2.8K
Tham vấn y khoa:ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Hô hấp
MỤC LỤC
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm (tức là khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm). Tại Việt Nam, các ca COPD chiếm tỷ lệ 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi trở lên. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tuy nhiên lại rất ít người có kiến thức về bệnh. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì? Nguyên nhân do đâu và các triệu chứng nào để nhận biết sớm? Cùng theo dõi chi tiết qua bài viết được MEDIPLUS tổng hợp và chia sẻ dưới đây.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên tiếng Anh là Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy (đờm) và thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc các hoạt chất kích thích, thường là từ khói thuốc lá. Những người bị COPD có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và một loạt các bệnh lý khác.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phổi bị tổi thương
Tham vấn ý khoa ThS. Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Hồng – Bác sĩ nội ho hấp Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chia làm hai dạng:
Khí phế thũng
Khí phế thũng (hay khí phổi thũng – Emphysema) là dạng phổ biến nhất của COPD. Đây là bệnh của phế nang và các tiểu phế quản. Phế nang gồm nhiều túi nhỏ chứa khí. Khí phế thũng xảy ra khi những vách ngăn giữa các túi khí suy yếu dần và vỡ ra – tạo các khoảng không khí lớn thay vì nhiều khe nhỏ. Điều này làm giảm diện tích bề mặt của phổi và hạn chế lượng oxy từ phổi đến máu.
Khi thở ra, các phế nang bị tổn thương không hoạt động bình thường nên không khí cũ bị giữ lại, không còn chỗ cho không khí trong lành, giàu oxy đi vào. Hệ quả là người bệnh cảm thấy khó thở, đặc biệt khi vận động mạnh hay tập thể dục. Bệnh cũng khiến phổi mất đi tính đàn hồi. Hầu hết người bị khí phế thủng sẽ xuất hiện đồng thời viêm phế quản mãn tính.
Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính là dạng COPD phổ biến thứ hai, sau khí phế thũng. Nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm, tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng tạo nhiều đờm, gây ho và khó thở.
Nếu không được khắc phục sớm, viêm phế quản mãn tính có thể biến chứng thành COPD vô cùng nguy hiểm, khó điều trị, để lại hệ quả lâu dài và thậm chí có thể gây tử vong.
Bác sĩ Diệu Hồng cho biết thêm, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể xảy ra ở những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên hoặc những công nhân làm việc tại các công trường thường xuyên tiếp xúc với nhiều khói bụi.
Theo các thống kê y khoa cho thấy, hút thuốc lá chiếm hơn 90% các trường hợp mắc bệnh. Khoảng 20-30% số người hút trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có các biểu hiện sớm hoặc muộn của COPD.
Một số nguyên nhân điển hình gây COPD
Theo Hội nghị COPD Quốc tế 2018: Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở các nước đang phát triển và dân số già ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ mắc COPD dự kiến sẽ tăng trong 30 năm tới. Đến năm 2030 dự đoán 4,5 triệu COPD tử vong liên quan hàng năm.
Tuy nhiên vẫn có những bằng chứng từ các nghiên cứu chỉ ra rằng người không hút thuốc lá vẫn có thể mắc COPD. Cụ thể, một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính:
Ngoài ra, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp do tiếp xúc bụi nghề nghiệp xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp. Thợ mỏ, công nhân xây dựng, thợ dệt, công nhân làm việc tại các xưởng luyện kim, nông dân là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh. Các yếu tố gây bệnh bao gồm: khí độc, xi măng, các sản phẩm than đá, bụi silic và các chất kích thích sử dụng trong nông nghiệp.
Các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác cho đến khi có xuất hiện tổn thương phổi và thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt nếu tiếp tục thường xuyên với khói thuốc. Tổn thương trong tắc nghẽn phổi mạn tính ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ có đường kính <2mm và nhu mô phổi.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ban đầu có thể bao gồm:
Nếu không điều trị, các triệu chứng của bệnh thường tiến triển nặng hơn. Cũng có thể có những giai đoạn khi chúng trở nên tồi tệ hơn, được gọi là đợt cấp tính. Chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện các tổn thương an toàn, hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh COPD chủ yếu từ trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, ho khạc đờm nhiều năm (ho khạc đờm tổng cộng ít nhất 3 tháng một năm, ít nhất trong 2 năm liên tiếp), khó thở tăng dần, hay có các đợt nhiễm khuẩn tái diễn hoặc những người tiếp xúc với khói bụi kéo dài. Kết quả chẩn đoán được xác định khi thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn cố định.
Cùng với việc thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh học, để chẩn đoán COPD bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp: thăm dò chức năng hô hấp (thông khí phổi, Test hồi phục phế quản để phân biệt hen và COPD…) chụp x quang phổi, CT lồng ngực, điện tâm đồ,…
Các phương pháp chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính
Ngoài đo chức năng hô hấp đơn thuần, những thăm dò chức năng phổi hữu ích trong đánh giá bệnh cũng thường được chỉ định, bao gồm: Đo dung tích toàn phổi, đo thể tích khí cặn, khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO).
Dựa vào các kết quả đo chức năng thông khí ở phổi, bác sĩ có thể chia bệnh thành các giai đoạn khác nhau:
Một số trường hợp khó có thể phân biệt giữa COPD và một vài bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt bệnh hen mãn tính bằng các chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng. Dưới đây là một số điểm giúp phân biệt COPD và các bệnh lý tương đồng:
*Các đặc điểm này có khuynh hướng đặc trưng cho từng bệnh nhưng không bắt buộc. Ví dụ, một người chưa bao giờ hút thuốc lá có thể bị COPD (đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà các yếu tố nguy cơ khác có thể quan trọng hơn hút thuốc lá); hen phế quản có xảy ra ở người trưởng thành và ở bệnh nhân lớn tuổi.
Dẫn nguồn từ các nghiên cứu y khoa, sự nghiêm trọng của COPD có thể được phân loại dựa vào các mức độ tắc nghẽn đường thở, các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh. Cụ thể:
Phân loại theo mức độ tắc nghẽn đường thở: Dựa vào phương pháp đo chức năng hô hấp được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
Đánh giá theo triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh
Đánh giá nguy cơ có đợt cấp COPD
Có thể dựa vào tiền sử đợt cấp trong năm trước (Số đợt cấp/ năm) để đánh giá nguy cơ xuất hiện đợt cấp cho bệnh nhân mắc COPD:
Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo nhóm ABCD dựa trên
Đánh giá nguy cơ đợt cấp” và “ thang điểm mMRC hoặc CAT”:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, COPD nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Để bảo vệ sức khỏe của chính bạn, điều quan trọng là phải tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của các biến chứng có thể xảy ra, từ triệu chứng khó thở đến tăng áp động mạch phổi, nghiêm trọng hơn là tổn thương phổi.
Hình ảnh phổi trước và sau khi tổn thương
Tràn khí màng phổi
Người bệnh mắc bệnh ở giai đoạn nặng có tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài dẫn tới hiện tượng lượng khí hít vào trong phế nang không được thở ra hết. Lượng khí tích tụ này tăng lên làm cho phế nang bị căng giãn, mỏng dần đi và dễ bị vỡ vào khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi. Tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa nếu tình trạng này kéo dài và không được khắc phục.
Bệnh tim
Trong giai đoạn nặng của bệnh, không khí ra vào phổi bị cản trở và không được đổi mới thường xuyên, bên cạnh đó, do vách các phế nang (túi khí của phổi) cũng bị phá hủy, lại càng cản trở sự trao đổi khí. Từ đó khiến nồng độ oxy trong máu giảm, tích đọng nhiều khí cacbonic. Thiếu oxy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan đặc biệt là tim.
Không những vậy, tổn thương phế quản và phế nang càng nhiều khiến áp lực máu trong tuần hoàn phổi càng tăng, tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng giãn và thậm chí là suy tim phải.
Giảm tuổi thọ
Ngay cả bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ cũng có thời gian sống giảm hơn bình thường, người mắc COPD càng nặng thì thời gian sống càng ngắn. Hầu hết các bệnh nhân đều được phát hiện khi bệnh đã trở nặng. Ước tính đến năm 2030 COPD sẽ là nguyên nhân cơ bản trực tiếp của 7,8% của tất cả các trường hợp tử vong và chiếm 27% trường hợp tử vong liên quan đến hút thuốc, chỉ sau 33% đối với ung thư và 29% do bệnh tim mạch. Các nguyên nhân gây tử vong tiếp theo bao gồm: Nhiễm trùng hô hấp, nhồi máu phổi, rối loạn nhịp tim, ung thư phổi.
Nguy cơ tàn phế
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kéo dài không những khiến người bệnh bị giảm vận động mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:
Cho đến nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên nếu người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ thì hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh và giảm số đợt cấp cần nhập viện. Theo đó:
Điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính bằng thuốc
Các thuốc điều trị COPD được dùng để giảm triệu chứng, giảm tần suất và độ nặng của các đợt cấp, và cải thiện khả năng thể dục, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các thử nghiệm lâm sàng cụ thể chưa đủ để kết luận được rằng điều trị bằng thuốc làm giảm tỉ lệ suy giảm FEV1.
Các nhóm thuốc điều trị thường dùng để điều trị COPD được liệt kê ở bảng dưới. Việc lựa chọn thuốc trong mỗi nhóm phụ thuộc vào sinh khả dụng và giá thành của mỗi thuốc; cân nhắc giữa đáp ứng lâm sàng và các tác dụng phụ.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2018 – Bộ Y Tế:
*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ Bác sĩ chuyên khoa, tránh tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe!
Liệu pháp oxy
Đối với COPD nặng, bệnh nhân cần bổ sung thêm oxy (còn gọi là liệu pháp oxy). Liệu pháp này có thể giúp ngăn chặn nồng độ oxy trong máu của bạn trở nên thấp đến mức nguy hiểm, mặc dù đó không phải là phương pháp điều trị cho các triệu chứng chính của COPD, chẳng hạn như khó thở. Điều trị oxy dài hạn nên được sử dụng trong ít nhất 16 giờ một ngày.
Sử dụng kháng sinh điều trị
Bác sĩ thường chỉ định kháng sinh trong những đợt cấp. Thuốc kháng sinh theo chỉ định có thể rút ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện, làm giảm nguy cơ tái phát sớm và thất bại trong điều trị. Thời gian điều trị nên từ 5-7 ngày.
Phục hồi chức năng hô hấp
Phục hồi chức năng hô hấp giúp cải thiện tình trạng khó thở và sức khỏe ở những bệnh nhân ổn định và làm giảm số lần nhập viện ở những bệnh nhân có đợt kịch phát gần đây (≤4 tuần kể từ khi nhập viện). Các chương trình phục hồi chức năng thường kết hợp giáo dục, hướng dẫn tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng.
Phẫu thuật với ca nặng
Phẫu thuật giảm thể tích phổi làm tăng khả năng sống sót cho những bệnh nhân bị khí phế thũng nặng với khí thũng ở thuỳ trên và khả năng gắng sức kém sau phục hồi chức năng.
Nếu bạn mắc COPD, bạn có thể cải thiện cuộc sống của mình bằng cách kiểm soát tốt căn bệnh này. Luôn đảm bảo bạn được cung cấp đầy đủ dịch vụ y tế cần thiết và những kiến thức hàng ngày để kiểm soát bệnh. Dưới đây là những phương pháp giúp bạn có thể giảm tối thiểu nguy cơ xuất hiện những đợt cấp:
Dinh dưỡng: Sự kết hợp phù hợp của các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả. Người bệnh COPD cần lưu ý:
Tập thể dục: Người bệnh nên tập những bài tập giúp kéo giãn cơ, có kháng lực hoặc đạp xe, đi bộ, bơi. Tuy nhiên cần lưu ý tập với cường độ vừa phải tránh gắng sức.
Giảm căng thẳng stress: Nghiên cứu cho thấy rằng quản lý lo âu và trầm cảm có thể tăng khả năng gắn bó với điều trị COPD theo chỉ định, cải thiện sức khỏe thể chất và giảm chi phí y tế.
Vệ sinh mũi họng thường xuyên: Giúp giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp vì khi nhiễm khuẩn hô hấp, đường thở của bạn có thể tạo ra nhiều chất nhầy hơn và làm cho bạn khó thở hơn. Nhiễm trùng cũng có thể gây sưng đường thở và ngăn không khí vào.
Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh: Ở trong nhà hoặc che miệng và mũi bằng một chiếc khăn khi bạn ở bên ngoài trong thời tiết lạnh. Không nên sử dụng các loại thuốc xịt có chứa aerosol như khử mùi, xịt bọ và keo xịt tóc.
Tiêm vacxin phòng nhiễm trùng đường hô hấp: Tiêm phòng vacxin cúm vào đầu mùa thu và tiêm nhắc lại hàng năm cho các đối tượng mắc COPD. Tiêm phòng vacxin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và được khuyến cáo ở bệnh nhân mắc COPD giai đoạn ổn định
Theo thời gian, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây hạn chế luồng không khí vào và ra khỏi phổi của bạn và làm cho bạn khó thở hơn. Mặc dù chưa có cách chữa trị triệt để cho căn bệnh này và tổn thương phổi không phục hồi, nhưng nếu bạn tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ có thể sẽ làm chậm tiến triển của bệnh.
*Bài biết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
Trong suốt 27 năm cống hiến tại chuyên ngành hô hấp, Trung tâm hô hấp của Bệnh viện Bạch Mai, ThS.BS Nguyễn Thị Diệu Hồng đã trở thành ân nhân…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.