4.1K
Tham vấn y khoa:ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Hô hấp
MỤC LỤC
Theo các nghiên cứu cho thấy, apxe phổi là bệnh lý khá phổ biến trong các bệnh liên quan đến phổi. Độ tuổi mắc bệnh cũng không giới hạn, nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn từ 25 đến 45 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường gặp ở người có hệ miễn dịch kém, thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia. Tỷ lệ số ca tử vong nếu không được điều trị kịp thời lên đến 40%.Chính vì thế, việc trang bị các kiến thức cơ bản là vô cùng cần thiết.
Áp xe phổi là gì một dạng bệnh lý có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được điều trị sớm
Apxe phổi là loại bệnh lý nhiễm trùng ở mô phổi, sau khi bệnh nhân mắc viêm nhiễm cấp tính bởi các bệnh liên quan đến phổi như màng phổi, viêm phổi. Khi mắc bệnh, nhu mô của phổi sẽ bị hoại tử, tạo thành dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh. Nguyên nhân chính gây nên bệnh áp xe phổi là do vi khuẩn, số ít trường hợp gây ra bởi ký sinh trùng.
Có hai dạng của apxe phổi phổ biến:
Nguyên nhân gây áp xe phổi thường được chia thành các dạng như sau:
Nguyên nhân bị ap xe phổi do một số chủng nấm
Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khả năng cao là sẽ được chữa khỏi và không tốn quá nhiều thời gian cũng như chi phí. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng một thời gian mới phát hiện thì rất có thể xảy ra các biến chứng không mong muốn như dưới đây:
Tình trạng áp xe phổi kéo dài có thể gây ra tình trạng vỡ mạch máu, ho ra máu
Nhận biết sớm apxe phổi sẽ giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể:
Dấu hiệu lâm sàng
Giai đoạn ổ mủ: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng sốt cao lên đến 40 độ C kèm theo đó là các triệu chứng môi khô, lưỡi bẩn và có mùi hôi trong hơi thở. Một số trường hợp có thể có triệu chứng tiểu tiện ít và nước tiểu sẫm màu hơn. Một số ít trường hợp khác lại khởi phát các dấu hiệu như hội chứng cúm.
Giai đoạn ộc mủ:
Giai đoạn ổ mủ thông phế quản: Đến thời điểm này, bệnh nhân có thể vẫn khạc ra mủ nhưng rất ít. Nếu thân nhiệt của bệnh nhân tăng cao có thể là do ứ đọng mủ trong phổi do dẫn lưu kém.
Dấu hiệu cận lâm sàng
Để có được chẩn đoán chính xác, bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng trên người bệnh bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu cận lâm sàng, qua chụp x-quang dấu hiệu của bệnh được nhận biết khi áp xe phổi trên phim chụp là dạng hình tròn có bờ không đều, khá dày có chứa dịch bên trong. Đây cũng chính là biện pháp để xác định chính xác vị trí ổ áp xe.
Cùng với đó, người bệnh bị apxe phổi khi làm xét nghiệm mủ hoặc xét nghiệm máu sẽ cho kết quả số lượng bạch cầu tăng lên.
Chụp X-quang giúp xác định chính xác vị trí của apxe
Chẩn đoán apxe phổi muốn có kết quả chính xác cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng như sốt, mệt mỏi, đau ngực, đau bụng, ho khạc đờm, mủ, có mùi kết hợp các triệu chứng cận lâm sàng bao gồm các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh dưới đây:
Chẩn đoán xác định:
Theo Ths. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng chuyên gia hô hấp MEDIPLUS cho biết, có rất nhiều cách điều trị apxe phổi tùy theo mức độ tổn thương và tình trạng của người bệnh. Chính vì thế, để được chỉ định phác đồ phù hợp, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Hiện nay có ba phương pháp chính trong việc điều trị bệnh, bao gồm điều trị bằng kháng sinh, dẫn lưu ổ apxe và phẫu thuật.
Điều trị bằng kháng sinh
Phác đồ điều trị cho bệnh nhân apxe có sự phối hợp ít nhất của 2 loại kháng sinh, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường tiêm bắp, dùng liều cao ngay từ đầu. Kháng sinh nên được dùng ngay sau khi lấy được bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh vật từ người bệnh. Có thể thay đổi kháng sinh dựa vào đặc điểm lâm sàng và kháng sinh đồ. Tuy nhiên, lưu ý sự thay đổi này cần theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cũng cần lưu ý rằng thời gian dùng kháng sinh tối thiểu là 4 tuần.
Dẫn lưu ổ apxe
Dẫn lưu theo tư thế vỗ rung lồng ngực: Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả phim chụp X quang phổi hướng thẳng, nghiêng hoặc CT Scan để xác định vị trí ổ áp xe và chọn tư thế phù hợp cho bệnh nhân để dẫn lưu và vỗ rung lồng ngực. Dẫn lưu được thực hiện nhiều lần trong ngày, lúc đầu trong khoảng vài phút, sau kéo dài dần thời gian và kết hợp với vỗ rung lồng ngực. Vỗ rung mỗi ngày 2-3 lần, lúc đầu 5 phút sau tăng dần đến 10-20 phút.
Chọc dẫn lưu mủ qua da: Phương pháp này được các bác sĩ áp dụng với những trường hợp ổ áp xe phổi ở ngoại vi, tức là những ổ không thông với phế quản, ổ áp xe ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông chuyên dụng đặt vào ổ áp xe, hút dẫn lưu liên tục.
Dẫn lưu ổ apxe phổi ngoại vi không thông với phế quản
Phẫu thuật điều trị
Các trường hợp bệnh nhân được chỉ định biện pháp phẫu thuật bao gồm:
Để được chỉ định biện pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân cần quan sát cơ thể để nhận biết các dấu hiệu ban đầu và đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Hy vọng thông qua bài viết này, mỗi người đều có thể trang bị cho mình những thông tin hữu ích về bệnh áp xe phổi, hiểu được nguyên nhân gây bệnh đồng thời nhận diện được các triệu chứng từ sớm để chủ phòng ngừa hiệu quả và chăm sóc đúng cách. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 của tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được giải đáp từ chuyên gia.
*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
Trong suốt 27 năm cống hiến tại chuyên ngành hô hấp, Trung tâm hô hấp của Bệnh viện Bạch Mai, ThS.BS Nguyễn Thị Diệu Hồng đã trở thành ân nhân…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.