da nổi mẩn đỏ ngứa nhưng không có hiện tượng sốt

Phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt là bệnh gì?

Nổi phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt là 1 bệnh lý về da thường gặp, những nốt nhỏ li ti màu đỏ nổi lên ở các vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, chân tay. Ban đầu chúng là một vùng nhỏ nhưng sau lan rộng hơn, gây ngứa ngáy khó chịu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt ở người lớn và trẻ con. Nhưng thông thường, triệu chứng này xuất hiện là do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

– Rôm sảy nổi mề đay: Hiện tượng cơ thể đổ mồ hôi nhiều quá mức do nóng bức gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông làm nổi ban đỏ nhưng không sốt. Những nốt mụn này sẽ xuất hiện nhiều nhất ở vùng cổ, nách, ngực, đầu gây khó chịu.

– Viêm da cấp và mãn tính: tình trạng kích ứng trên da khá phổ biến, da thường khô nổi mẩn đỏ có thể phồng rộp lên, gây ngứa ngày, cảm giác khó chịu. Tình trạng khó chịu, ngứa có thể kéo dài vài ngày đầu và càng trầm trọng hơn trong 2-3 ngày tiếp theo

Nguyên nhân có viêm da có thể là do da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, kim loại, côn trùng,… làm nổi mụn đỏ, ngứa nhưng không gây sốt. Với tình trạng này có thể sẽ tự hết sau 5-7 nếu chăm sóc đúng cách, còn không thì rất có thể sẽ gây nhiễm trùng, mưng mủ, đau nhức.

– Dị ứng: Kể cả người lớn hay trẻ con có cơ địa dị ứng thì rất dễ bị nổi phát ban, mề đay khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Tuy không gây sốt nhưng dị ứng lại có thể rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đối với tình trạng dị ứng nhẹ thì có thể sẽ tự hết sau vài giờ.

– Viêm da cơ địa: Biểu hiện nhận biết tình trạng là vùng da bị phù nề, đóng vảy hoặc nổi mụn nước, các vết nứt gây cảm giác đau. Bệnh không lây cho người khác nhưng các vùng viêm da có thể lan nhanh sang vị trí khác trên cơ thể.

– Bệnh chàm: hay gạp ở trẻ sơ sinh, bệnh lý gây ngứa khiến trẻ khó chịu gãi lên vùng da gây tổn thương và thâm để lại sẹo. Đặc điểm nhận biết là da trẻ bị khô, nổi vảy và các nốt mẩn liti sau đó to dần lên.

Cách điều trị nổi ban đỏ không sốt

Đối với người lớn thì bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt. Bằng cách này, bệnh có thể hết sau vài ngày, nhưng sẽ tùy từng bệnh sẽ dùng thuốc khác nhau, nhưng chủ yếu là:

– Thuốc có chứa corticoid: Các loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng phát ban, kháng viêm như: hydrocortisone, Fluocinolone, triamcinolone,…

– Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này sử dụng trong các tình trạng bệnh bị nổi mẩn ngứa, dị ứng rất hiệu quả.

– Kem bôi da: Thuốc này có tác dụng chậm hơn các loại khác nhưng không gây tác dụng phụ như Eumovate, Phenergan… Chúng làm dịu da, không gây ngứa rát.

*Lưu ý: Mặc dù, các loại thuốc này có hiệu quả nhanh nhưng không nên quá lạm dụng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất tránh tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe!

Dùng thuốc chữa phát ban đỏ ngứa cho người lớn

Dùng thuốc chữa phát ban đỏ ngứa cho người lớn

Khác với người lớn, khi trẻ em bị phát ban ngừa nhưng không sốt có thể dùng các phương pháp tự nhiên. Bởi vì da của trẻ khá nhạy cảm, không phải thuốc nào cũng phù hợp, nếu dùng sai còn gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Bạn có thể tham khảo 1 số cách chữa sau:

Tía tô

Bạn nên sử dụng loại tía tô ta, vì loại lá này có chứa nhiều vitamin có khả năng kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Bạn chỉ cần thực hiện theo đúng các bước sau:

Bước 1: Rửa sạch lá tía tô

Bước 2: Đun khoảng 200g lá tía tô với 500ml nước. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 200ml nước là được

Bước 3: Sử dụng nước lá tía tô để nguội, dùng khăn sạch thoa lên da của bé. Cứ để như vậy khoảng 15-20 phút.

Cứ làm liên tục ngày 2-3 lần/ngày, những nốt ban đỏ sẽ lặn dần và biến mất.

Lá khế

Trong các bài thuốc dân gian chữa nốt ban đỏ thì lá khế được xếp là loại lá mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi trong lá khế có chứa các chất chống oxy hóa giúp giải độc, kháng viêm hiệu quả.

Cách chữa tại nhà nổi ban ngứa cho trẻ em ba mẹ có thể tham khảo áp dụng

Cách chữa tại nhà nổi ban ngứa cho trẻ em ba mẹ có thể tham khảo áp dụng

Cách sử dụng cũng rất đơn giản ba mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau ngay tại nhà:

Bước 1: Sử dụng nguyên lá khế, bỏ cành, đem rửa sạch

Bước 2: Đun sôi lá khế với 1 lít nước tầm 15 phút

Bước 3: Pha loãng nước khế với nước để tắm cho trẻ

Nên tắm cho trẻ hàng ngày đến khi những nốt phát ban ngứa lặn hết là có thể dừng được.

>>> Xem thêm bài viết: Trẻ bị sốt phát ban có nên tắm không?

Các phương pháp điều trị tự nhiên khá lành tính, không gây hại cho trẻ nhưng lại không mang lại hiệu quả nhanh như thuốc tây. Chính vì vậy, bạn cần phải kiên trì thực hiện đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chăm sóc và phòng ngừa nổi ban đỏ trên da

Dù là dùng thuốc hay điều trị bằng phương pháp tự nhiên cho người lớn và trẻ con thì đều phải thực hiện đúng cách chăm sóc tại nhà để bệnh nhanh khỏi hơn, tránh lây sang các vùng khác.

  • Mặc quần áo thoáng mát, không bó sát
  • Vệ sinh da sạch sẽ, tránh để bẩn gây nhiễm trùng da
  • Xây dựng chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, lành mạnh
  • Ăn nhiều hoa quả và rau xanh
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Không nên tắm quá lâu khiến da  bị mất cân bằng độ ẩm
  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây phát ban như bụi bẩn, các dạng mỹ phẩm, hay hải sản gây kích ứng.
  • Đối với trẻ nhỏ cần lưu ý nhiều hơn trong lựa chọn quần áo, tã bỉm có chất liệu mềm mại thấm hút tốt

Bên cạnh đó, bạn cần phải theo dõi những nốt mụn này, nếu có bất thường hay biểu hiện nặng hơn cần đi khám ngay.

Chắc hẳn với những thông tin trên bạn đã biết được phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt là bệnh gì và cách chữa cho người lớn và trẻ em như thế nào. Và quan trọng, bạn cần phải theo dõi những nốt mụn này, nếu có bất thường hay biểu hiện nặng hơn cần đi khám ngay.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám