Ăn gì tốt cho phổi? TOP thực phẩm bổ phổi cần có trong bữa ăn

Cập nhật 10/05/2023

1.4K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Hô hấp

Phổi là cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể. Nó phải hoạt động không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm để cung cấp đủ lượng oxy đáp ứng nhu cầu của cơ thể và đào thải carbon dioxide.Do đó, bảo vệ phổi khỏe mạnh có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy ăn gì tốt cho phổi, phòng chống được các bệnh lý nguy hiểm? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của MEDIPLUS để được giải đáp chính xác.

Chức năng của phổi đối với cơ thể con người

Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nằm trong lồng ngực. Chức năng chính của phổi là vận chuyển oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và đưa carbon dioxide từ động mạch phổi ra ngoài. Đây chính là quá trình trao đổi khí của cơ thể con người với môi trường bên ngoài.

Phổi đóng vai trò trao đổi khí trong cơ thể con người

Phổi đóng vai trò trao đổi khí trong cơ thể con người

Theo số liệu ước tính, trung bình số lần hít thở của người bình thường khoảng 23000 lần trong ngày. Điều này cũng có nghĩa là phổi phải hoạt động liên tục ngày lẫn đêm để duy trì sự sống cho con người.

Tuy nhiên, việc tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân bên ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn,… tấn công và gây nên các bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi,…

>>> Bạn cần biết:

TOP những loại thực phẩm tốt cho phổi

Vậy nên ăn gì tốt cho phổi? Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt cho phổi, bổ phổi, cần có trong thực đơn để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, mọi người cùng tham khảo ngay:

Củ dền

Thành phần nitrat có chứa trong củ dền sẽ chuyển hóa thành oxit nitric khi đi vào cơ thể. Đây là chất làm giãn mạch, tăng cường lưu lượng máu tới cơ thể. Theo một số nghiên cứu cho thấy oxit nitric có khả năng cải thiện chức năng phổi, hoạt động thể lực ở những người mắc các bệnh lý về phổi.

Hàm lượng carotenoid cao trong củ dền có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho phổi.

Ăn củ dền có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do hại phổi

Ăn củ dền có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do hại phổi

Ớt chuông

Ớt chuông là một trong những thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin C cần thiết đối với tất cả mọi người đặc biệt là đối với người hút thuốc.. Theo các chuyên gia, trong một quả ớt 119 gram sẽ chứa 169% lượng vitamin C.

Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chất chống oxy hóa đang dự trữ trong cơ thể dẫn đến tổn thương phổi. Do đó, người hút thuốc trung bình mỗi ngày nên tiêu thụ 35mg vitamin C.

Bí ngô

Bí ngô chính là là một lựa chọn trong bữa ăn. Các thành phần zeaxanthin, beta carotene, lutein trong bí ngô rất giàu carotenoid nên có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ carotenoid cao trong máu sẽ giúp tăng cường chức năng phổi ở mọi lứa tuổi.

Bí ngô chống viêm chống oxy hóa mạnh mẽ

Bí ngô chống viêm chống oxy hóa mạnh mẽ

Táo

Táo là loại quả có  chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, trong đó quercetin có khả năng bảo vệ phổi tránh xa các tác hại của khói thuốc và không khí. Ăn táo thường xuyên sẽ giúp cải thiện chức năng của phổi hiệu quả.

Chuyên gia MEDIPLUS khuyến cáo  nên ăn táo thường xuyên 5 quả/ tuần để giảm nguy cơ mắc phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và hen suyễn.

Nghệ

Nghệ là một trong những thực phẩm tốt, có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh nên được sử dụng để tăng cường sức khỏe. Thành phần Curcumin có trong nghệ sẽ giúp hỗ trợ chức năng phổi hiệu quả, kiểm soát các bệnh lý về đường hô hấp như phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, xơ phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi,…

Nghệ là thực phẩm có tác dụng bảo vệ sức khỏe phổi 

Nghệ là thực phẩm có tác dụng bảo vệ sức khỏe phổi

Cà chua

Lycopene – một loại carotenoid trong cà chua giúp tăng cường và bảo vệ sức khỏe của phổi. Vì vậy, dùng cà chua hoặc các sản phẩm từ cà chua có thể cải thiện tình trạng viêm đường thở, đẩy lùi nguy cơ suy giảm chức năng phổi.

Việt quất

Việt quất giàu chất dinh dưỡng như anthocyanin gồm peonidin, malvidin, delphinidin, cyanidin, petunidin. Đây đều là các sắc tố có khả năng bảo vệ phổi trước quá trình oxy hóa.

Nghiên cứu cho thấy, ăn mỗi tuần nhiều hơn hai quả việt quất sẽ có tác dụng làm chậm 38% sự suy giảm chức năng của phổi so với người không ăn hoặc ăn ít việt quất.

Bắp cải tím

Bắp cải tím là một trong những loại rau củ có lợi cho phổi, không thể không nhắc đến. Bắp cải tím cung cấp lượng anthocyanin dồi dào giúp hạn chế nguy cơ suy giảm chức năng phổi.

Bên cạnh đó, trong bắp cải tím cũng có nhiều chất xơ. Theo các nghiên cứu cho thấy chức năng phổi ở những người thường xuyên tiêu thụ chất xơ sẽ tốt hơn so với người ít dung nạp chất xơ.

Bắp cải tím nhiều chất xơ tốt cho phổi

Bắp cải tím nhiều chất xơ tốt cho phổi

Trong quả lê có chứa nhiều carotene, acid malic, vitamin C, acid citric,… với tác dụng làm sạch phổi, giúp phổi hoạt động tốt hơn. Mọi người nên  ăn lê mỗi ngày vào sáng hoặc trưa để các chất dinh dưỡng trong lê phát huy công dụng tốt nhất.

Trong trường hợp ăn lê vào buổi tối thì sau khi ăn không nên đi ngủ luôn. Bởi thời điểm này chất xơ và lượng đường chứa trong lê có khả năng gây rối loạn giấc ngủ.

Bưởi

Bưởi chứa rất nhiều các loại vitamin và chất khoáng như vitamin B6, vitamin C, acid folic,… giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể cũng như bảo vệ phổi khỏi nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, bưởi có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Ăn bưởi vào buổi sáng có tác dụng làm giảm viêm đường hô hấp cũng như đào thải độc tố bên trong cơ thể.

Bưởi còn có thể tăng cường chức năng phổi cho người mắc bệnh phổi mãn tính. Vì vậy, những người thường xuyên ăn bưởi sẽ có chức năng phổi tốt hơn hẳn so với người không ăn.

Các loại hạt

Hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, hạt bí…đều chứa lượng lớn magie và chất khoáng thiết yếu cho cơ thể. Những chất thiết yếu này có công dụng làm giãn phế quản, giãn cơ trơn bao quanh phế quản. Ngoài ra chúng còn giúp không khí dễ dàng di chuyển vào đường thở tới phế nang thực hiện quá trình trao đổi khí, hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn.

Trà xanh

Công dụng chính của trà xanh là chống oxy hóa, thải độc khỏi cơ thể, ngăn ngừa các vi khuẩn, hóa chất độc hại,.. xâm nhập vào phổi. Lá trà xanh còn giúp hỗ trợ phòng chống ung thư phổi, các bệnh truyền nhiễm, giảm lượng cholesterol trong máu,… Trà xanh cũng giúp giảm tới 80% các gốc tự do gây hại đến phổi.

Hơn thế nữa, chất quercetin trong trà xanh có công dụng tương tự như chất kháng histamin giúp quá trình dị ứng của cơ thể diễn ra chậm hơn.

Tỏi 

Hàm lượng flavonoid trong tỏi cao sẽ sản sinh ra glutathione giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ làm giảm 44% nguy cơ mắc các bệnh lý về phổi.

Bên cạnh đó, tỏi có chứa allicin có khả năng cải thiện các bệnh về đường hô hấp – nguyên nhân dẫn đến phổi tắc nghẽn. Allicin cũng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, giảm viêm, ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư phổi.

Thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp tăng cường chức năng phổi

Thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp tăng cường chức năng phổi

Gừng

Gừng được sử dụng để trong các tình trạng viêm nhiễm, giúp chống viêm hiệu quả, loại bỏ được các tạp chất bên ngoài phổi. Gừng còn giúp cải thiện tuần hoàn phổi, lưu thông khí huyết.

Hàu

Hàu là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng cần thiết cho phổi như vitamin B, kẽm, selen, đồng. Nhiểu nghiên cứu cho thấy người có nồng độ đồng và selen trong máu cao sẽ có chức năng phổi tốt hơn so với người có nồng độ các chất dinh dưỡng này thấp hơn.

Ăn hàu bổ sung lượng selen tốt cho chức năng phổi

Ăn hàu bổ sung lượng selen tốt cho chức năng phổi

Café

Uống cà phê buổi sáng cũng là một trong những cách để bảo vệ sức khỏe cho hai lá phổi. Các chất chống oxy hóa và cafein trong cà phê sẽ giúp cải thiện chức năng phổi, phòng chống bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Chẳng hạn như cafein có tác dụng giãn mạch, mở mạch máu và làm thuyên giảm các triệu chứng hen suyễn khó chịu. Uống cà phê thường xuyên có thể bảo vệ phổi, ngăn ngừa nguy cơ hen suyễn.

Chuyên gia MEDILUS khuyến cáo chỉ nên uống lượng caffein dưới 400mg tương đương với 2 đến 4 ly cà phê. Thời điểm thích hợp để uống cà phê là từ 10 đến 14 giờ. Trước khi tập 30 phút uống cà phê sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ cơ thể đốt cháy chất béo hiệu quả hơn.

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa hàm lượng lớn các loại khoáng chất cần thiết như: selen, canxi, phốt pho, kali… Những chất này có tác dụng hỗ trợ chức năng phổi, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi ăn gì tốt cho phổi mà nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc. Bên cạnh chế độ ăn uống, mọi người cần kết hợp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao thường xuyên và thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến phổi. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám sức khỏe tổng quát, hãy liên hệ đến hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

*Bài viết chia sẻ mang tính tham khảo thêm, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám